Tiết kinh trập báo hiệu sự khởi đầu chính thức của mùa xuân và là một ngày tốt quan trọng đối với tổ tiên chúng ta, những người sống trong xã hội nông nghiệp xưa.
Kinh Trập là tiết khí thứ 3 trong năm, khi Mặt Trời ở vào kinh độ 345. Đặc trưng khí hậu của tiết Kinh Trập là nhiệt độ tăng, chợt nóng chợt lạnh, mưa nhiều, có sấm. Kinh Trập bắt đầu từ ngày 5 (hoặc ngày 6) tháng 3 đến 20 (hoặc 21) tháng 3 dương lịch ( nhiều người nhầm tưởng tiết Kinh Trập tính theo lịch âm nhưng không phải) Tiết Kinh Trập này cũng kết thúc tháng Dần, tháng Giêng đầu năm, trong tháng có nhiều những biến đổi ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động của con người và vận khí của vũ trụ.
Trước đó, vạn vật ngủ đông trong đất, không ăn không uống, xưng là “Trập”, tới thời điểm này sấm xuân khiến vạn vật bừng tỉnh, xưng là “Kinh”. Vì thế, Kinh Trập có nghĩa là thời tiết chuyển ấm, có sấm mùa xuân nên vạn vật thức dậy, tiến vào vụ cày bừa mùa xuân.
Có một số loài sâu bọ, côn trùng ngủ đông, hoặc ấu trùng được sinh ra từ trứng của các loài sâu bọ, côn trùng này tiềm ẩn trong đất, trong vỏ cây, kẽ lá, khi nghe tiếng sấm xuân báo hiệu thức giấc, giật mình, tỉnh dậy và bắt đầu hoạt động mạnh. Người ta gọi nôm na tiết Kinh Trập là tiết sâu nở.
Kinh trập là tiết khí thứ ba trong 24 tiết khí được chia ra với khoảng thời gian 15 ngày trong một năm theo vị trí của mặt trời (hoàng kinh).
Tiết kinh trập báo hiệu sự khởi đầu chính thức của mùa xuân và là một ngày tốt quan trọng đối với tổ tiên chúng ta, những người sống trong xã hội nông nghiệp xưa.
Tổ tiên chúng ta tin rằng nếu làm công việc đào đắp đất vào ngày kinh trập thì sẽ không xảy ra sự cố nên thường trát tường hoặc xây tường rào vào ngày này. Việc đốt bờ ruộng sau tiết kinh trập để phòng ngừa sâu bọ gây hại và cầu mong cho một vụ mùa bội thu đã không còn.
Tuy là phong tục hiện giờ đã mai một nhưng xưa kia ở nông thôn, người ta đã từng vớt trứng ếch và trứng kỳ nhông để ăn với niềm tin rằng những loài vật tỉnh giấc đầu tiên vào mùa xuân sẽ mang đến sinh khí của vạn vật nên giúp cho mắt và đầu óc trở nên sáng sủa hơn.
Ở Hàn Quốc, phong tục trong ngày kinh trập có thể còn thấy đến ngày nay là việc uống nhựa cây phong. Người ta tin rằng nếu uống nhựa cây phong vào tiết kinh trập thì sẽ có hiệu quả đối với bệnh dạ dày hay bệnh đường ruột nên thời điểm này đang là lúc khai thác nhựa cây phong nhiều nhất ở miền Nam và miền Trung.
Trong 24 tiết khí của Lịch Vạn Niên, bắt đầu là Lập xuân, rồi đến Vũ thủy, Kinh trập và khi đến tiết Xuân phân thì có nghĩa là mùa xuân đã chính thức bắt đầu.
Sau tiết Vũ thủy, nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm ở khu vực Bắc bán cầu được tăng cường nên các loài thực vật đâm chồi nảy lộc, xanh tốt, xum xuê, nhiều loài bắt đầu đơm hoa. Chính vì thực vật phát triển nên tạo ra nguồn thức ăn rất dồi dào cho động vật cấp 1 (theo tháp thức ăn trong sinh học), các loài động vật này bao gồm gia súc ăn cỏ như hươu, nai, trâu, bò cho đến các loài nhỏ như côn trùng sâu bộ. Những trận mưa xuân có kèm theo tiếng sấm chấn động khiến vạn vật bừng tỉnh, các loài ngủ đông, ấu trùng sâu bọ nghe được những tiếng sấm báo hiệu thời tiết ấm áp nên thức dậy, hoạt động mạnh hơn.
Chính vì có những thay đổi về môi trường này khiến các loài thực vật có sự thay đổi thích nghi theo. Ví dụ như một số loài thực vật đã phát triển tới góc độ tương đối già dặn nên hạn chế phần nào bị sâu bọ phá hoại. Một số loài khác có cơ chế sinh học thay đổi thích ứng. Chẳng hạn như một số loài tre ở vùng núi, ngoài tự nhiên nhất là cây vầu.
Theo kinh nghiệm của những người già cả truyền lại, khi nào có sấm mùa xuân thì măng vầu sẽ chuyển sang đắng, không còn ngọt như trước nữa, thậm chí có cây đắng ngắt, mặc dù vẫn còn non. Nguyên nhân do tiếng sấm khiến ấu trùng sâu bọ, các loài sinh vật ngủ đông thức tỉnh, chúng sẽ tìm kiếm thức ăn mà loại thức ăn được ưu tiên nhất là những mầm non, trong đó có măng. Theo cơ chế phòng vệ của thực vật mà các nhà khoa học gọi là quan hệ ức chế cảm nhiễm thì các loài thực vật này tổng hợp chất dinh dưỡng và tạo ra những hợp chất có vị đắng, lượng axit trong đó cũng cao lên rất nhiều, cơ chế này nhằm hạn chế côn trùng phá hoại tự bảo vệ nòi giống của mình không bị tuyệt chủng.
Đối với con người, nhất là những người có biểu hiện gan thận suy nhược mà sử dụng loại thực phẩm này thường dẫn đến hậu quả khá nặng nề, biểu hiện nhẹ thì mệt mỏi, uể oải, ngủ li bì, nặng thì có thể dị ứng ngứa da, nặng hơn thì suy gan suy thận cấp tính ở độ cao và nhập viện, thậm chí có thể phải chỉ định lọc máu, chạy thận. Đây là những biểu hiện thay đổi về nhịp sinh học tại nửa cầu bắc trên Trái đất, nó có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và hoạt động sản xuất.
Những loài côn trùng sâu bọ này có thể phá hoại hoa màu trong sản xuất. Những người làm nông nghiệp buộc phải chuẩn bị kỹ lưỡng công tác phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ mùa màng. Đối với ngành chăn nuôi thì công tác vệ sinh phòng dịch cũng luôn được ưu tiên.
Khi côn trùng hoạt động trở lại không có ý nghĩa là chỉ toàn có mặt hại mà không có lợi ích gì. Một số loài cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả đang trong giai đoạn ra hoa mà nhờ có các loài côn trùng này việc thụ phấn diễn ra hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Xem thêm lịch vạn sự tháng này tại ThienMenh.net
Bước vào Tiết Kinh trập, các loại côn trùng sâu bệnh được đánh thức sau những ngày ngủ đông dài. Và khi thời tiết vào xuân ấm, cũng là lúc các loại côn trùng gây hại cho cây trồng nở rộ.
Khí tiết này xuất hiện kiểu thời tiết âm u, độ ẩm không khí cao kèm theo mưa sẽ là thời điểm xung yếu nhất, hội tụ đủ các yếu tố thuận lợi nhất cho sự phát sinh của sâu bệnh. Nhất là đối với các vùng lúa gieo mật độ dày, khả năng nhiễm sâu bệnh càng cao, đồng thời tạo điều kiện để các loại sâu bệnh phát triển mạnh.
Bắt đầu từ lúc này, người nông dân tiến hành hoạt động đồng áng, phòng trừ sâu bệnh. Dương khí tươi mát, động vật thay lông đổi xác, thực vật ươm mầm nảy chồi, cảnh xuân tươi tốt.
"Sấm mùa xuân kinh trăm trùng", khí hậu ấm áp lại tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh tràn lan, đồng ruộng cỏ dại cũng lần lượt nảy mầm nên nông gia bận rộn. Cũng cần phòng bệnh dịch cho gia súc, gia cầm.
Nước ta là nước nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp gắn liền với tình hình thời tiết và các tiết khí trong năm. Vì thế, căn cứ vào các tiết khí có thể xác định được những việc cần làm. Kể từ tiết Kinh Trập, người nông dân sẽ kết thúc những ngày nông nhàn và bắt đầu vụ xuân.
Trong văn hóa dân gian thời điểm Tiết Kinh Trập người ta sẽ tiến hành nghi lễ tế thần Bạch hổ và đánh tiểu nhân. Đánh tiểu nhân thì đương nhiên rồi, diệt trừ sâu bệnh, bảo vệ mùa màng, nếu không thì mất mùa thất bát rất nguy hiểm, đây là việc làm thiết thực. Tế Bạch hổ bởi vì người ta cho rằng chúa sơn lâm, thần Bạch hổ cai quản muôn loài từ côn trùng sâu bọ cho tới các ôn dịch, bệnh tật, việc tế thần này mang ý nghĩa thể hiện khát vọng được che chở độ trì, ngăn chặn sâu bọ tràn lan phá hoại, đón nhận niềm tin về tinh thần, uy vũ, sự dũng cảm tự tin trong việc cải tạo tự nhiên, khống chế các loài sinh vật gây hại...
Thời gian này cũng là lúc dương khí trong cơ thể bắt đầu thịnh, con người trở nên nóng nảy và bức bối, ThienMenh.NET khuyên bạn đọc cần có các biện pháp dưỡng sinh thích hợp để điều hòa, cân bằng, thư giãn tinh thần.
Có thể thấy, tiết Kinh trập báo hiệu một thời kỳ biến hóa mới trong chu trình kinh học và vận khí của vũ trụ. Rất nhiều người coi trọng thời điểm tiết khí này và nó còn đi kèm với lễ nghi tín ngưỡng, văn hóa từ thời xa xưa.