Tiết Tiểu Tuyết được hiểu là những trận tuyết nhỏ, xuất hiện nhỏ lẻ và chưa có tính chất hệ thống, thường xuyên.
Tiểu tuyết là tiết thứ 20 trong 24 tiết khí, có nghĩa là tuyết xuất hiện, thường bắt đầu vào ngày 22 hay 23 tháng 11 dương lịch khi kết thúc tiết lập Đông, và chấm dứt vào khoảng ngày 7 hay 8 tháng 12 khi tiết đại tuyết bắt đầu. Tiết tiểu tuyết và đại tuyết đều phản ánh tình trạng mưa tuyết.
Đây là một khái niệm trong công tác lập lịch vạn niên của các nước Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn hóa âm lịch.
Tiết Tiểu Tuyết được hiểu là những trận tuyết nhỏ, xuất hiện nhỏ lẻ và chưa có tính chất hệ thống, thường xuyên. Nó xuất hiện đồng nghĩa với việc đã thực sự bước vào mùa đông với ngưỡng nhiệt độ xuống rất thấp. Từ ngày đầu tiên của tiết Tiểu Tuyết này nửa cầu Bắc rất dễ xảy ra tình trạng có tuyết rơi, ban đầu ở mức độ thấp, thường xảy ra vào ban đêm hoặc buổi sáng sớm. Song hành cùng hiện tượng thời tiết này là hiện tượng sương muối, băng giá, nước đóng băng.
Tiết khí Tiểu Tuyết trong lịch vạn sự thứ nhất là không thấy rõ mặt trời, thứ hai là dương lên âm xuống, thứ 3 là bế tắc thành đông. Là ý nói, nhiệt độ hạ thấp nên trời mù mịt, không mưa, khó nhìn thấy ánh sáng mặt trời; dương khí bầu trời tăng lên, âm khí dưới đất hạ xuống dẫn tới âm dương không giao, thiên địa không thông; vì thiên địa bế tắc mà chuyển thành mùa đông giá lạnh. Lúc này, cảnh tượng mùa đông xuất hiện ngập tràn.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhiệt độ xuống thấp không chỉ do hệ quả quay quanh Mặt trời theo quỹ đạo của Trái đất mà còn phải kể tới các nguyên nhân khác như: Lượng nhiệt độ tích lũy trong mùa hạ của nửa cầu Bắc đã phân giải hết, do quá trình cân bằng nhiệt độ với môi trường. Một nguyên nhân khác đó chính là sự góp mặt của các khối khí lục địa. Những khối khí lục địa này xuất phát từ cao áp Xibia có bản chất khô hanh, lạnh giá nên nhiệt độ môi trường ngày càng lạnh giá và không khí trở nên khô hanh.
Hiện tượng tuyết rơi do nhiệt độ không khí của bầu khí quyển xuống cực thấp, lượng hơi nước trong không khí bị ngưng tụ và tạo thành những bông tuyết trắng, chúng rơi xuống theo lực hấp dẫn của Trái đất. Tại mặt đất hiện tượng nước đóng băng diễn ra ở nhiều quốc gia như: Liên Bang Nga, Mông Cổ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…
Ở Việt Nam thường có các hiện tượng sương muối, băng giá, vào buổi sáng sớm có thể nhìn thấy những đám tinh thể trong suốt, nhỏ như những hạt đường trắng hoặc kích thước lớn hơn đọng lại trên mặt đất, trên những lá rau trồng và chúng bắt đầu có hiện tượng tan chảy đó chính là sương muối, băng giá. Những khu vực núi cao ở miền Bắc nước ta như Hà Giang, Lào Cai, Sa Pa, Lạng Sơn có thể xảy ra hiện tượng tuyết rơi, tình trạng này thi thoảng xuất hiện vào những ngày nhiệt độ xuống đến mức âm độ chứ không phải thường xuyên.
Hiện tượng tuyết rơi, sương muối, băng giá từ sau tiết Tiểu tuyết sẽ ảnh hưởng lớn tới cây trồng. Nhiều những cây ăn quả, rau ôn đới vụ đông, hoa màu gặp kiểu thời tiết này sẽ vàng úa và tàn lụi. Điều này gây thiệt hại lớn tới sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, những loài vật nuôi có nguy cơ bị bệnh dịch cao, thậm chí có thể chết do nhiệt độ không khí quá lạnh lẽo, vượt ngưỡng chịu đựng. Có những năm ở vùng núi trâu bò chết hàng loạt vì rét. Trong các ao nuôi cá, cá rô phi nổi trắng cả mặt ao, vì loài cá này có khả năng chịu thời tiết nóng bức, khô hạn, nhưng không chịu được lạnh. Các loài gia cầm dễ mắc bệnh dịch. Người ta thường phải tăng cường ánh sáng, nhiệt độ, bổ sung đầy đủ thức ăn, vacxin phòng bệnh cho chúng.
Thời điểm từ tiết Tiểu tuyết trở đi vì nhiệt độ môi trường giá lạnh, buốt rét, lại gặp gió mùa Đông bắc hoạt động rất mạnh nên cần giữ gìn sức khỏe bằng nhiều biện pháp, giữ ấm cơ thể, hạn chế ra ngoài, tăng cường sử dụng các thực phẩm, gia vị có tính chất cay nóng hay bổ sung vitamin. Bên cạnh đó, việc tập thể thao mỗi ngày cũng giúp khí huyết lưu thông, cơ thể dẻo dai, bền bỉ, kháng thể mạnh mẽ hơn.
Mùa đông, huyết dịch đông đặc, nên ăn nhiều các loại thực vật bảo vệ tim, phòng xuất huyết não như táo mèo, mộc nhĩ, cà chua, rau cần, củ cải,… Ăn uống hợp lý có thể giúp thân thể mạnh khỏe, ích thọ, diên niên, mà ăn uống không thích hợp sẽ dẫn đến bệnh tật và là một trong những nguyên nhân giảm tuổi thọ ở con người.
Người xưa có câu: “Người yên tĩnh sống thọ, kẻ nóng nảy chết sớm”. Tinh thần an hòa, tuân thủ nghiêm ngặt hư vô, tâm thần yên tĩnh, tình chí thông suốt, khiến tinh, khí, thần giữ lại bên trong mà không tán mất, bảo trì trạng thái thân thể hình thần hợp nhất, có thể nâng cao sức khỏe bản thân.
Trong tiết Tiểu Tuyết nên bổ sung một số thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng như:
Quả chuối: Nếu hàm lượng serotonin trong cơ thể giảm bớt thì sẽ xuất hiện triệu chứng mất ngủ, cáu gắt, bi quan… Trong chuối chứa tryptopan mà cơ thể chuyển đổi thành serotonin, hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh, là một loại hóa chất giúp truyền tín hiệu giữa các khu vực của não, thúc đẩy tâm trạng con người trở nên an tĩnh, vui vẻ. Vì vậy, ngoài những người tỳ vị hư hàn, mọi người nên thêm chuối vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
Rau chân vịt (cải bó xôi): Trong trạng thái tự nhiên, vitamin B9 được gọi là folat, axit folic là cái tên được sử dụng khi loại dưỡng chất này do con người tạo ra. Một nghiên cứu phát hiện việc hấp thu không đủ axit folic có thể gây mất ngủ, hay quên, lo âu và các triệu chứng u uất. Rau chân vịt chứa hàm lượng axit folic rất cao, do đó vào mùa Đông nên ăn loại rau này.
Ngoài ra, măng tây, quả kiwi, con hàu, quả quýt, đậu hà lan, đậu nành cùng các loại rau xanh sẫm màu cũng đều chứa axit folic, có thể giúp chúng ta chống lại chứng u uất.
Bên cạnh đó, vào tiết Tiểu Tuyết, nhiều địa phương thường có tục làm thịt khô để tích trữ, ăn dần, đặc biệt là với người vùng cao. Khi nhiệt độ thấp, khí trời khô ráo, là thời điểm tốt nhất để gia công thịt khô. Họ dùng thịt lợn để làm thành lạp xưởng, thịt gác bếp,… đợi đến mùa xuân là thưởng thức mĩ vị.
Xem ngày tốt xấu 2020 tại ThienMenh