Tết Trùng Cửu Trong Văn Hoá Việt

Phong tục tập quán

Trùng Cửu, trùng là lặp lại, cửu là số 9. Nên Trùng Cửu là số 9 được lặp lại, tức là ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch.

1. Tết Trùng Cửu là ngày gì?

Theo phong tục tập quán thì ngày mùng 9 tháng 9 Âm lịch hàng năm là ngày Tết cổ xưa của người Việt, gọi là Tết Trùng Dương hay còn gọi là Tết Trùng cửu, ngày tết hoa Cúc. Tết Trùng Cửu lại lấy sự lặp của hai số 9 càng nói lên một thời điểm ở đỉnh cao nhất. Đó là tiết khí cao nhất, đẹp nhất trong mùa của một năm. Đó là sự trường thọ trong cuộc sống.Tết trùng cửu ở Việt Nam ngày nay ít người còn biết đến về một nét đẹp văn hóa xưa kia.

2. Nguồn gốc của Tết Trùng Cửu 

Trùng Cửu, trùng là lặp lại, cửu là số 9. Nên Trùng Cửu là số 9 được lặp lại, tức là ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch. Theo Kinh Dịch thì số 9 thuộc dương, nên Trùng Cửu còn được gọi là Trùng Dương. Đây là cái lễ tiết cuối cùng sau mùa thu hoạch, rồi trời sẽ trở lạnh để vào đông cho đến Tiết Đông Chí về, sẽ lại chuẩn bị để đón mừng năm mới.

Cũng như nhiều ngày lễ, tết khác ở Việt Nam, ngày Tết Trùng Cửu được bắt nguồn từ Trung Quốc rồi du nhập vào nước ta.

Có nhiều điển tích về ngày Tết này:

2.1: Đời Hậu Hán: (25-250) có Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam, theo học đạo tiên với Phí Trường Phòng. Một hôm Trường Phòng bảo Cảnh: " Ngày mồng 9 tháng 9 tới đây, gia đình của nhà ngươi gặp phải tai nạn. Vậy đến ngày đó, ngươi nên đem cả nhà lên núi cao, tay đeo túi đỏ, đựng hột thù du (một loại tiêu), uống rượu hoa cúc, tối sẽ trở về, may ra tránh khỏi tai nạn". Hoàng Cảnh vâng theo lời thầy. Quả thực đến tối trở về thì thấy gà vịt heo chó trong nhà bị dịch chết hết.

Vì tích trên, nên về sau hằng năm, đến ngày mồng 9 tháng 9, người ta bỏ nhà tạm lên núi, lánh nạn... Lâu đời thành tục gọi là Tết Trùng Cửu. Sau dần thay đổi tính chất, Tết Trùng Cửu lại dành riêng cho tao nhân mặc khách lên núi uống rượu làm thơ.

Tết Trùng Cửu Trong Văn Hoá Việt

2.2. Sách "Phong Thổ Ký" lại chép: Cuối đời nhà Hạ (2205-1818 trước D.L.), vua Kiệt dâm bạo tàn ác, Thượng đế muốn răn nhà vua nên giáng một trận thủy tai làm nhà cửa khắp nơi bị chìm xuống biển nước, nhân dân chết đuối, thây nổi đầy sông. Nạn thủy tai đó diễn ra vào đúng ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch. Vì thế mà mỗi năm, cứ đến ngày này, dân chúng lại lo sợ thiên tai lũ lụt xảy ra, già trẻ gái trai kéo nhau lên núi ở, mang theo đủ loại thực phẩm để lánh nạn. Tục ấy thành lệ kéo dài từ những ngày xa xưa, người dân gọi đó là ngày Trùng Cửu.

Đến đời Hán Văn Đế (176-156 trước D.L.), vua cho dựng một đài cao 30 trượng ở trong cung, mỗi năm đến ngày mồng 9 tháng 9, nhà vua cùng vương hậu, vương tử, cung phi đem nhau lên đài ở cho qua hết ngày ấy. Sau đến đời nhà Đường (618-907), ngày mồng 9 tháng 9 thành ngày lễ tết gọi là Trùng Cửu. Các văn nhân thi sĩ mang bầu rượu túi thơ cùng nhau lên núi cao say sưa ngâm vịnh.

Cổ thi có câu: "Gặp ngày Trùng Cửu đăng cao". "Đăng cao" là lên chỗ cao. "Trùng cửu" và "Đăng cao" đều do điển tích trên.

Quan niệm xưa cho rằng số lẻ là số dương, tượng trưng cho sự phát triển, thịnh vượng. Ngày 9 tháng 9 là ngày thịnh dương, là một ngày tốt, thể hiện mong muốn của con người về cuộc sống sung túc, đủ đầy nên ngày Tết này còn được gọi là Tết Trùng Dương.

3. Ý nghĩa Tết Trùng Cửu với văn hoá người Việt

Thời Đường có lẽ cũng chính là thời điểm mà Tết Trùng Cửu du nhập vào Việt Nam, bởi đó là thời kì mà nước ta bị nhà Đường đô hộ, phải chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa nhà Đường. Tuy nhiên, ông cha ta không để bị hòa nhập hoàn toàn mà vẫn có những sự cải biến khác nhau nhất định trong ngày Tết này ở Việt Nam so với bản nguyên gốc của Trung Quốc. 

Thời nhà Lý, nhà Trần, các nho sĩ cũng tổ chức leo núi, uống rượu, tự gọi đó là thưởng Tết Trùng Dương.

“Năm ngoái giữa rừng không có lịch

Nhìn hoa cúc nở biết trùng dương”

Đây là câu thơ được Huyền Quang Thiền sư, một vị thiền tăng nổi tiếng của Việt Nam sáng tác. Tên tuổi ông gắn liền với núi thiêng Yên Tử, nơi phát tích dòng thiền Trúc Lâm nổi tiếng với tứ quý “tùng – cúc – trúc – mai” trong Phật giáo Việt Nam.

Tết Trùng Cửu Trong Văn Hoá Việt

Ở Trung Quốc xưa kia ngày 9 tháng 9 âm lịch là thời điểm hoa cúc nở rộ, báo hiệu mùa đông giá buốt sắp tới. Chính vì thế mà ngày Tết này còn có tên gọi khác là “Từ thanh”, tức là tạm biệt thảm cỏ xanh, tạm biệt những ngày thời tiết mát mẻ, bởi mùa đông đến cây cối không có sức sống, cảnh sắc nhạt nhòa trong tuyết giá. 

Nuối tiếc những ngày ấm áp, người dân tranh thủ thời tiết đẹp để lên núi ngắm cảnh thu, cùng người tri kỷ uống rượu ngâm thơ. Người ta mang theo rượu hoa cúc để uống, mà hoa cúc lại nở bền nên dần trở thành biểu tượng cho tình bạn thắm thiết cũng như sự cao thượng, nho nhã của nho sĩ thời xưa.

Song khi tới Việt Nam, truyền thống này có vài sự đổi khác để phù hợp với văn hóa Việt. Đồng bằng sông Hồng là nơi dân ta sinh sống chủ yếu, mà đồng bằng ít đồi núi nên chỉ có những nhà văn nhà thơ, những người yêu văn chương, có tâm hồn nghệ sĩ mới rời xa đô thành tấp nập, về những vùng quê, nơi có những ngọn núi đẹp để ngắm cảnh, bình thơ cùng bạn hiền. Vì lẽ đó, Tết Trùng Cửu cũng ít phổ biến trong dân gian hơn những ngày Tết cổ truyền khác.

Đây là một ngày Tết cổ truyền trong văn hóa với mục đích phòng trừ bệnh tật, côn trùng. Có nhiều điểm tương tự với Tết Đoan Ngọ, Tết Trùng Cửu người ta uống rượu hoa cúc, đeo cành thù du để tránh bị đau ốm do thời tiết thay đổi.

Thực tế theo các nhà nghiên cứu, Tết Trùng Dương uống rượu cúc hoa, đeo cành thù du cũng có tác dụng giống như Tết Đoan Ngọ uống rượu hùng hoàng và treo cành xương bồ, trần ngải. Mục đích là phòng trừ bệnh tật, côn trùng. Sau ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch, thời tiết thay đổi, mưa lất phất, trời âm u, đêm – sáng trở lạnh, trưa vẫn còn nóng. Vào lúc chuyển mùa mọi vật dễ trúng độc, con người dễ sinh bệnh tật, cảm cúm. Vì thế, vào thời gian này phải hết sức chú ý phòng côn trùng, phòng nóng lạnh. Mà rượu cúc hoa có tác dụng bình can (gan), sáng mắt, giải nhiệt, tiêu độc, giải cảm. Mùi của cây Thù Du có tính cay nóng, đắng, hương thơm, có thể đuổi muỗi, sát trùng trị hàn (lạnh), khử độc. Qua đó có thể thấy, vào tiết này, đeo thù du, uống rượu cúc hoa rất có lợi cho sức khỏe con người. Đây chính là ý nghĩa quan trọng của phong tục uống rượu cúc hoa và đeo thù du đối với con người vào mùa thu.

4. Các phong tục tập quán trong ngày Tết Trùng Cửu

Theo quan niệm dân gian, trong ngày này, người ta thường làm những việc dưới đây để nhận được may mắn đến hết năm:

4.1. Hiếu kính với ông bà, cha mẹ

Đối với người Trung Quốc, tết Trùng Cửu còn gọi ngày này là ngày của người già, Lão Nhân Tiết hoặc Kính Lão Tiết. Có thể là do sau khi mùa màng được thu hoạch vào mùa Thu, con cháu có nhiều món ngon vật quý để dâng hiến cho ông bà, cha mẹ hoặc đã có tiền để chăm lo săn sóc cho người lớn tuổi trong nhà.

Mua vàng ngày tết Trùng Cửu

Ngày Trùng Cửu 9/9 được du nhập vào nước ta từ khá lâu. Đặc biệt trong ngày này, một số người có quan niệm rằng nếu mua vàng tích trữ thì sẽ giữ được lộc nên nhà nhà người người đều mua vàng vào ngày trùng cửu. Mọi người thường mua vàng 9999, 4 số 9 tượng trưng cho lộc. Và mua vàng 9999 vào ngày 9/9 thì lộc sẽ tăng gấp bội, mang lại nhiều may mắn.

4.2. Lên vùng cao

Nhân dịp tết Trùng Cửu, nhiều người thường đến vùng ngoại thành để leo núi, thưởng ngoạn phong cảnh, hít thở bầu không khí trong lành.

Người ta rủ nhau lên núi cao hay tháp cao, chỗ cao, tùy điều kiện sẵn có từng nơi để thưởng ngoạn phong cảnh, nhớ lại thời cổ đại đã từng phải “lên cao lánh nạn”. Cùng với đó, mọi người còn ăn bánh cao, một loại bánh làm bằng bột gạo xay nước ngào đường đỏ hấp chín và đổ thành 9 tầng như bảo tháp.

Chiếc bánh này tượng trưng cho số 9 và đỉnh cao, bên trên chiếc bánh này còn được người làm khéo léo nặn hình hai con dê nhỏ để tượng trưng cho trùng dương và được cắm ở trên một ngọn đèn nến tượng trưng đăng cao là trèo lên cao và một ngọn cờ giấy nhỏ màu đỏ tượng trưng cho cài lá châu du.

4.3. Ngắm hoa cúc và uống rượu hoa cúc

Trước đây tương truyền có ẩn sĩ Đào Uyên Minh của thời Tấn, từ quan về quê Giang Tây làm thơ, trồng cúc. Ông rất yêu hoa cúc và mỗi lần uống rượu lại xuất khẩu thành thơ.

Vào một ngày trùng dương, ông dạo ngắm hoa cúc nhưng muốn say mà nhà nghèo không có rượu. Ông còn vặt tạm hoa cúc nhai nhưng vẫn không say được. Đúng lúc đó có một sai nhân do thứ sử Giang Châu là Vương Hoằng cử đến đem một bình rượu tặng Đào Uyên Minh.

Vì vậy ẩn sĩ này đã mừng rỡ mở bình uống cho đến khi say xỉn. Chính vì lẽ đó, sau này người ta cho thêm hoa cúc vào trong rượu nếp trùng dương. Các văn nhân mặc khách thường bắt chước ông lấy ngày Trùng Dương làm ngày ngâm vịnh.

Theo danh y đời nhà Minh tên Lý Thời Trân, hoa cúc có công dụng chữa trị nhiều bệnh như đau mắt, chóng mặt, nhức đầu, giải phong nhiệt. Rượu hoa cúc có thể giúp tránh bị trúng gió, khử nhiệt, bổ gan sáng mắt, tiêu viêm giải độc. Rượu hoa cúc có vị đắng, người xưa cho rằng, uống loại rượu này sẽ thêm tuổi thọ nên họ gọi đây là “rượu trường thọ”.

Cùng với việc uống rượu hoa cúc, trong ngày tết Trùng Cửu, mọi người còn có phong tục là ngắm nhìn hoa cúc bởi loài hoa này tượng trưng cho sự cao thượng, đại diện cho tình bạn và nét nho nhã của danh sĩ. Cúc cũng được xem là một trong bốn loài hoa quân tử: Mai - Lan - Cúc - Trúc.

4.4. Cài lá châu du

Phong tục này rất phổ biến thời Đường, hoặc giắt vào người hoặc bỏ vào túi vải đeo theo người để trừ tà, nhất là phụ nữ và trẻ em. Trái cây châu du là một vị thuốc, chất lượng tốt nhất là vùng đất Ngô tức vùng Giang, Triết ngày nay nên còn gọi là Ngô châu du, lại cũng còn gọi là cây dầu Việt , là loại cây nhỏ, cao hơn một trượng, lá như cái lông vũ, mùa hè nở hoa trắng, quả đặc có cơm béo ngậy màu vàng, quả sau thu thì chín màu tím đỏ, sách “Bản thảo cương mục” nói cơm quả vị đắng cay mà thơm, tính ôn nhiệt, có thể trị hàn khu độc, người xưa quan niệm giắt lá nó vào người để trừ tà. Phong tục này học giả Chu Sở đầu thời Tấn viết trong “Phong thổ ký” là một phong tục của người Giang Nam.

Trùng Cửu là một ngày tết đã xuất hiện ở Việt Nam từ khá lâu nhưng không phải ai cũng biết những tập tục xung quanh ngày lễ này. Hi vọng bài hát này sẽ giúp bạn hiểu thêm đôi chút về ngày lễ tết đặc biệt này.

Xem thêm tử vi hàng ngày tại ThienMenh





Tử vi phương đông

Tin về Phong tục tập quán

10 Dấu Hiệu Của Trí Tuệ Cảm Xúc

Phong tục tập quán - 8 tháng trước
Trí tuệ cảm xúc bắt đầu với cái được gọi là nhận thức cá nhân và xã hội, khả năng nhận biết cảm xúc và tác động của chúng.

Giải Mã Giấc Mơ: Mơ Thấy Răng Rụng Có Ý Nghĩa Gì?

Phong tục tập quán - 9 tháng trước
Giấc mơ có nhiều cách giải thích khác nhau tùy theo bối cảnh mà những đồ vật hoặc tình huống đó được mơ.

3 Quy Tắc Và 5 Mẹo Kiểm Soát Tính Bốc Đồng

Phong tục tập quán - 9 tháng trước
Khi bạn khám phá ra các chiến lược để bỏ qua các triệu chứng bốc đồng và hậu quả là mất kiểm soát cảm xúc, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhiều về m

Số Nợ Nghiệp Chướng Và Ý Nghĩa Của Chúng

Phong tục tập quán - 10 tháng trước
Khi ai đó được sinh ra, họ mang theo năng lượng số tùy thuộc vào ngày sinh và tên mà họ nhận được.

Mẹo Để Giữ Bình Tĩnh Trong Những Tình Huống Căng Thẳng Theo Cung Hoàng Đạo

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Thông qua Chiêm tinh, bạn có thể hiểu rõ hơn về đặc điểm tính cách của từng cung và thông qua chúng, hiểu rõ hơn cách bạn đối phó với căng thẳng và nh

Ý Tưởng Giúp Bạn Kiên Cường Trong Thời Kỳ Khủng Hoảng

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Nếu bạn có một mục tiêu tối cao ở phía trước, bạn sẽ không đạt được nó bằng cách chạy theo nó. Bạn phải tiến bộ dần dần, đặt ra những mục tiêu ngắn hạ

5 Cách Xây Dựng Khả Năng Phục Hồi Cảm Xúc Của Bạn

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Sự tăng trưởng và phát triển cá nhân diễn ra mạnh mẽ hơn khi mọi người bước ra khỏi vùng an toàn của họ.

6 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Đang Lãng Phí Cuộc Đời Mình

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Nếu bạn không sống đích thực, có lẽ bạn đang phải đối mặt với một số nỗi sợ hãi và trở ngại khiến bạn không thể tiến lên phía trước.

7 Đặc Điểm Của Người Tự Nhận Thức - Tích Cực

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Những người tự nhận thức có khả năng điều chỉnh cách tiếp cận và phong cách của họ cho phù hợp với các tình huống khác nhau

7 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Đang Yêu Nhầm Người

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Bài viết này có vẻ hơi buồn, nhưng nó sẽ làm sáng tỏ những điều mà mọi người chỉ khám phá ra khi họ trải qua những tình huống khó khăn trong tình yêu.