Tiết tiểu thử đất nóng ẩm, thường đổ mưa lớn, cây cối tuy phát triển nhưng không được chặt hạ, để tránh trời giáng tai ương
Tiểu thử là một trong 24 tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Nó thường bắt đầu vào khoảng ngày 7 hay 8 tháng 7 theo lịch dương, khi Mặt Trời ở xích kinh 105° (kinh độ Mặt Trời bằng 105°). Đây là một khái niệm trong công tác lập âm lịch của các nước Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại. Ý nghĩa của tiết khí này là Nóng nhẹ.
“Tiểu” nghĩa là nhỏ bé, “thử” nghĩa là nắng nóng, oi bức. Hiểu một cách cụ thể, tiết Tiểu thử là nắng nhẹ, nóng nhẹ, hoặc bắt đầu bước vào một giai đoạn rất nóng. Nguyên nhân là do hiện tượng đối lưu không khí dẫn đến những cơn áp thấp nhiệt đới và có thể hiện tượng mưa bão sẽ diễn ra về sau. Trong thời điểm xảy ra hiện tượng áp thấp nhiệt đới thì không khí rất oi bức, ngột ngạt, độ ẩm không khí cao khiến cơ thể con người cảm thấy khó chịu vô cùng.
Một nguyên nhân phải kể đến nữa đó là hoạt động của gió mùa Tây nam thổi về từ vịnh Bengan Ấn Độ mang theo nguồn hơi nước, độ ẩm rất cao nhưng gặp địa hình đồi núi, bức chắn ở khu vực phía Tây nên chúng ngưng tụ, gây nên tình trạng mưa nhiều ở sườn phía Tây. Sang đến sườn phía Đông gió này biến tính, nhẹ, khô hanh, nóng bức và độ ẩm rất thấp. Người ta còn gọi hiện tượng này là hiện tượng gió Phơn Tây nam.
Chính vì hai nguyên nhân trên nên từ Tiết Tiểu Thử trở đi, khu vực Trung Quốc, Việt Nam bước vào thời kỳ oi bức, dễ xảy ra bão và các hiện tượng lũ lụt kèm theo. Từ sau tiết khí này báo hiệu mùa áp thấp nhiệt đới và bão đã bắt đầu.
Có thể thấy, trong lịch vạn sự, Tiểu thử là thời tiết oi nóng nhưng chưa phải nóng nhất trong năm. Đặc điểm của tiết tiểu thử đó là thời tiết nóng bức, khí hậu oi ả, độ ẩm không khí cao hay có mưa rào đôi khi còn có bão.
Do nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh, thời gian chiếu sáng kéo dài, độ ẩm lớn, mưa nhiều nên trong thời kỳ này các loài thực vật quang hợp mạnh mẽ, phát triển rất nhanh, những cây lương thực ra khi đã được gieo cấy trong vụ mới nay đã cứng cáp, khỏe mạnh, đối mặt với nó là nhiều loài cỏ dại xâm hại. Ngoài ra các hiện tượng thiên tai như bão, lũ lụt rất dễ xảy ra.
Các loài động vật từ côn trùng, sâu bọ cho tới chim, cá, thú đều hoạt động rất mạnh, có nguồn thức ăn rất dồi dào, không ngừng sinh sôi, nảy nở.
Trong tiết tiểu thử những người nông dân vẫn đang bận rộn với công việc đồng áng của mình, đồng thời họ cũng phải đề phòng và đối phó với tình trạng bão lũ lụt có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, một số ngành nghề đánh bắt, nuôi trồng các loài thủy hải sản phát triển mạnh, có nhiều cơ hội kiếm nguồn thu dồi dào. Nhưng họ cũng rất lo tình trạng bão lụt xảy ra.
Xem ngày tốt trong năm tại ThienMenh
Có một câu ngạn ngữ về tiết tiểu thử rằng: “Qua tiểu thử, một ngày nóng ba phần”, tỏ ý đã qua tiểu thử một ngày, thời tiết sẽ nóng lên thấy rõ! Tiểu thử, kế tiếp sau đó là đại thử, là thời điểm Mặt trời chiếu sáng mạnh trong năm. Vậy vào tiết khí này thường nên bảo dưỡng cơ thể và tinh thần như thế nào? Cùng áp dụng một số phương pháp chống nóng ẩm vào tiết tiểu thử trong dân gian dưới đây để có một cơ thể khỏe mạnh.
- Phơi nắng vật dụng ngăn ngừa nấm mốc: Trong tiết tiểu thử có gió nóng và nhiệt độ cao, các triệu chứng lên nấm ở chân tay, ngứa mẩn cũng dễ dàng xuất hiện. Người xưa có câu: “Sáu tháng sáu, nhà nhà phơi nắng lớn“, theo truyền thuyết thì ngày này này là ngày long cung phơi long bào. Ngày Tiểu Thử có nhiệt độ rất cao, nắng chiếu rất mạnh, đem quần áo, tranh sách ra phơi nắng, có thể tiêu trừ ẩm ướt, ngăn ngừa nấm mốc, phòng sâu mọt.
- Ăn canh bánh trừ ác ngày sơ phục: Tuy thời tiết phục hạ khá nóng bức, nhưng ăn canh, bánh nóng giúp bảo vệ vị khí, trừ tà khí, cũng là phương pháp dưỡng sinh tốt. Canh bánh là bột nhào viên thành từng miếng nhỏ cho vào nồi nước dùng nấu chín.
Một số địa phương cũng có tập tục “ăn đồ theo mùa sau tiểu thử”. Ngày mới thứ nhất sau tiểu thử, nấu gạo mới thu hoạch, cung cúng thần Ngũ cốc và tổ tiên, cảm tạ đã phù hộ thu hoạch thuận lợi, sau đó mọi người mới ăn đồ ăn mới này. Ngày mới ăn “thực phẩm theo mùa” ngụ ý “ăn mới”, cảm niệm mỗi một hạt gạo, mỗi một bữa cơm đều không dễ có được.
Cũng có địa phương có câu tục ngữ: “Ngày sơ phục ăn sủi cảo, trung phục ăn mì, tam phục ăn bánh nướng áp chảo tráng trứng”.
Trong phục hạ, không ăn uống đầy đủ sẽ dễ dàng gầy đi, sức đề kháng suy yếu, mà vào tiết này vụ lúa mì, lúa nước mới đã thu hoạch. Như vậy ăn sủi cảo, mì hoặc là bánh nướng tráng trứng khai vị chính là ăn theo mùa, chính là một phương pháp bảo vệ sức khoẻ.
- Ban băng: Ngày nay, các món ăn giải nhiệt từ đá rất xinh đẹp, trên thực tế người xưa đã sớm biết sử dụng băng trong sinh hoạt hàng ngày, trong đó công dụng đứng đầu là giải nhiệt. Các bậc đế vương cổ đại thường ban thưởng băng cho quần thần, cụ thể từ thời nhà Chu đã có chức quan “Lăng nhân” quản lý “ban băng”.
- Tiểu thử bảo vệ môi trường, làm sạch cơ thể và tinh thần: Tiết tiểu thử đất nóng ẩm, thường đổ mưa lớn, cây cối tuy phát triển nhưng không được chặt hạ, để tránh trời giáng tai ương. Sách “Hoài Nam Tử” thời Tây Hán có lý niệm bảo vệ môi trường, thuận theo thiên thời mà làm việc.
Thì tắc huấn – Hoài Nam Tử nói tháng cuối mùa hè: Là tháng cây cối phát triển mạnh, chớ đốn hạ, không thể hợp chư hầu, khởi Thổ Công, động chúng dấy binh, tất có tai ương trời giáng. Lợi dụng đất nóng ẩm, mưa to đúng lúc để diệt cỏ bón phân cho đồng ruộng, giúp đất màu mỡ.
Vào tiết tiểu thử, từ cơ thể và tinh thần đến môi trường đều phải hết lòng bảo vệ, để ý phòng ngừa.
Tra cứu lịch vạn niên tại ThienMenh