Tiết Tiểu Mãn được giải thích là tình trạng các cây lương thực, ngũ cốc sắp sửa được thu hoạch hoặc bắt đầu kết hạt nhưng chưa thực sự chín muồi
Tiểu mãn là một trong 24 tiết khí của các lịch âm Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc. Nó thường bắt đầu vào khoảng ngày 21 hay 22 tháng 5 dương lịch, khi Mặt Trời ở xích kinh 60° (kinh độ Mặt Trời bằng 60°). Đây là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại. Ý nghĩa của tiết khí này, đối với vùng Trung Hoa cổ đại, là Lũ nhỏ, duối vàng.
Theo Lịch vạn niên, Tiểu mãn là một từ ghép bao gồm hai từ tạo nên. Theo nghĩa Hán văn thì “tiểu” nghĩa là nhỏ, là bé, là chưa hoàn thiện, “mãn” nghĩa là sự đầy đủ. Có thể hiểu theo 2 lớp nghĩa dưới đây:
Thứ nhất: Phần lớn các tài liệu ghi chép Tiết Tiểu Mãn là lũ nhỏ. Khi bước sang tiết Lập hạ nhiệt độ, ánh sáng được tăng cường, khối khí đại dương hoạt động mạnh mang theo hơi nước và gây mưa ở nhiều nơi khiến lượng mưa và độ ẩm tăng cao. Vì thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều nên gây ra hiện tượng lũ lụt, nước sông dâng cao, nhiều con sông có lưu lượng nước dồi dào, chữ “mãn” có nghĩa là sung túc, đầy đủ, thịnh mãn, trong trường hợp này nó chỉ về lượng nước sông khá cao, không còn lo tình trạng hạn hán, khô khan, thiếu nước như những giai đoạn trước.
Thứ hai: Tiết Tiểu Mãn được giải thích là tình trạng các cây lương thực, ngũ cốc sắp sửa được thu hoạch hoặc bắt đầu kết hạt nhưng chưa thực sự chín muồi, giống như tình trạng ngô non còn dạng hạt sữa, hay tình trạng lúa trổ đòng, hạt còn mềm dẻo, trong có sữa mà có thể dùng để làm cốm. Mãn nghĩa là đầy đủ, trưởng thành, chín muồi, tiểu nghĩa là chưa hoàn thiện hẳn, hoặc còn non.
Tiết Tiểu mãn được bắt đầu từ ngày 21 hoặc 22 tháng 5 kết thúc vào ngày 05 tháng 6 lịch dương Vào thời điểm bắt đầu của tiết Tiểu Mãn thì Mặt trời có vị trí tọa độ xích kinh 60 độ. Thời điểm này nửa cầu bắc ngả về phía Mặt trời ngày càng nhiều hơn nên tại khu vực nửa cầu bắc nhận được lượng nhiệt và ánh sáng cao hơn, sự chênh lệch ngày đêm ngày càng lớn. Do lượng nhiệt độ, ánh sáng mạnh nên quá trình bốc hơi nước diễn ra mạnh mẽ, kết hợp với sự hoạt động mạnh của khối khí đại dương nên lượng hơi nước này ngưng tụ gây nên những cơn mưa rào, lượng nước ở các sông suối dồi dào, đầy đủ, xuất hiện những trận lũ đầu mùa.
Tiết Tiểu Mãn có thể chia thành 3 khoảng thời gian rõ rệt dựa trên các hiện tượng thiên nhiên. Thời gian đầu, các cây diếp đắng xanh tươi sum suê, sau đó cây tề thái (cây mã thầy) lần lượt lụi tàn, đó chính là khoảng thời gian thứ hai. Cuối cùng, tại những ngày cuối của tiết Tiểu Mãn các loài cây tiếp tục quá trình phát triển của bản thân.
Vào thời kỳ trước và sau tiết Tiểu Mãn, lượng mưa thường rất lớn, nhiều năm mưa to đã gây ra những trận lũ nhỏ và vừa. Lũ tiểu mãn là loại lũ do mưa rào vào thời kỳ tiết tiểu mãn (cuối tháng 5) hàng năm gây ra. Lũ tiểu mãn thường không lớn nhưng là nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho sản xuất, các hồ chứa và đặc biệt là các hồ chứa thuỷ điện, vì vào thời kỳ này thường nắng nóng, mưa ít, nguồn nước các hồ chứa đã cạn kiệt.
Ngoài mặt ích lợi trên, khi lũ tiểu mãn lớn có khả năng gây ra những tổn thất, thiệt hại như tạo thành lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, sườn dốc, ngập lụt ở các vùng trũng, các bãi ven sông hay giữa sông, làm chết người, gia súc, thiệt hại về lúa, cây trồng nông nghiệp, thủy sản, đường giao thông…
Xem ngày tốt theo lịchtại ThienMenh
Do ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, thời gian chiếu sáng nên thực vật phát triển mạnh, một số cây bắt đầu thụ phấn và kết hạt, đặc biệt là những cây lương thực như lúa, ngô, ngũ cốc...Thời điểm những loại cây này kết hạt người nông dân thường tăng thêm lượng Kali, Phốt pho cho cây được chắc hạt, mẩy bông, thân cây cứng cáp, khỏe mạnh tránh tình trạng đổ rạp do nặng hạt hoặc gió thổi mạnh.
Tại một số khu vực dễ bị ngập lụt, bà con nông dân ra sức tranh thủ chuẩn bị thu hoạch, tránh tình trạng những trận lũ sớm phá hoại mùa màng. Tuy nhiên, tại thời điểm này, lượng nước tại các con sông chưa dâng cao tới mức độ nguy hiểm, mà thường chỉ đầy đủ, hoặc cao hơn thông thường một chút.
Các loài sinh vật trong thời điểm này hoạt động rất mạnh, nhiều con non được sinh ra trong thời gian gần đây bắt đầu có thể tự tìm kiếm thức ăn. Vì nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh, độ ẩm lớn nên những loài sinh vật này luôn có một nguồn thức ăn rất dồi dào. Các loại vi sinh vật phát triển mạnh có thể gây bệnh cho cây trồng, vật nuôi, gia súc và cả con người nữa.
Tiết Tiểu mãn với lưu lượng nước sông suối dâng lên, dồi dào nên các loài tôm cá đi tìm kiếm thức ăn, bắt đầu vào mùa sinh sản. Các hoạt động về nghề cá bắt đầu có nhiều thu hoạch trên khu vực các con sông. Những người nuôi thủy sản cũng đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc bắt đầu từ thời kỳ này.
Tiết Tiểu Mãn là một thời điểm quan trọng trong hai mươi tư tiết khí. Nó chấm dứt tình trạng khô hạn, thiếu nước sinh hoạt, sản xuất do nắng nóng đầu mùa hạ. Không những vậy, khi nghe tên của tiết khí, cùng với những đặc điểm của mùa vụ gợi cho ta niềm ao ước, hứa hẹn về mùa màng tươi tốt, bội thu, no đủ, sung túc.
Trong 24 tiết khí trong năm, có Tiết Tiểu Thử, sau đó là Tiết Đại Thử, Tiết Tiểu Tuyết sau đó có Tiết Đại Tuyết, Tiết Tiểu Hàn sau đó có Tiết Đại Hàn. Nhưng Tiểu Mãn sau đó không có Đại Mãn. Hãy cùng tìm hiểu những quan niệm triết lý văn hóa sâu sắc đằng sau cụm từ Tiểu Mãn.
Tiểu Mãn, tức đầy vừa vừa thôi, tức là không đầy hẳn, cũng không quá vơi. Thể hiện nét văn hóa ứng xử đối với bản thân, đối với người, với vật, v.v… đều lấy mức độ “Tiểu mãn” là tốt nhất, đẹp nhất.
Ví như, khi ta rót nước mời khách, chỉ rót đến mức nửa của ly nước, thì thấy không lịch sự, không nhiệt tình. Nhưng rót đầy ắp, thì khách cho là chủ quá coi thường mình, coi mình tham. Cho nên lấy mức đầy vừa vừa, mức “Tiểu Mãn” + 7/10 là hợp lý. Hoặc đối với bản thân mình, như hiện nay các nhà khoa học khuyên nên ăn vừa đủ no, khoảng 7/10 là tốt cho sức khỏe, hoặc trong quan hệ với người không nên “cạn tàu ráo máng”, tức là nên để lại cho người ta khoảng 3/10 về lối ra, về lợi ích, về thể diện, v.v…
Hoặc nói về vấn đề gì đó, cũng nên ở một phạm vi nào đó để cho người ta suy nghĩ, lựa chọn. Như người xưa nói “cửu bất quá” (9 điều không quá: Mặc không quá ấm, không quá mong manh; Ăn không quá no; Ở không quá rộng; Đi không quá nhanh, quá vội; Làm không quá sức, quá mệt; Nghỉ không quá lâu, quá dài, quá tĩnh; Giận không quá độ; Danh không quá đòi hỏi; Lợi không quá tham.)
Xem tử vi hàng ngày 12 con giáp tại Thienmenh.Net
Về mặt triết học, nếu rót nước đầy tràn ly, tức là đến giới hạn cuối cùng, không còn không gian để rót tiếp, phát triển tiếp, coi như một lần là xong, là hết, không còn khát vọng, hy vọng, không còn tâm lý chờ đợi ngóng trông, nhớ nhung, lưu luyến, không còn sợi dây níu kéo, gắn bó dài lâu, mà là đến điểm quá no, chán ngấy, muốn vứt bỏ.
Cho nên không nên có “Đại Mãn” và cũng không biết thế nào mới là “Đại Mãn”. Vì thế người xưa luôn gián tiếp dạy rằng, không bao giờ cho là đã đủ đầy, là nhất mọi thứ, không chỉ để tránh thắng không kiêu, mà còn tạo cơ sở vật chất cho bại không nản ở chỗ, vẫn còn quãng không gian, cơ hội nằm ở chỗ 3/10 để tiếp tục phấn đấu, để thua keo này bày keo khác. Nếu không có dư địa 3/10 này, gặp thất bại là bại luôn, nản luôn. Vì như vậy là đã tự chặn con đường đi tới, tự hủy không gian phát triển tiếp, ý chí phấn đấu tiếp của mình. Như đã leo lên tận đỉnh núi rồi làm sao còn không gian để đi tiếp được, đi tiếp tức là đi xuống núi.
Đây cũng là một lý do mà người xưa không đặt ra tiết “Đại Mãn” mà mãi mãi chỉ “Tiểu Mãn” thôi.
Có thể thấy cái không gian, cái dư địa từ “Tiểu Mãn” đến “Mãn”, từ 7/10 đến 10/10, tức 7/10 và 3/10 này vô cùng quan trọng.
Nếu kết quả hoặc thực lực mới đạt là 5/10 hoặc dưới 5/10, tức là chưa tạo được thực lực để tự tin, nên cũng không tạo được thực lực để hy vọng. Chỉ khi đạt được 6/10 trở lên, nhất là khi đạt được + 7/10 là tốt nhất, nếu đạt 10/10, lại dễ dẫn đến quá tự tin và mất khát vọng. Còn cái 3/10 này là mảnh đất sản sinh nuôi dưỡng khát vọng, hy vọng, tiền đề điều kiện vật chất tinh thần cho sự phát triển không ngừng, bền vững lâu dài.
Những cấp độ này không phải tự nhiên có, mà phải luôn chủ động tạo ra cho mình, luôn giữ lấy nó, không để nó biến mất đi, vì nó luôn ở trạng thái động, rất dễ bị biến mất.
Có thể nói đây là một nét văn hóa, một triết lý sống, hết sức sâu sắc, thiết thực, một sức mạnh vô cùng lớn, ở khắp mọi việc, mọi nơi, mọi lúc, mọi tầng lớp con người, nhưng lâu nay lại bị coi thường, bị đánh mất, luôn cổ vũ chạy theo “Đại Mãn”.
Xem lịch vạn sự tại ThienMenh