Tiết Hàn Lộ Và Những Tập Tục Thú Vị

Phong tục tập quán

Tiết Hàn lộ được hiểu là: “Hàn” giá lạnh, tê buốt; “Lộ”  nghĩa là những lớp sương phủ, giọt móc, trong vắt đọng lại trên cành cây, kẽ đá.

1. Tiết Hàn Lộ có ý nghĩa gì?

Hàn lộ là một trong 24 tiết khí của Lịch Vạn niên các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Nó thường bắt đầu vào khoảng ngày 8 hay 9 tháng 10 dương lịch, khi Mặt Trời ở xích kinh 195° (kinh độ Mặt Trời bằng 195°). Đây là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại. 

Tiết Hàn Lộ là thời điểm Mặt Trời ở kinh tuyến 195 độ. Thời tiết lạnh, sương đọng nhiều, kết trắng trên mặt đất, hàn khí thịnh vượng. Hàn Lộ có ý nghĩa là nhiệt độ còn thấp hơn tiết Bạch Lộ, hơi nước đã sắp két thành sương. Nếu như Bạch Lộ là tiết khí chuyển từ nóng bức sang mát mẻ, khí nóng chưa hoàn toàn tiêu tán thì Hàn Lộ lại là tiết khí chuyển từ mát sang lạnh. Dân gian có câu "Hàn lộ hàn lộ, khắp nơi lạnh lộ" chính là vì như vậy.

Lịch Vạn Sự ghi lại khi bước vào tiết Hàn Lộ, mùa mưa kết thúc, khí trời thường là ngày ấm đêm lạnh, bầu trời trong trẻo, cảnh tượng cuối thu hết sức đẹp đẽ và lãng mạn. Bởi khí trời dần lạnh, cây cối hoa cỏ sắp héo tàn, người xưa gọi đây là thời điểm “từ thanh”, tức là giã biệt cây cỏ. 

Theo quy ước, tiết hàn lộ là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 8 hay 9 tháng 10 khi kết thúc tiết thu phân và kết thúc vào khoảng ngày 23 hay 24 tháng 10 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết sương giáng bắt đầu.

Tiết Hàn Lộ Và Những Tập Tục Thú Vị

2. Tiết Hàn Lộ ảnh hưởng tới động thực vật

Tiết Hàn lộ được hiểu là: “Hàn” giá lạnh, tê buốt; “Lộ”  nghĩa là những lớp sương phủ, giọt móc, trong vắt đọng lại trên cành cây, kẽ đá. Như vậy Hàn lộ nghĩa là sương mù lạnh lẽo, buốt giá. Từ sau tiết khí này, những màn sương, hạt móc xuất hiện từ tiết Bạch lộ không chỉ mờ trắng mà còn rất lạnh nữa. 

Từ sau tiết Thu phân cho tới tiết Hàn lộ Mặt trời càng ngày càng dịch chuyển về phía Nam. Hoạt động quay quanh Mặt trời của Trái đất theo quỹ đạo năm đã đến thời điểm nửa cầu Nam ngả dần về phía Mặt trời nhiều hơn nên vì lẽ đó trong tiết khí này nửa cầu Bắc nhận được lượng bức xạ ánh sáng, nhiệt độ nhỏ hơn khu vực bán đầu Nam. 

Tuy xa Mặt trời, lượng nhiệt độ, ánh sáng không còn nhiều nhưng do trong suốt thời kỳ mùa xuân, mùa hạ nửa cầu Bắc tích lũy một lượng nhiệt độ, hơi ẩm khá cao nên vì thế nhiệt độ chưa lạnh đột ngột mà có sự giảm xuống từ từ, vì lượng nhiệt độ tích lũy của nửa cầu Bắc sẽ tỏa dần để cân bằng nhiệt độ với môi trường, khí quyển. 

Trong thời điểm này có một điều đặc biệt là khối không khí lục địa từ cao áp Xibia hoạt động ngày một mạnh mẽ và dần dần chiếm ưu thế ở nửa cầu Bắc, khối không khí đại dương suy yếu dần rồi nhường toàn bộ vị trí nửa cầu Bắc cho khối không khí lục địa. 

Đặc trưng của các khối khí lục địa đó là tính chất hanh khô, lạnh lẽo. Khi những đạt gió của khối không khí này hoạt động, thổi qua nhiều khu vực và vùng lãnh thổ, tính chất khô, lạnh của nó khiến mặt đất tỏa nhiệt độ để nhằm mục tiêu cân bằng nhiệt theo các nguyên lý trong vật lý học như dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ, hơn nữa vì tính chất khô hanh nên nó khiến quá trình bốc hơi nước ở mặt đất tăng lên. Chính vì lẽ đó nên xuất hiện nhiều những hạt móc, lớp sương mù lạnh lẽo. Đó chính là những giọt nước tinh khiết được bốc lên từ mặt đất, bề mặt của các loài thực vật, ao hồ, sông suối...

Thời gian này, nhiều loài thực vật đã trụi lá, chúng hạn chế tối đa hoạt động, hiện tượng quang hợp suy yếu, hầu như không còn. Nhiệm vụ chính của chúng hiện giờ là sử dụng nguồn chất dinh dưỡng, nước, muối khoáng tiềm ẩn trong thân để duy trì sự sống cho đến mùa xuân. Các bào tử, hạt cây sau khi được phát tán ra khu vực lân cận này đã yên vị, chúng lặng lẽ đợi chờ sau tiết Vũ thủy mùa xuân năm tới sẽ nảy mầm và phát triển thành cây non.

Tra cứu lịch vạn niên hôm nay tại ThienMenh

Tiết Hàn Lộ Và Những Tập Tục Thú Vị

Thực vật ngưng trệ hoạt động thì các loài động vật xuất hiện ở nửa cầu Bắc hết sức nghèo nàn. Nhiều loài đã đi trú đông về phương Nam tránh rét. Những loài không di cư thường tìm cho mình những nơi trú ẩn rất an toàn, đó là các hang sâu, hốc đá, khe đất, khu vực khuất gió, nhiều vật cản... 

Nhiều loài do tích lũy mỡ nên chúng có thể không ăn uống trong suốt mùa đông, tính từ thời điểm tiết Hàn lộ trở đi. Một số loài khác như chuột, sóc... chúng dự trữ sẵn nguồn thức ăn, nên chúng sử dụng dần dần, tiết kiệm hết mức có thể. 

Đánh giá cơ bản về thời điểm này tất cả các loài thực vật và động vật đều hoạt động sinh trưởng yếu ớt, cảnh sắc tiêu điều, nghèo nàn về cung bậc màu sắc cùng với âm thanh và các hoạt động.

Trong  thời gian diễn ra tiết Hàn Lộ dù ánh sáng, thời gian chiếu sáng không nhiều nhưng những người làm nông nghiệp vẫn tiến hành sản xuất vụ đông. Với đặc điểm về điều kiện tự nhiên như vậy, họ phải lựa chọn những loại giống cây có tính năng phù hợp, giải pháp tối ưu như các loại rau ôn đới vì chúng chịu được không khí lạnh, cần ít ánh sáng hơn, chỉ cần cung cấp đủ nước, chất dinh dưỡng cho đất thì những loài rau này vẫn phát triển tốt và cho thu hoạch cao.

3. Một số tập tục thú vị đón tiết Hàn Lộ

Giống như những tiết khí khác, để nghênh đón hàn lộ đến dân gian cũng tạo thành nhiều tập tục, như ăn bánh, uống trà hoa, lên núi cao, ăn hạt vừng, ngắm lá phong…

- Ngắm lá phong: Vào thời điểm này, rất nhiều địa phương đều có tập tục ngắm lá phong. Ở Trung Quốc, đến Hương Sơn ngắm lá đỏ vào tiết hàn lộ từ lâu đã trở thành thói quen của người dân Bắc Kinh. Sau khi sang tiết hàn lộ, nhiệt độ liên tục hạ xuống thúc lá phong đỏ lên, rừng Hương Sơn nhuộm một màu đỏ, lá đỏ khắp núi như ráng chiều rực rỡ, như thơ như họa.

- Lên núi cao: Tục ngữ nói: “Lên cao giải nỗi sầu mùa Thu”, ý nói mọi người có thể nhờ vào việc lên núi cao để dứt bỏ phiền não, thông qua việc tiếp xúc với thiên nhiên để giảm bớt áp lực, thả lỏng cơ thể. Cho nên vào cuối Thu không khí trong lành sảng khái, trời cao mây nhạt, lên cao trông về phía xa mà hô to vài tiếng sẽ trút được trọc khí trong ngực, rất có lợi cho việc ức chế cảm xúc âu sầu.

- Ngắm hoa cúc: Mỗi mùa có loài hoa đặc trưng khác nhau, tháng 9 âm lịch đến tiết hàn lộ được gọi là tháng hoa cúc, là mùa hoa cúc đua nở. Khác với đại đa số loài hoa nở vào màu Xuân, Hạ, hoa cúc là hoa trái mùa, sương càng lạnh càng dày thì hoa cúc càng nở ra xinh đẹp hơn.

Vào tiết hàn lộ, khắp nơi đều có thể thấy được bóng dáng hoa cúc. Vì thời điểm này gần Tết Trùng Cửu nên một số nơi có tập tục uống trà hoa cúc, do đó Tết Trùng Cửu còn được gọi là ngày Tiết hoa cúc. Sách cổ ghi lại: “Ngày 9 tháng 9, hái hoa cúc và phục linh, nhựa thông, cửu phục, giúp người không già“. Lên cao núi, ngắm hoa cúc cũng trở thành thú vui tao nhã trong tiết này. Vào tiết hàn lộ, người xưa còn lấy nước giếng để ngâm làm thuốc viên hoặc rượu thuốc tẩm bổ ngũ tạng.

- Ăn hạt vừng: Người xưa có câu: “Mùa Thu khí táo, nên ăn khi trời nhá nhem tối để nhuận táo”. Hàn lộ đến, thời tiết mát mẻ chuyển sang rét lạnh. Lúc này mọi người nên dưỡng âm phòng táo, nhuận phổi ích vị, do đó ẩm thực điều dưỡng cuối Thu nên tư âm nhuận táo (phế). Thế là dân gian có tập tục “hàn lộ ăn hạt vừng”. Theo Đông y, hạt vừng có vị ngọt, tính hàn không độc, chất trơn; vào các kinh can, thận, phế và tỳ, có công hiệu giải độc, tiêu nhiệt kết bên trong, sát trùng… Hạt vừng là thực liệu có ứng dụng rất rộng, nhiều người có thể ăn được.

- Dưỡng sinh: Đến tiết hàn lộ, mưa ít dần, thời tiết khô cằn, khoảng thời gian này, mồ hôi bốc hơi khá nhanh, cho nên thường xuất hiện triệu chứng khô miệng khô họng, ho khan ít đờm, thậm chí sẽ bị rụng lông tóc, táo bón. Ẩm thực lấy “chua, ngọt, trơn” làm chủ, ít ăn món cay, ấm, giải nhiệt. Đông y cho rằng, vị chua và ngọt trong ngũ vị có thể hóa âm sinh tân. Mùa thu khí hậu khô căn thích hợp thường xuyên ăn thực phẩm chua, ngọt, trơn, như lê, mật ong, mía, sữa bò, nấm tuyết, hoa bách hợp, hạt sen, hạt óc chó, đậu phộng, vừng đen… để dưỡng âm, sinh tân, nhuận táo, giảm bớt triệu chứng kiền táo cơ thể. Đồng thời tăng cường ăn gà, vịt, thịt bò, gan heo, cá, tôm, khoai từ… để nâng cao thể chất.

Ban ngày uống một ít nước muối, buổi tối uống một ít nước mật ong. Đây là phương pháp bổ sung nước tốt nhất cho cơ thể, đồng thời là cách dưỡng sinh mùa Thu hiệu quả.

Xem tử vi hàng ngày tại ThienMenh


Tử vi phương đông

Tin về Phong tục tập quán

Tuy có chút nóng nảy nhưng anh ấy là cung hoàng đạo có tính cách rất đáng yêu.

Phong tục tập quán - 3 tháng trước
Ngay cả khi Kim Ngưu tức giận, chỉ cần bạn đủ thân thiện, bạn có thể xoa dịu cơn giận của họ

Lời khuyên cải thiện mối quan hệ với người khác giới theo 12 cung hoàng đạo

Phong tục tập quán - 3 tháng trước
Bạch Dương cần học cách kiềm chế cảm xúc của mình, suy nghĩ kỹ trước khi nói và chừa chỗ cho người khác.

Top 5 Cung Hoàng Đạo Yêu Sâu Đậm Nhất

Phong tục tập quán - 3 tháng trước
Tình yêu đối với một Kim Ngưu là tạo ra một mối quan hệ lâu dài dựa trên sự tin tưởng và ổn định.

Những cung hoàng đạo nào sẽ gặp may mắn về sự nghiệp trong năm 2025

Phong tục tập quán - 3 tháng trước
Bọ Cạp cũng có khả năng học hỏi và thích ứng mạnh mẽ. Họ có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc và những thách thức mới.

Số 9 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 4 tháng trước
Những người có đường đời số 9 có một tâm trí rất giàu trí tưởng tượng và sáng tạo,

Số 8 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 4 tháng trước
Nếu bạn thuộc số 8, bạn hẳn đã nhận thấy rằng bạn có xu hướng dễ bị sao nhãng và rất khó để bạn tập trung toàn bộ sự chú ý vào một dự án

Số 7 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 4 tháng trước
Nếu bạn đã tính toán và phát hiện ra rằng mình thuộc nhóm số 7, bạn là một người đặc biệt vì bạn không thích bất cứ điều gì thêm thắt và thích mọi thứ

Số 6 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 4 tháng trước
Số học 6 được biết đến là "Mẹ" của tất cả các con số trong Số học vì nó liên quan đến trách nhiệm gia đình và giữ mọi người lại với nhau.

Số 5 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 5 tháng trước
Theo số học, những người có số học là 5 sẽ trở thành những nhà văn, nhân viên bán hàng, người của công chúng, quản lý người nổi tiếng, v.v. tuyệt vời.

Số 4 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 5 tháng trước
Những người có số 4 trong số học rất thực tế đối với cuộc sống và thực tế. Họ thích tìm hiểu mọi chi tiết về những điều họ muốn biết.