Dương lịch: 15 tháng 9 năm 2024
Âm lịch: Ngày 13 tháng 8 năm 2024 (Giáp Thìn)
Ngày: Kim Quỹ Hoàng Đạo - Trực: Thâu - Sao: Tinh - Tiết khí: Bạch Lộ
Giờ hoàng đạo: Tý (23h-1h), Sửu (1h-3h), Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h)
* Giờ thọ tử và giờ sát chủ là giờ rất xấu, kiêng kỵ các việc trọng đại như cưới hỏi, xuất hành, làm nhà... nếu tiến hành những việc trọng đại vào ngày này thì sẽ hại cho thân chủ
* Giờ Không Vong là thời điểm mà ở đó việc tốt biến thành xấu, việc xấu biến thành tốt.
Luận giải:
Thời tiết chuyển sang lạnh, hơi nước trên mặt đất kết thành sương nhiều nhất trong năm.
Lời khuyên:
Bạch Lộ kỵ nhất phơi sương, sớm tối đều ho. Tức ban ngày mưa dù trời đất ấm áp nhưng sớm và tối đều lạnh, nếu không đề phòng sẽ bị nhiễm lạnh.
Thơ:
Tinh tú phân minh hảo tạo phòng
Tiến lộc gia quan cận đế vương
Bất khả táng mai kiêm phóng thủy
Phụ biệt phu quân lánh giá lang
Dịch:
Sao Tinh tỏ rạng hợp xây nhà
Vua ban quan lộc mãi thăng hoa
Khai trương không hợp cùng mai táng
Vợ gả cho người cách biệt xa
Tuổi hợp với ngày:
Dần, Tuất
Tuổi khắc với ngày:
Giáp Tý, Canh Tý, Bính Tuất, Bính Thìn
Sao tốt:
Thiên Tài, Phúc Sinh, Tuế Hợp, Đại Hồng Sa, Hoàng Ân *, Thiên Ân *
Sao xấu:
Thiên Cương ** (Diệt Môn), Địa Phá , Địa Tặc, Băng Tiêu Ngoạ Hãm *, Cửu Không, Lỗ Ban Sát, Ly Sào, Tam Nương, Kim Thần Thất Sát **
Tài thần: Chính Tây
Hỷ Thần: Chính Nam
- Lịch vạn niên là loại lịch dùng cho nhiều năm; soạn theo chu kỳ: năm - tháng - ngày - giờ - hàng can, hàng chi; cứ 60 năm quay lại một vòng. Lịch vạn niên dựa vào thuyết âm dương ngũ hành sinh khắc chế hóa lẫn nhau, kết hợp với thập can, thập nhị chi, cửu cung, bát quái và nhiều cơ sở lý luận khác thuộc khoa học cổ đại phương Đông như thập nhị trực (Kiến Trừ thập nhị khách), Nhị thập bát tú 12 cung Hoàng đạo, 12 Con Giáp, Hắc đạo... để xem ngày giờ tốt xấu.
- Cuốn Lịch vạn niên thông dụng ở nước ta dưới triều Nguyễn là cuốn Ngọc hạp thông thư. Sở dĩ gọi là thông dụng, vì rải rác qua các tủ sách của các nhà Nho còn sót lại, chúng tôi tìm được các bản viết tay, quyển thì rách đầu, quyển thì mất đuôi, quyển bị xé giữa, và sưu tầm được ở các địa phương cách xa nhau nhưng nội dung vẫn thống nhất. Dưới triều Nguyễn cuốn Lịch Vạn Niên dùng để chọn ngày, chọn giờ thông dụng nhất là Ngọc hạp thông thư, ngoài ra có cuốn Táng Bổ Tuyển Trạch thông thư Quảng Ngọc Hạp Ký. ( 2 quyển Táng bổ tuyển trạch thông thư quảng ngọc hạp ký, một bản do Phúc Văn Đường in năm Đinh Dậu triều Thành Thái (1897), một bản do Phúc An Hiệu in năm Qúy Hợi triều Khải Định (1923). Ngoài ra một sổ bản khác rải rác ở các tủ sách gia đình nhà nho cũ ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc. Tên đề và nội dung thống nhất với Ngọc hạp thông thư nhưng các quyển này ngoài phần Ngọc hạp thông thư còn kèm theo nhiều tạp thuật khác như bùa trấn yểm, trong việc chọn ngày có cả những thuyết đã bị bãi bỏ ỏ Trung Quốc từ thời vua Càn Long. Ở nước ta dưới triều Nguyễn còn có Khâm Định Vạn Niên thư và Hiệp kỷ lịch. Theo Phan Kế Bính trong bài “Xem ngày kén giờ” trích trong cuốn Việt Nam phong tục có đoạn viết:
- “Mỗi năm ngày mồng một tháng Chạp, Hoàng đế ngự điện khai trào, các quan toà Khâm Thiên giám cung hiến Hiệp kỷ lịch, rồi khâm mạng vua mà ban lịch đi khắp nơi... Ban lịch trọng nhất là để cho thiên hạ biết chính xác khí tiết, tháng thiếu tháng đủ, ngày tốt ngày xấu để tuân hành được đều nhau...”
- Có thể nói, Ngọc hạp thông thư là cuốn sách gối đầu giường của các cụ nhà Nho nước ta thời trước. Động đến việc gì lớn hay nhỏ trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, chài lưới, săn bắn, trong lễ nghỉ tế tự, giao dịch, trong mọi mặt sinh hoạt gia đình, họ hàng, làng xóm, các cụ đều mở lịch ra chọn ngày giờ lành, tránh ngày giờ dữ. Lịch Vạn Niên của ThienMenh.Net được xây dựng dựa trên cuốn Ngọc Hạp Thông Thư triều Nguyễn để giúp đỡ bạn đọc một công cụ tra cứu đầy đủ và hữu ích nhất. Rất mong nhận được sự ủng hộ của quý bạn đọc. Trân trọng cảm ơn!