Đại Hàn nghĩa là thời điểm lạnh giá cực điểm hay chính là chính giữa thời điểm lạnh cao điểm trong năm.
Theo quy ước được ghi chép trong Lịch Vạn Niên Việt Nam, tiết đại hàn là khoảng thời gian kéo dài từ ngày 20 hay 21 tháng 1 tới ngày 4 hay 5 tháng 2 dương lịch, tuy nhiên trên các loại lịch được xuất bản chính thức thì người ta chỉ ghi thời điểm bắt đầu của nó trong ngày 20 hay 21 tháng 1. Cùng với Tiểu Hàn thì Đại Hàn là tiết khí biểu thị sự lạnh giá. Tiết khí đứng ngay trước Đại hàn là Tiểu hàn và tiết khí kế tiếp sau là Lập xuân.
Đại Hàn nghĩa là thời điểm lạnh giá cực điểm hay chính là chính giữa thời điểm lạnh cao điểm trong năm. Nhiều người hiểu theo nghĩa “Đại” nghĩa là to lớn, sâu sắc thì tiết Đại hàn nghĩa là rét đậm. Tuy nhiên, nếu như Tiểu hàn là thời điểm chớm vào giai đoạn cực lạnh thì tiết Đại hàn nghĩa là chính thức trong thời điểm cực lạnh đó.
Theo Lịch âm hôm nay thì tiết Đại Hàn được bắt đầu từ ngày 20 hoặc 21/01 dương lịch và kết thúc vào ngày 04/02 của năm mới. Ngày đầu tiên của tiết này, Mặt trời sẽ nằm ở vị trí xích kinh 300 độ. Theo quỹ đạo, thì Trái đất quay quanh Mặt trời, và thời điểm này Mặt trời sẽ ở gần vùng cực Nam nhất.
Vùng cực Nam lúc này có nhiệt độ và ánh sáng rất cao, vì thế mà nhiều khối băng có xu hướng bị tan chảy, thậm chí tại vùng tâm cực nhiều ngày không có ban đêm.
Trái ngược lại, thì nửa cầu Bắc nằm xa Mặt trời nhận được lượng nhiệt độ, ánh sáng bức xạ yếu ớt nên vì thế nhiệt độ xuống thấp, bầu trời u ám, thiếu nắng, thời gian ban đêm dài hơn. Vì thế mà nhiệt độ vô cùng thấp.
Tiết Đại Hàn vào cuối đông nên lượng nhiệt độ được tích lũy trước đó đã được bức giả hết, cho nên trong tiết này, mặt đất sẽ hấp thụ nhiệt lạnh bên ngoài. Đồng thời, khối lục địa cũng ngày càng tăng cường mạnh, mang theo sự lạnh giá, khô hanh. Vì thế mà tiết Đại Hàn có nhiệt độ vô cùng thấp, được xem là thời điểm lạnh nhất của năm.
Tiết Đại Hàn được lịch vạn sự chỉ ra rằng đó là thời điểm mưa ít nhất trong năm, hầu như chỉ có gió lạnh và các hiện tượng thời tiết sương giá, tuyết, băng chứ không có mưa. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới nông vụ do thiếu nước tưới tiêu.
Đại Hàn tuy khắc nghiệt nhưng vẫn có một số cây trồng mùa lạnh lại đến mùa thu hoạch hoặc gieo trồng. Điển hình là tiểu mạch, rau cải cần gieo hạt ngay khi lạnh để mùa xuân nhú chồi, cho năng suất cao, chất lượng tốt.
Những ngày cuối của tiết Đại Hàn, thời tiết ấm dần lên, bắt đầu một vòng mới của năm từ tiết Lập Xuân. Từ đây, cáo biệt tiết đông lạnh giá, hướng tới mùa xuân dạt dào sức sống. Tuy rằng khả năng phát sinh không khí lạnh vẫn còn nhưng chiều hướng chính là ấm lên.
Xem ngày tốt trong tiết Đại Hàn!
Trong khoảng thời gian tiết Đại Hàn diễn ra thì với tiết trời giá lạnh như vậy nhưng sự sống bắt đầu hồi sinh. Nhiều cây có khả năng sinh trưởng trong thời tiết lạnh giá, hoặc đến chu kỳ phát triển bắt đầu đâm lộc, nảy chồi, chúng là một trong những công dân thức dậy sớm nhất trong mùa đông của giới thực vật. Đó là những cây như đào, mai, mơ, mận...chúng nảy nụ và cho ra những bông hoa trắng tinh khôi, vàng rực hoặc phơn phớt hồng.
Thời điểm diễn ra tiết Đại Hàn cũng đã xuất hiện sự có mặt của một vài loài động vật. Từng đàn chim én sau thời gian tránh rét ở phương Nam đã quay trở lại, báo hiệu mùa xuân sắp tới, và sự sinh trưởng phát triển mạnh mẽ sắp bắt đầu. Vào những ngày cuối đông, giáp tết Nguyên đán, trong giá lạnh mùa đông nhưng lòng người trở nên ấm áp vui vẻ khi thấy hoa đào, hoa mai và những chú chim di cư trở về. Thời điểm này cũng là lúc mọi người chuẩn bị đón tết Nguyên đán, cổ truyền nên các hoạt động kinh tế, thương mại, mua sắm diễn ra sôi nổi, rộn ràng.
Thời điểm tiết Đại hàn cũng giống như từ tiết Đông chí trở đi, vì dương khí phát sinh mang lại nguồn năng lượng noãn khí, sinh khí nên cải thiện mạnh mẽ tình trạng trường khí trong năm.
Do đó mà nhiều người chọn tiết này, để xây nhà, động thổ, khởi công làm những việc đại sự, kết hôn, cưới hỏi mà trong năm không được tuổi, gặp tình trạng xấu về phương vị xây dựng thì thời điểm này họ có thể tiến hành những công việc đại sự trên.
Xem tử vi hàng ngày tại ThienMenh.NET
Nguyên nhân chính là nguồn dương khí mới sinh ra nên còn non trẻ, tươi mới, căng tràn nhựa sống và vì thế nó hóa giải những bất lợi mà họ có thể vướng mắc phải trong năm.
Ở vào tiết giao mùa và có nhiều biến động như tiết Đại Hàn, hãy chú ý dưỡng sinh, ẩm thực và chăm sóc cơ thể để đề phòng ốm đau, bảo vệ sức khỏe. Ẩm thực lấy giảm lượng thức ăn bổ, điều chỉnh khẩu phần ăn theo mùa và chuẩn bị thực phẩm mùa xuân chờ sẵn. Ngoài ra, đề phòng bệnh cảm mạo và bệnh hô hấp bằng cách tăng gia vị có tính kháng khuẩn như gừng, tỏi, tiêu.
Bên cạnh đó, những người làm nông nghiệp cần quan sát kỹ lưỡng sự thay đổi của thời tiết, làm tốt các công tác vệ sinh, phòng bệnh dịch cho gia súc, gia cầm, tránh để những thiệt hại do nhân tố thời tiết gây ra cho sức khỏe và kinh tế.