Vào tiết Đại thử, người Đài Loan thường có tập tục ăn dứa, bởi họ cho rằng dứa vào thời điểm này là ngon nhất.
Đại thử là một trong 24 tiết khí theo lịch âm Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Nó thường bắt đầu vào khoảng ngày 22 hay 23 tháng 7 dương lịch, khi Mặt Trời ở xích kinh 120° (kinh độ Mặt Trời bằng 120°).
Theo Hán văn, “Đại” nghĩa là lớn, là mức độ nghiêm trọng, sâu rộng, “Thử” là trời nắng, nóng nực, oi bức. Hiểu một cách đầy đủ thì Đại thử là giai đoạn trời rất oi bức, nắng nóng, tình hình nghiêm trọng hơn tiết Tiểu thử, nó là sự tiếp nối của thời kỳ tiết khí trước.
Theo quy ước, trong lịch vạn niên tiết đại thử là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 22 hay 23 tháng 7 khi kết thúc tiết tiểu thử và kết thúc vào khoảng ngày 7 hay 8 tháng 8 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết lập thu bắt đầu.
Tiết Đại thử được bắt đầu từ ngày 22 hoặc 23 tháng 7 kết thúc vào ngày 7 tháng 8 dương lịch. Ngày đầu tiên của tiết Đại Thử này Mặt trời ở vị trí xích kinh 120 độ. Sau khi chuyển động biểu kiến về vòng cực bắc, Mặt trời có xu hướng dịch chuyển dần về phía Xích đạo và phía Nam, thời gian này nửa cầu bắc vẫn ngả nhiều về phía Mặt trời nên lượng bức xạ Mặt trời còn rất cao, nhiệt độ, ánh sáng, thời gian chiếu sáng kéo dài và mạnh mẽ.
Đại Thử là tiết khí rơi vào giữa tháng 6 âm lịch, khí hậu đặc thù trong thời gian này là nhiệt độ không khí cao, nắng nóng, oi bức, cây cối sinh trưởng nhanh, xuất hiện các loại thiên tai như hạn hán, lũ lụt, bão, giông tố.
Tiết Đại Thử nằm trong “Tam phục”, thời điểm có nhiều ánh sáng mặt trời nhất, nhiệt độ cao nhất (trên 35 độ). Đây cũng là lúc xuất hiện nhiều trận mưa lớn. Dân gian có câu: “Tiểu Thử mưa như ngân, Đại Thử mưa như kim”. Nếu trong tiết Đại Thử mà mưa dầm thì năm đó mưa nhiều. Mưa đi kèm với sấm chớp, khá nguy hiểm.
Thời điểm này, các loài thực vật vẫn phát triển mạnh, nhiều loài có các hoạt động sinh sản, tạo ra quả, hạt để duy trì nòi giống, hoặc chuẩn bị bước vào giai đoạn tiềm ẩn trong thời kỳ về sau. Nhiều loài thực vật có biểu hiện tích lũy nước, chất dung dưỡng để chuẩn bị bước vào thời kỳ lạnh, khô hạn về sau. Điều này trở thành một chu kỳ sinh học kéo dài từ năm này sang năm khác, để tạo nên sự thích nghi với quá trình thay đổi môi trường tự nhiên.
Đối với các loài động vật, khi tiết Đại Thử đến thì chúng tranh thủ kiếm nguồn thức ăn, nhiều loài thực hiện công việc sinh sản, duy trì bảo tồn nòi giống. Đến những thời điểm về sau hoạt động này dường như ngừng hẳn để dành chất dinh dưỡng cho việc tích lũy năng lượng trong mùa đông ở dạng các mô mỡ.
Trong Lịch vạn sự của người Việt có nói khi tiết Đại Thử đến thì cũng là lúc mà cuộc sống con người trong giai đoạn này gặp ảnh hưởng lớn, công việc mùa màng và các hoạt động khác bận rộn vô cùng, thường phải đối mặt với thiên tai, bão lũ, nên công tác chuẩn bị được tiến hành kỹ lưỡng. Các hoạt động sinh hoạt, sản xuất luôn được gắn với quá trình dự đoán thời tiết để tránh xảy ra những tai nạn, thiệt hại, thương vong đáng tiếc có thể xảy ra.
Với sức khỏe con người, Đại thử là quãng thời gian oi bức cao điểm, nên chú ý các bệnh về máu, huyết áp, tim mạch, tuần hoàn, tai biến, đột quỵ, nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt... vì thế cần phải điều chỉnh dinh dưỡng, nên sử dụng nhiều loại thực phẩm tính mát, tính hàn để giúp cân bằng, chế hóa, điều tiết cho cơ thể ổn định, thích nghi được với sự khắc nghiệt của thời tiết.
Đại Thử là khoảng thời gian thường xuyên diễn ra mưa ẩm, khí hậu nóng khô giảm dần. Đây cũng là lúc đất thường xuyên ẩm ướt, khí hậu có xu hướng nóng đến đỉnh điểm rồi chuyển dần sang lập thu.
Xem thêm tử vi hàng ngày tại ThienMenh
Do bắt nguồn từ Trung Quốc, nên trong tiết Đại Thử, một số địa phương của đất nước triệu dân có những tập tục dưỡng sinh rất thú vị, mời bạn tham khảo tập tục dưỡng sinh nổi bật dưới đây.
- Vùng Lỗ Nam (Trung Quốc): Uống canh thịt dê nóng
Tại phía Nam tỉnh Sơn Đông, người dân nơi đây từ hàng trăm năm qua vẫn luôn duy trì thói quen uống canh thịt dê nóng vào tiết Đại Thử.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thời gian Tiết Đại Thử là lúc thịt dê nơi đây dồi dào dinh dưỡng nhất.
Trong những ngày này, cơ thể con người thường bị tích nhiệt, mà uống canh thịt dê nóng cùng hạt tiêu, giấm tỏi sẽ làm chúng ta đổ nhiều mồ hôi. Tiết mồ hôi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đặc biệt tốt cho sức khỏe trong những ngày này.
- Vùng Chiết Giang: Tiễn "thuyền Đại Thử"
Tiễn "thuyền Đại thử" là tập tục truyền thống của vùng duyên hải Chiết Giang, đặc biệt là các làng chài ở Thai Châu. Hành động này mang ý nghĩa tiễn "Ngũ thánh" ra biển, đuổi cái nóng và đem lại bình an cho nhân dân. Trong quá trình tiễn "thuyền Đại thử", người dân thường tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ dân gian.
- Vùng Phủ Điền, Phúc Kiến: Ăn vải "qua Đại Thử"
Suốt nhiều thế hệ, người Phủ Điền, Phúc Kiến vào tiết Đại thử đều ăn vải, thịt dê và mễ tao. Họ gọi đây là tập tục "qua Đại thử". Thưởng thức vải đối với những người Phủ Điền cũng là cả một quá trình công phu. Đầu mùa, họ ngâm vải tươi trong nước giếng lạnh, đến Đại thử mới lấy ra thưởng thức.
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, quả vải có chứa glucoza và nhiều vitamin. Ăn vải tươi trong ngày hè có tác dụng tẩm bổ cơ thể.
- Vùng Quảng Đông: Đại thử ăn "tiên thảo"
Nhiều địa phương ở Quảng Đông vào tiết Đại thử thường có tập tục ăn "tiên thảo". Tiên thảo (cỏ tiên) hay còn gọi là cỏ lương phấn cũng chính là cây thạch đen, là một loài thực vật thân thảo trong họ Hoa môi, đồng thời cũng là nguyên liệu quan trọng để nấu ăn và dùng làm thuốc.
Bởi có tác dụng tiêu thử thần kì nên loại cỏ này mới được gọi là "tiên thảo". Đây là nguyên liệu chính được sử dụng để làm món thạch đen mà người Quảng Đông hay gọi là "lương phấn", một thức quà ngọt ngày hè.
Thạch đen cũng là một trong những món ăn vặt nổi tiếng của Đài Loan, ăn nóng hay lạnh đều đặc biệt ngon miệng. Vẻ ngoài và vị của thạch đen đều khá giống với một món ăn khác rất phổ biến ở Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cao đó là cao Quy Linh. Cao Quy Linh cũng có tác dụng thanh nhiệt giải độc, nhưng phụ nữ có thai nên tránh ăn món ăn này.
- Còn đối với Người Đài Loan: Tiết Đại thử ăn dứa
Vào tiết Đại thử, người Đài Loan thường có tập tục ăn dứa, bởi họ cho rằng dứa vào thời điểm này là ngon nhất. Hơn nữa, từ dứa trong tiếng Mân Nam còn đồng âm với từ "vượng lai" (thịnh vượng tới). Do đó, loại quả này còn được cho là tượng trưng của bình an, cát tường, làm ăn phát đạt.
Ngoài ra, tiết Đại thử gần với ngày 15/6 âm lịch. Người Đài Loan thường gọi đây là "tiết bán niên", bởi đây là ngày chính giữa của năm. Vào ngày tốt, sau khi làm lễ cúng bái gia tiên, cả gia đình sẽ cùng nhau ăn "bánh niên viên", một loại bánh làm từ bột gạo nếp và đường, đường nặn, mang ý nghĩa đoàn viên, hạnh phúc.