Tiết Vũ Thủy mang ý nghĩa là “mưa ẩm” trong cơn mưa đầu tiên của năm, tức là thời điểm chuyển giao cuối mùa đông
Vũ Thuỷ là tiết thứ 2 trong 24 tiết khí của năm. Tiết Vũ Thủy là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 18 hay 19 tháng 2 và kết thúc vào khoảng ngày 4 hay 5 tháng 3 theo lịch dương chứ không phải lịch âm. Lúc này, không khí ấm dần lên, tuyết tan, mưa nhiều, vậy nên đặt là Vũ Thuỷ. Vũ Thuỷ cũng giống như Cốc Vũ, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết, đều là tiết khí về mưa tuyết.
Vũ Thuỷ, không chỉ là khởi đầu thời điểm lượng mưa tăng, mà còn là lúc không khí ấm dần lên. Trước Vũ Thuỷ, khí trời khá rét mướt. Sau Vũ Thuỷ, con người dễ dàng cảm thấy xuân về khắp chốn, xuân đến hoa nở. Các vùng giá lạnh tuyết dày dần biến mất, trời bắt đầu mưa, lượng mưa dần tăng lên, có lợi cho hoa màu vụ đông tươi tốt và sinh trưởng.
Tiết Vũ thủy theo nghĩa Hán văn nghĩa là mưa ẩm được bắt đầu từ ngày 18 hoặc 19 tháng 02 dương lịch kết thúc vào ngày 05 tháng 03 dương lịch. Trong tiết Vũ thủy Mặt trời nằm ở vị trí tọa độ xích kinh 330 độ.
Vào thời điểm mùa đông khối áp khí hải dương suy yếu, gió mậu dịch (còn gọi là gió tín phong) thổi nhẹ, yếu ớt, ngưng hẳn nhường chỗ cho khối áp khí lục địa. Khối áp khí lục địa này bắt nguồn từ cao nguyên Xibia, người ta còn gọi khu vực này là cao áp Xibia, với bản chất là khối khí lục địa nên tính chất của nó khô hanh, lạnh lẽo.
Với hoạt động mạnh mẽ của cao áp Xibia nên mùa đông ở Bắc bán cầu có kiểu thời tiết khô hanh, giá lạnh, nhiệt độ không khí và độ ẩm đều giảm xuống rất thấp. Thời điểm cuối mùa đông, từ sau Tiết Lập Xuân khối không khí này suy yếu, một phần bị các địa hình núi cao che chắn nên chuyển hướng qua khu vực đại dương, vùng bán đảo Alaska, vùng biển Nhật Bản rồi quay trở lại đất liền. Khi qua vùng biển, gió này mang theo hơi nước, khi quay trở lại vùng đất liền chúng ngưng tụ tạo nên kiểu thời tiết mưa nhỏ như vậy. Tiết Vũ Thủy có ý nghĩa và tầm quan trọng đối với cuộc sống của con người.
Trong thời điểm mùa đông, toàn bộ nửa cầu Bắc nhận được lượng nhiệt và ánh sáng thấp, kết hợp với khối khí lục địa khô và lạnh nên độ ẩm của không khí và đất rất kém. Từ việc nhiệt độ thấp, ánh sáng thấp, độ ẩm thấp nên cây cối thực vật kém phát triển, nhiều cây tàn lụi, khô héo, nhiều loài động vật trú đông vì các nguyên nhân trên. Thời tiết mưa xuân, mưa ẩm cùng với nhiệt độ ấm dần lên và ánh sáng được tăng cường báo hiệu sự hồi sinh của vạn vật được bắt đầu.
Nguyên nhân chính của kiểu thời tiết của tiết Vũ Thủy chính là thời điểm tháng ba, lượng mưa nhỏ, mưa ẩm, mưa xuân rất cần thiết cho cây cối, giúp đất đai tăng thêm sự màu mỡ, phì nhiêu, sự phát triển của cây cối được thúc đẩy mạnh mẽ. Còn khi bước sang tháng tư, những cơn mưa rào lớn thường xảy ra tình trạng rửa trôi, xói mòn, khiến cho chất dinh dưỡng trong đất giảm đi, nhất là ở những khu vực địa hình có độ dốc.
Tiết Vũ Thủy mở đầu bằng những cơn mưa xuân. Độ ẩm, ánh sáng và nhiệt độ thích hợp khiến nhiều hạt cây tiềm ẩn trong đất, nảy mầm, từ đó phát triển để duy trì nòi giống, tạo nên những cây non khỏe mạnh. Những cây đã trưởng thành gặp dịp này cũng phát triển mạnh mẽ, không ngừng, chúng đâm chồi, nảy lộc. Một số loài cây bắt đầy đơm hoa, hứa hẹn nhiều thành quả về sau. Khi mà thực vật phát triển mạnh thì các động vật cấp 1 chuyên ăn thực vật có nguồn thức ăn dồi dào, sinh trưởng, phát triển mạnh hơn, tạo nên một bộ mặt sinh động khác hẳn thời kỳ trước.
Thời điểm mưa xuân có tác dụng lớn đối với con người, đặc biệt là nó cải thiện tình hình thiếu độ ẩm trong không khí, da dẻ con người không còn bị khô hanh, nứt nẻ như thời gian trước. Nhất là ngày xưa khi mà các mỹ phẩm dưỡng da chưa phổ biến như hiện nay. Hơn nữa, nắm bắt được đặc điểm thời tiết Vũ Thủy này nên nhiều người khẩn trương tiến hành những công việc làm đất, cấy cày, gieo hạt, bắt đầu một mùa vụ mới với mong muốn cây cối sẽ tươi tốt, sinh trưởng mạnh, hứa hẹn bội thu về thành quả lao động.
Có thể nói, Tiết Vũ Thủy mang ý nghĩa là “mưa ẩm” trong cơn mưa đầu tiên của năm, tức là thời điểm chuyển giao cuối mùa đông, khi không còn nhiều tuyết và mưa nhiều hơn. Tiết Vũ Thủy báo hiệu những ngày thời tiết đẹp đang tới gần hơn.
Tra cứu lịch vạn sự hôm nay tại ThienMenh.NET
Đứng trên góc độ lý số, khoa học dự đoán thì tiết Vũ Thủy có một ý nghĩa quan trọng
- Thời điểm tiết Lập xuân đến Tiết Kinh Trập chính là tháng Giêng của năm mới, tháng Giêng đầu năm chính là tháng Dần hay còn được miêu tả bằng trạng thái can Giáp trong 10 can. Can Giáp miêu tả trạng thái nảy mầm, vạn vật bắt đầu bước và quy trình sinh sôi, tuần hoàn mới của vũ trụ.
- Với đặc điểm âm dương ngũ hành thì tiết Vũ Thủy miêu tả trạng thái biến động mạnh, thuộc dương khí. Khi mà vạn vật bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài mùa đông nay trỗi dậy thay đổi không ngừng, cùng với những hoạt động sản xuất kinh tế của con người nên trạng thái này thuộc dương tính, biến động, ngũ hành thuộc Mộc vì vậy trong quá trình dự đoán cần phải đặc biệt lưu tâm đến tính chất này.
Chẳng hạn, khi Mộc khí thịnh thì điều tốt sẽ chủ về hanh thông, vui vẻ, nghiên cứu, tài lộc, đạo đức, nhân ái, hòa thuận, phấn đấu vươn lên... điều xấu chủ về thị phi, tranh cãi, mang tiếng, tay chân bị ảnh hưởng, suy nghĩ tản mạn, bệnh về gan, mật...
- Người xưa có câu: “Hết cơn bĩ cực đến thời thái lai”. Tiết Vũ thủy ở giữa thời điểm tháng Giêng (nếu tính tháng theo tiết khí thì Tiết Lập Xuân đến tiết Kinh trập là tháng Giêng).
Tháng này theo kinh Dịch đó chính là quẻ Thái. Quẻ Thái là một quẻ cát lợi, với ý nghĩa tươi sáng trong trẻo, vui vẻ, may mắn, thuận lợi hanh thông. Theo tượng quẻ thì có ba hào dương thăng lên, ba hào âm giáng xuống, người ta gọi là tam dương khai thái (nghĩa là ba hào dương mở ra thời kỳ tương sáng, phong thịnh), khi hào dương thăng lên ý tượng đạo của người quân tử lên ngôi, dương khí bao trùm, trở lại vị trí vốn có của nó, lập lại trật tự, đem lại những điều tốt đẹp như khỏe mạnh, vui vẻ, bình an, thăng tiến, hiển đạt...
Các hào âm giáng xuống với ý tượng đạo của kẻ tiểu nhân suy tàn, bệnh tật, ma quỷ, u ám, buồn đau, bi ai, xui xẻo bị đẩy lui và không còn nữa. Trong thực tế thời điểm này con người thường tiến hành nhiều hoạt động trọng đại như bắt đầu mùa vụ, khai trương làm ăn, mở mang cơ nghiệp, động thổ, khởi công, thực hiện nhiều dự án lớn, nhiều người còn tổ chức đám cưới, chụp ảnh cưới với tiết trời ấm áp và hoa cỏ ngập tràn, tươi thắm.
- Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du có câu:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Câu thơ trên nói về tác động của tâm lý đối với ngoại cảnh. Khi cuộc sống của con người đau khổ, bi ai thì nhìn vào đâu cũng thấy màu xám của u ám, buồn thương. Ngược lại, ngoại cảnh cũng có tác động không ít tới tâm trạng con người.
Hãy nhớ lại tác phẩm chiếc lá cuối cùng của O Henry, nhân vật Johnsy đã chiến thắng bệnh hiểm nghèo vì chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng xuống sau mưa gió bão tuyết nặng nề (Thực ra chiếc lá đó đã rụng, nhưng cụ họa sĩ già Behrman đã vẽ một chiếc lá y như thật treo ở đó để cô họa sĩ bị bệnh kia vững vàng niềm tin và tâm lý).
Thực tế chứng minh, con người ngoài các nhu cầu ăn, mặc, ở thì những yếu tố khác cũng vô cùng quan trọng như không khí, ánh sáng, độ ẩm, tinh thần... khi mà những yếu tố trên tương thích, phù hợp với nhịp sinh học thì con người có thể làm nên những điều phi thường kỳ diệu. Có thể thấy Tiết Vũ Thủy có tầm quan trọng đối với các hoạt động sinh học và cuộc sống con người. Không những thế, nó góp phần quan trọng trong khoa học dự đoán mà nhiều người rất quan tâm.
Xem thêm lịch vạn sự tại Thienmenh.net