Tiết Tiểu hàn nghĩa là rét nhẹ, hay hiểu theo một nghĩa chính xác là bắt đầu bước vào thời điểm rất là lạnh.
Theo quy ước, tiết tiểu hàn là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 5 hay 6 tháng 1 dương lịch khi kết thúc tiết đông chí và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng một trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết đại hàn bắt đầu.
Tiết Tiểu hàn nghĩa là rét nhẹ, hay hiểu theo một nghĩa chính xác là bắt đầu bước vào thời điểm rất là lạnh. Chữ “Tiểu” theo nghĩa Hán văn nghĩa là nhỏ, bé, còn sớm, còn non, bắt đầu... chữ hàn nghĩa là “lạnh giá”, hiểu theo nghĩa rét nhẹ hay chớm rét cũng được nhưng nó thiếu tinh tế, hiểu theo nghĩa bắt đầu bước vào thời điểm rét mướt cực điểm thì hay, chính xác và đầy đủ hơn.
Vào thời điểm tiết tiểu hàn, trục nghiêng của trái đất khiến nửa bán cầu nam ngả gần phía Thái Dương, kéo theo hiện tượng băng tan do nhận được lượng nhiệt lớn từ mặt trời. Song song với tình trạng đó là nền nhiệt độ tại Bắc bán cầu hạ thấp, cùng với sự hoạt động mạnh của khối khí lục địa, khiến cho thời tiết trở nên lạnh giá, khô hanh.
Nước ta nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc, do đó những đặc điểm trong Tiết Tiểu Hàn ảnh hưởng rất rõ rệt về thời tiết và khí hậu toàn quốc. Có thể dễ dàng thấy được hệ thống động - thực vật tự nhiên đều có sự thay đổi để kịp thời thích ứng với điều kiện khắc nghiệt trong thời gian tới. Chẳng hạn như chim muông bay về phương nam tránh rét, nhiều loài vật trú đông, cây cối trụi lá để chuẩn bị đâm chồi nảy lộc khi thời tiết ấm hơn.
Xét về mặt sinh tồn trong tự nhiên, vạn vật vẫn có rất nhiều hình thức để đối phó. Chỉ có cây trồng, vật nuôi là thụ động hơn cả. Do đó con người cần phải có sự chuẩn bị chu đáo để đảm bảo về sức khỏe và không có thiệt hại về mặt kinh tế. Cụ thể:
- Chú ý giữ ấm cơ thể: Ngoài việc chuẩn bị chăn màn, quần áo ấm, bạn cần hết sức chú ý tới vấn đề sức khỏe. Luôn giữ ấm cơ thể, duy trì rèn luyện thể lực mỗi ngày và tăng cường các món ăn dinh dưỡng để đảm bảo sức đề kháng tốt, tránh cảm lạnh. Bên cạnh đó, nên hạn chế tối đa việc đi ra ngoài trời vào các thời điểm lạnh nhất trong ngày như sáng sớm hoặc đêm muộn.
- Tích trữ lương thực, thực phẩm: Ngay trong Tiết Tiểu Hàn và thời điểm Tiết Đại Hàn sau đó, khí hậu đều rất khắc nghiệt, ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất cây trồng, vật nuôi. Vì vậy ngay từ thời điểm chớm rét, hãy chuẩn bị nguồn lương thực, thực phẩm cho gia đình, thậm chí là vật nuôi để đảm bảo nguồn thức ăn không bị gián đoạn.
- Chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán: Thời điểm diễn ra tết cổ truyền có thể khác biệt ở mỗi năm. Nhưng nhìn chung Tiết Tiểu Hàn sẽ rơi vào khoảng thời gian cuối năm cũ. Điều đó đồng nghĩa với việc nhu cầu về lương thực, thực phẩm dần tăng cao. Với những người làm nông, đây là thời điểm vàng để chuẩn bị cho việc buôn bán, gia tăng kinh tế. Do đó cần phải cố gắng chăm sóc kỹ lưỡng, phòng bệnh cẩn thận cho cả cây trồng và vật nuôi để có được sản lượng nông nghiệp tốt.
- Tiến hành các việc đại sự: Mặc dù Tiết Tiểu Hàn mang theo những dấu hiệu về thời tiết khắc nghiệt, nhưng đây lại là khoảng thời gian quý giá để chuẩn bị cho rất nhiều công việc lớn. Xét về năng lượng trong phong thủy thì hoàn toàn hợp lý. Nếu trong Tiết Tiểu Hàn, bạn bắt tay vào công tác chuẩn bị, lập kế hoạch cho những công việc quan trọng hay đơn giản là tu dưỡng bản thân để chờ thời cơ. Khi đó, sự chu đáo của mỗi cá nhân kết hợp với thời vận của đất trời mang lại rất nhiều tín hiệu triển vọng, hướng tới một tương lai thành công, thịnh vượng.
Xem ngày tốt xấu tại ThienMenh.Net
Đối với hầu hết các khu vực tại Trung Quốc, tiết Tiểu hàn đánh dấu sự khởi đầu của những ngày lạnh nhất trong năm. Thời điểm cuối năm này, người dân Trung Quốc thường làm gì, hãy cùng tìm hiểu nhé.
- Dự trữ cho năm mới: Trong tháng cuối cùng trước Tết Âm lịch, những người kinh doanh bắt đầu dự trữ hàng hóa liên quan đến năm mới, giấy đỏ trang trí cửa sổ, nhang và đèn lồng.
- Lẩu dê, hạt dẻ và khoai lang nướng: Lẩu dê, hạt dẻ và khoai lang nướng là 3 thực phẩm được khuyên dùng cho tiết Tiểu hàn. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, mọi người cần ăn thực phẩm chứa nhiều năng lượng dương để tránh cảm lạnh làm tổn thương cơ thể. Ngoài ra, thịt bò, vừng, quả óc chó, hạnh nhân và nho khô cũng là những lựa chọn tốt thường được người Trung Quốc ưa chuộng vào thời gian tiết Tiểu hàn.
- Thưởng thức cháo Laba: Dịp tiết Tiểu hàn, không thưởng thức cháo Laba sẽ là đáng tiếc lớn đối với người dân Trung Quốc. Món ăn được chế biến từ hơn 20 loại hạt, ngũ cốc và trái cây khô. Vào đêm ngày 7/12 Âm lịch, người Bắc Kinh thường nấu cháo Laba. Sau một đêm sôi âm ỉ, những thức hạt tinh túy quyện trong cháo, trở thành nét ẩm thực đặc sắc trong những ngày đông lạnh giá.
- Nếm cơm rau Nam Kinh: Người dân Nam Kinh (thủ phủ tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) thường rất coi trọng tiết khí Tiểu hàn bằng việc vẫn giữ gìn tục ăn cơm rau để chào đón ngày này. Cơm được hấp cùng rau xanh, xúc xích, vịt muối khiến ai đến đây đều nhung nhớ món ăn này.
- Trải nghiệm làm thảo dược cổ truyền: Tiết Tiểu hàn cũng là khoảng thời gian bận rộn nhất cho các lang y hay nhiều nhà thuốc y học cổ truyền Trung Quốc. Người ta chuẩn bị những loại thảo dược để chế biến nhu cầu của người dân trong dịp Tết Âm lịch đang cận kề.
Trên đây là một số thông tin về tiết Tiểu Hàn - một trong hai mươi tư tiết khí theo Lịch Vạn Niên - Lịch Vạn Sự Việt Nam