Lịch Tiết Khí là gì? Nguồn gốc và Ý Nghĩa của Tiết Khí với đời sống của con người

Phong tục tập quán

Căn cứ vào lịch tiết khí có thể biết được những ngày tiết khí là gì trong sự biến động, thay đổi, chuyển hóa trong vũ trụ.

1. Tiết khí là gì? 

Tiết khí là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15°. Tiết khí có xuất xứ từ tộc người Bách Việt. Nó được sử dụng trong công tác lập lịch của các nền văn minh phương đông cổ đại như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên để đồng bộ hóa các mùa. Ở Việt Nam có một số học giả phân biệt tiết và khí. Họ cho rằng cứ một tiết lại đến một khí. Tuy nhiên để dễ hiểu, nhiều người vẫn gọi chung là tiết khí hoặc đơn giản chỉ là tiết.

Khi xem lịch tiết khí, ta chia chia mặt phẳng không gian thành 360°, những ngày Mặt Trời ở các vị trí tọa độ nhất định sẽ được gọi là tiết khí.  

Theo lịch vạn niên, có 24 tiết khí trong năm. Đó đồng thời cũng là thời điểm Mặt Trời ở các kinh độ: 0°, 15°, 30°, 45°, 60°, 75°, 90°, 105°, 120°, 135°, 150°, 165°, 180°, 195°, 210°, 225°, 240°, 255°, 270°, 285°, 300°, 315°, 330°, 345° so với Trái đất. 

Ví dụ: Ngày Xuân phân là ngày 20 hoặc 21 tháng 03 dương lịch, khi đó Mặt trời ở vị trí 0 độ trên mặt phẳng không gian của Trái đất mà ta có thể quan sát được. Sau ngày Xuân phân bắt đầu tiết Xuân phân kéo dài đến ngày 04 hoặc 05. 04, khi ấy Mặt trời di chuyển sang vị trí 15 độ kết thúc tiết Xuân phân bắt đầu bước vào tiết Thanh minh

2. Phân loại 24 tiết khí trong năm

Lịch tiết khí trong Lịch Vạn Sự được chia làm 4 loại như sau:

+ Biểu thị sự nóng lạnh thay đổi cho nhau có 8 tiết khí: Lập xuân, Xuân Phân; Lập Hạ, Hạ chí; Lập thu, Thu Phân; Lập Đông, Đông Chí.

+ Biểu thị cho nhiệt độ thay đổi có 5 tiết khí: Tiểu Thử, Đại Thử, Xử Thử, Tiểu Hàn, Đại Hàn.

+ Biểu thị cho sự liên quan đến mưa, nước có 7 tiết khí: Vũ Thủy, Cốc Vũ, Bạch Lộ, Hàn Lộ, Sương Giáng, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết.

+ Biểu thị cho sự vật, hiện tượng có 4 tiết khí: Kinh Trập, Thanh Minh, Tiểu Mãn, Mang Chủng.

Lịch Tiết Khí là gì - Nguồn gốc và Ý Nghĩa của Tiết Khí với đời sống của con người

3. Ý nghĩa của 24 tiết khí trong một năm

3.1. Các ngày tiết khí trong mùa xuân

Đầu tiên: Tiết Lập Xuân bắt đầu từ ngày 04 hoặc 05 tháng 2 dương lịch, Mặt trời ở vị trí 315 độ. Tiết khí này bắt đầu một năm mới, báo hiệu mùa xuân đến. Vạn vật vũ trụ bước vào một chu kỳ tuần hoàn mới trong năm

Thứ 2: Tiết Vũ Thủy, được bắt đầu từ ngày 18 hoặc 19 tháng 2 dương lịch. Mặt trời khi này ở vị trí 330 độ. Tiết Vũ thủy dịch nghĩa từ Hán văn nghĩa là mưa ẩm, bắt đầu từ thời điểm này có những cơn mưa xuân với những hạt mưa nhỏ li ti

Thứ 3: Tiết Kinh Trập, được bắt đầu từ ngày 05 hoặc 06 tháng 3 dương lịch. Mặt trời ở vị trí 345 độ. Tiết Kinh trập báo hiệu sau thời gian này một số loài côn trùng, sâu bọ bắt đầu sinh sôi, nảy nở. Khi mùa xuân đến, cây cối đâm chồi, nảy lộc thì các loài sâu bọ bắt đầu được sinh ra

Thứ 4: Tiết Xuân Phân, được bắt đầu từ ngày 20 hoặc 21 tháng 3 dương lịch. Mặt trời ở vị trí 0 độ. Tiết Xuân phân là thời điểm giữa mùa xuân. Tại thời điểm này nửa cầu bắc nhận được nhiều ánh sáng và lượng nhiệt nhất vì thời điểm này nửa cầu bắc ngả về phía Mặt trời, nhưng do lượng nhiệt của Mặt trời bức xạ vào Trái đất đang lạnh giá của mùa đông nên thời điểm này ở bắc bán cầu chỉ ấm áp chứ không quá nóng bức

Thứ 5: Tiết Thanh Minh, được bắt đầu từ ngày 04 hoặc 05 tháng 4 dương lịch. Mặt trời ở vị trí 15 độ. Thanh minh nghĩa là trong sáng, từ tiết này trở về sau, không còn những hiện tượng mây mù bao phủ, mưa nhỏ ẩm thấp như thời kỳ trước nữa, lượng nhiệt độ và ánh sáng tương đối ổn định, bán cầu bắc có xu thế ngày một nóng lên. Sau tiết Thanh minh một số loài động vật có tập quán ngủ đông như rắn, ếch nhái bắt đầu xuất hiện và hoạt động ngày một mạnh hơn

Thứ 6: Tiết Cốc Vũ, được bắt đầu từ ngày 20 hoặc 21 tháng 4 dương lịch. Mặt trời ở vị trí 30 độ. Cốc vũ nghĩa là mưa rào. Vũ nghĩa là mưa, cốc nghĩa là ngũ cốc, những cơn mưa cuối mùa thu là những trận mưa rào, như những hạt ngũ cốc rơi xuống. Hoặc theo ý nghĩa khác vì lượng mưa lúc này rất tốt có các loại hoa màu, ngũ cốc trong nông nghiệp sinh trưởng phát triển tốt.

3.2. Lịch tiết khí trong mùa hạ

Thứ 7: Tiết Lập Hạ, được bắt đầu từ ngày 05 hoặc 06 tháng 5 dương lịch. Mặt trời ở vị trí 45 độ. Thời điểm này bắt đầu mùa hạ với lượng nhiệt độ, ánh sáng rất cao. Trên thực tế, thì khoảng thời gian này Mặt trời dần dịch chuyển về phía nam. Tuy không nhận được lượng nhiệt và ánh sáng cao nhất như mùa xuân nữa, nhưng Trái đất hấp thụ nhiệt từ thời kỳ trước và vẫn đón nhận một lượng nhiệt độ và ánh sáng tương đối mạnh nữa

Thứ 8: Tiết Tiểu Mãn, được bắt đầu từ này 21 hoặc 22 tháng 5 dương lịch. Mặt trời ở vị trí 60 độ. Trong thời điểm tiết khí này thì những trận mưa mùa hạ có thể xảy ra những đợt lũ nhỏ và Tiểu mãn nghĩa là lũ nhỏ

Thứ 9: Tiết Mang Chủng bắt đầu từ ngày 05 hoặc 06 tháng 6 dương lịch. Mặt trời ở vị trí 75 độ. Mang chủng là thời điểm chòm sao Tua rua bắt đầu xuất hiện trên bầu trời, những người bận những công việc khác mà chưa kịp làm đất để canh tác thì vẫn còn có thể tranh thủ làm nhanh vẫn có thu hoạch, không lo trễ, muộn. Tục ngữ có câu: “Tua rua thì mặc tua rua, mạ già ruộng ngấu, không thua bạn điền”

Thứ 10: Tiết Hạ Chí, được bắt đầu từ ngày 21 hoặc 22 tháng 6 dương lịch. Mặt trời ở vị trí 90 độ. Hạ chí là thời điểm giữa mùa hạ, nhiệt độ và ánh sáng trong thời điểm này rất cao, có thời gian chiếu sáng của Mặt trời dài nhất trong ngày, nhiệt độ rất oi bức, khó chịu. Tục ngữ có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối” là vì vậy

Thứ 11: Tiết Tiểu Thử, được bắt đầu từ ngày 07 hoặc 08 tháng 7 dương lịch. Mặt trời ở vị trí 105 độ. Tiểu thử là nắng nhẹ

Thứ 12: Tiết Đại Thử, được bắt đầu từ ngày 22 hoặc 23 tháng 7 dương lịch. Mặt trời ở xích kinh 120 độ. Đại thử là nắng oi. Nguyên nhân của hiện tượng này là ảnh hưởng của các cơn bão, áp thấp nhiệt đới.

3.3. Những ngày tiết khí trong mùa thu

Thứ 13: Tiết Lập Thu, được bắt đầu từ ngày 07 hoặc 08 tháng 8. Mặt trời ở vị trí 135 độ. Tiết lập thu bắt đầu thời gian bước vào mùa thu, nhiệt độ, ánh sáng giảm dần, hoa cúc bắt đầu nở, trời có biểu hiện se lạnh.

Lịch Tiết Khí là gì - Nguồn gốc và Ý Nghĩa của Tiết Khí với đời sống của con người

Thứ 14: Tiết Xử Thử, được bắt đầu từ ngày 23 hoặc 24 tháng 8 dương lịch. Mặt trời ở vị trí xích kinh 150 độ. Thời điểm này không còn oi bức nóng nực như trước nữa,

Thứ 15: Tiết Bạch Lộ, được bắt đầu từ ngày 07 hoặc 08 tháng 9 dương lịch. Mặt trời ở vị trí xích kinh 165 độ. Bạch lộ nghĩa là nắng nhạt. Trong khoảng thời gian này Mặt trời ngả về phía nửa cầu nam nên ở nửa cầu bắc nhận được ít ánh sáng và nhiệt độ hơn

Thứ 16: Tiết Thu Phân, được bắt đầu từ ngày 22 hoặc 23 tháng 9 dương lịch. Mặt trời ở vị trí xích kinh 180 độ. Đây là thời điểm giữa mùa thu. Lượng ánh sáng, nhiệt độ tiếp tục giảm, một số cây vàng lá và rụng xuống

Thứ 17: Tiết Hàn Lộ, được bắt đầu từ ngày 08 hoặc 09 tháng 10 dương lịch. Mặt trời ở vị trí xích kinh 195 độ. Hàn lộ nghĩa là mát mẻ. Trong thời điểm này nửa cầu nam hoàn toàn ngả về phía Mặt trời, nửa cầu bắc nhận được lượng nhiệt và ánh sáng nhỏ nhất. Không khí chưa đến mức độ lạnh lẽo là do lượng nhiệt còn tồn dư từ mùa hạ duy trì

Thứ 18: Tiết Sương Giáng, được bắt đầu từ ngày 23 hoặc 24 tháng 10 dương lịch. Mặt trời ở vị trí xích kinh 210 độ. Trong tiết khí này nhiệt độ giảm xuống thấp, sương mù bắt đầu xuất hiện về ban đêm, buổi sáng sớm.

3.4. Lịch tiết khí trong mùa đông

Thứ 19: Tiết Lập Đông, được bắt đầu từ ngày 07 hoặc 08 tháng 11 dương lịch. Mặt trời ở vị trí xích kinh 225 độ. Thời điểm này bắt đầu mùa đông, ánh sáng và nhiệt độ tại nửa cầu bắc thay đổi giảm xuống rất mạnh

Thứ 20: Tiết Tiểu Tuyết, được bắt đầu từ ngày 22 hoặc 23 tháng 11 dương lịch. Mặt trời ở vị trí xích kinh 240 độ. Sau tiết khí này, ở một số vùng có vĩ độ cao thường có tuyết rơi

Thứ 21: Tiết Đại Tuyết, được bắt đầu từ ngày 07 hoặc 08 tháng 12 dương lịch. Mặt trời ở vị trí xích kinh 255 độ. Trong khoảng thời gian tiết khí này tại những khu vực hàn đới có vĩ độ cao tuyết rơi rất nhiều, nước đóng băng, phủ trắng xóa, những khu vực vĩ độ thấp tại nửa cầu bắc cũng giá lạnh vô cùng

Thứ 22: Tiết Đông Chí, được bắt đầu từ ngày 21 hoặc 22 tháng 12 dương lịch. Mặt trời ở vị trí xích kinh 270 độ. Thời điểm này là giữa mùa đông. Trong thực tế, nửa cầu nam ngả về phía Mặt trời vuông góc với đường chí tuyến nam. Tuy vị trí này không phải là vị trí xa nhất của nửa cầu bắc và Mặt trời nhưng lượng nhiệt độ từ trước đã tiêu hao hết, nên không khí rất lạnh lẽo

Thứ 23: Tiết Tiểu Hàn, được bắt đầu từ ngày 05 hoặc 06 tháng 1 dương lịch. Mặt trời nằm ở vị trí xích kinh 285 độ. Tiểu hàn nghĩa là rét nhẹ

Thứ 24: Tiết Đại Hàn, được bắt đầu từ ngày 20 hoặc 21 tháng 1 dương lịch. Mặt trời nằm ở vị trí xích kinh 300 độ. Đại hàn nghĩa là rét đậm, rét hại.

Những ngày được kể trên là ngày dương lịch. Tại sao Tiết khí, sự phân định tiết khí là sản phẩm của nền văn minh phương Đông gắn liền với nông nghiệp, mùa vụ, lịch âm mà lại được xác định bằng lịch dương. Nguyên nhân là trước đây, ở phương Đông trong các triều đại có những chức quan coi xét thiên văn, dự đoán và soạn lịch, họ tính toán tiết khí bằng các phép toán và kết hợp với việc quan sát sự vận động của các hành tinh, thiên thể trong vũ trụ. Sau này, khi địa lý, vũ trụ, thiên văn học hiện đại phát triển mạnh, nên việc khám phá vũ trụ, hệ Mặt trời được chính xác, cụ thể hơn nên người ta dùng luôn dương lịch để xác định tiết khí cho tiện dụng và thống nhất với các văn bản, tài liệu khác.

4. Ý nghĩa của tiết khí đối với khoa học

Người ta có thể căn cứ vào đó xác định thời điểm, mùa vụ, có dự đoán về diễn biến của thời tiết. Đối với khoa học dự đoán việc xác định những ngày tiết khí cũng có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, cụ thể: 

- Căn cứ vào lịch tiết khí có thể biết được những ngày tiết khí là ngày tốt hay ngày xấu trong sự biến động, thay đổi, chuyển hóa trong vũ trụ. Ví dụ tiết Xuân phân sẽ có đặc điểm khác tiết Đông chí.

- Dùng để xác định thời gian. Môn Phong thủy Huyền không phi tinh, môn Tứ trụ, môn Kỳ môn độn giáp và nhiều môn dự đoán khác không sử dụng lịch âm, lịch dương mà sử dụng lịch theo tiết khí. Cụ thể là mỗi tháng gồm có hai tiết. Tháng giêng của họ được tính từ tiết Lập xuân đến tiết Kinh trập, tháng hai cũng tương tự như vậy. Việc xác định thời gian theo lịch tiết khí căn cứ vào quy luật vận hành của vũ trụ, có thể giúp việc dự đoán có tính chính xác cao.

- Mỗi một tiết khí gắn liền với sự thay đổi biến hóa của các thiên thể, hành tinh trong vũ trụ nên nó sẽ có đặc điểm riêng biệt mà người nghiên cứu cần phải nắm rõ thì mới có thể vận dụng hiệu quả được.

- Những ngày tiết khí là biểu hiện của các giai đoạn, trạng thái sinh vượng của ngũ hành. Chẳng hạn tiết Xuân phân cây cối sinh trưởng mạnh nên hành Mộc thịnh vượng. Tiết Hạ chí nhiệt độ và ánh sáng rất cao nên hành Hỏa cực vượng và các tiết khí thời điểm khác trong năm ngũ hành có các trạng thái thịnh vượng hoặc suy thoái khác nhau.

- Xưa Gia Cát Lượng dùng thuyền cỏ mượn tên do đoán chính xác thời điểm sương mù bao phủ và tâm lý đa nghi, cảnh giác cao của Tào Tháo. Ngày nay, vào những năm không hợp tuổi người ta vẫn tiến hành xây dựng, khởi công động thổ. Thời điểm được chọn là sau tiết Đông chí, thời điểm này Mặt trời chuyển động biểu kiến lên phía Xích đạo và ngày một gần với nửa cầu bắc hơn, khí dương dưỡng mệnh, trường khí lúc đó có nhiều chiều hướng thuận lợi cho tất cả mọi người, vì thế việc kiêng kỵ cũng không cần thiết lắm.

- Trong Kinh dịch có nhiều quẻ dịch ứng với các thời kỳ trong năm và các giai đoạn tiết khí. Ngày xưa, vào các ngày Đông chí khi khí Thiếu dương bắt đầu phát sinh và dần dần thịnh vượng, Hoàng đế ra lệnh đóng cửa quan ải, hạn chế đi lại để dung dưỡng nguồn năng lượng may mắn cát lợi này.

Có thể nói, thông qua việc nghiên cứu lịch tiết khí thì ta thấy được những biến đổi, vận động huyền diệu của tạo hóa và vũ trụ. Điều này giúp ích nhiều cho cuộc sống và các vấn đề trong khoa học dự đoán cát – hung, thịnh – suy của vận vật, nhân sinh.

Xem tử vi hàng ngày 12 con giáp tại ThienMenh

Tử vi phương đông

Tin về Phong tục tập quán

10 Dấu Hiệu Của Trí Tuệ Cảm Xúc

Phong tục tập quán - 8 tháng trước
Trí tuệ cảm xúc bắt đầu với cái được gọi là nhận thức cá nhân và xã hội, khả năng nhận biết cảm xúc và tác động của chúng.

Giải Mã Giấc Mơ: Mơ Thấy Răng Rụng Có Ý Nghĩa Gì?

Phong tục tập quán - 9 tháng trước
Giấc mơ có nhiều cách giải thích khác nhau tùy theo bối cảnh mà những đồ vật hoặc tình huống đó được mơ.

3 Quy Tắc Và 5 Mẹo Kiểm Soát Tính Bốc Đồng

Phong tục tập quán - 9 tháng trước
Khi bạn khám phá ra các chiến lược để bỏ qua các triệu chứng bốc đồng và hậu quả là mất kiểm soát cảm xúc, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhiều về m

Số Nợ Nghiệp Chướng Và Ý Nghĩa Của Chúng

Phong tục tập quán - 10 tháng trước
Khi ai đó được sinh ra, họ mang theo năng lượng số tùy thuộc vào ngày sinh và tên mà họ nhận được.

Mẹo Để Giữ Bình Tĩnh Trong Những Tình Huống Căng Thẳng Theo Cung Hoàng Đạo

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Thông qua Chiêm tinh, bạn có thể hiểu rõ hơn về đặc điểm tính cách của từng cung và thông qua chúng, hiểu rõ hơn cách bạn đối phó với căng thẳng và nh

Ý Tưởng Giúp Bạn Kiên Cường Trong Thời Kỳ Khủng Hoảng

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Nếu bạn có một mục tiêu tối cao ở phía trước, bạn sẽ không đạt được nó bằng cách chạy theo nó. Bạn phải tiến bộ dần dần, đặt ra những mục tiêu ngắn hạ

5 Cách Xây Dựng Khả Năng Phục Hồi Cảm Xúc Của Bạn

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Sự tăng trưởng và phát triển cá nhân diễn ra mạnh mẽ hơn khi mọi người bước ra khỏi vùng an toàn của họ.

6 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Đang Lãng Phí Cuộc Đời Mình

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Nếu bạn không sống đích thực, có lẽ bạn đang phải đối mặt với một số nỗi sợ hãi và trở ngại khiến bạn không thể tiến lên phía trước.

7 Đặc Điểm Của Người Tự Nhận Thức - Tích Cực

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Những người tự nhận thức có khả năng điều chỉnh cách tiếp cận và phong cách của họ cho phù hợp với các tình huống khác nhau

7 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Đang Yêu Nhầm Người

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Bài viết này có vẻ hơi buồn, nhưng nó sẽ làm sáng tỏ những điều mà mọi người chỉ khám phá ra khi họ trải qua những tình huống khó khăn trong tình yêu.