Hiểu một cách đầy đủ chi tiết thì lập thu là thời điểm bắt đầu bước vào mùa thu (một trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông)
Lập thu là một trong 24 tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Nó thường bắt đầu vào khoảng ngày 7 hay 8 tháng 8 dương lịch không phải lịch âm, khi Mặt Trời ở xích kinh 135° (kinh độ Mặt Trời bằng 135°). Đây là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại. Ý nghĩa của tiết khí này, đối với vùng Trung Hoa cổ đại, là Bắt đầu mùa thu.
Theo Hán văn, “Lập” nghĩa là thời điểm đánh dấu, xác lập; “Thu” nghĩa là mùa thu. Từ thu ở đây có nghĩa là thu hoạch. Trong Hán văn từ thu có bộ Mộc, chỉ các loại ngũ cốc, cây lương thực. Hiểu một cách đầy đủ chi tiết thì lập thu là thời điểm bắt đầu bước vào mùa thu (một trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông), mùa thu còn là mùa thu hoạch các loại nông sản, lương thực, ngũ cốc theo chu kỳ phát triển của cây hay chính là một giai đoạn quan trọng trong mùa vụ nông nghiệp.
Trong Tiết Lập Thu, theo Lịch Vạn Niên, thời tiết có sự thay đổi, tuy nhiên không phải là trời đã chuyển sang mùa thu. Các mùa được phân tách với nhau căn cứ vào nhiệt độ bình quân, có nghĩa là 5 ngày liên tiếp nhiệt độ bình quân ở một khu vực xuống dưới 22℃ thì được tính là tiết trời mùa thu thực sự.
Thời tiết giai đoạn này không còn oi bức, nóng nực, ngột ngạt, không khí trở nên dễ chịu, mát mẻ vô cùng. Thời điểm này tuy nửa cầu Bắc không còn nhận được lượng nhiệt độ và ánh sáng nhiều như trước nữa nhưng do lượng nhiệt độ bức xạ được tích lũy từ trước của Trái đất nên thời tiết không quá lạnh lẽo, rét buốt.
Cũng từ thời điểm này lượng hơi nước, độ ẩm và lượng mưa giảm đi đáng kể, tiết trời bắt đầu se lạnh. Người ta còn gọi loại gió mùa thu là gió heo may. Lượng hơi nước giảm, bắt đầu đánh dấu thời gian bước vào mùa khô.
Thời điểm tiết Lập thu vẫn còn có những cơn bão. Nguyên nhân là do khối khí đại dương vẫn chưa ngưng hoạt động. Trong quãng thời gian này sự giao tranh giữa hai luồng không khí lục địa và đại dương diễn, khối khí đại dương vẫn còn chiếm ưu thế, chúng có thể tạo nên những cơn bão, áp thấp nhiệt đới, nhất là ở những khu vực cận xích đạo như miền Nam Việt Nam. Trong thực tế, mùa mưa của khu vực miền Nam thường đến muộn hơn. Vì thế nên không được chủ quan với những diễn biến bất thường của thiên tai.
Khi thời tiết có sự thay đổi thì giới tự nhiên cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Trong giới thực vật khi nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, thời gian chiếu sáng giảm, chúng sẽ có những phản ứng thích nghi. Nhiều loài tìm cách hạn chế sự thoát hơi nước bằng việc lá biến đổi thành gai như cây xương rồng, một số khác lá cây chuyển sắc vàng, đỏ và rụng xuống. Đặc biệt tại các vùng ôn đới như khu vực Bắc Âu, Trung Quốc xuất hiện nhiều những khu rừng toàn một sắc vàng rực.
Giới thực vật có những chuyển biến để thích nghi với môi trường thì giới động vật cũng rất tích cực với công việc này. Nhiều loài động vật tranh thủ tìm kiếm thức ăn. Lượng chất dinh dưỡng và năng lượng của chúng không được dùng cho việc sinh sản và chuyển hóa thành dạng năng lượng tích lũy như mỡ. Nhiều loài bắt đầu di cư hoặc chuẩn bị bước sang giai đoạn trú đông
Thời điểm từ sau tiết Lập thu nhiều loài cây không hoạt động mạnh nữa, chúng kết hạt, phát tán hạt và bào tử để duy trì nhân rộng nòi giống. Nhiều loại cây lương thực, ngũ cốc cũng đã chín vàng, đợi thu hoạch. Và những người nông dân bước vào thời kỳ bận rộn của một mùa thu hoạch.
Bên cạnh đó, những thay đổi về nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm giảm, khối không khí lục địa phát sinh, âm khí trưởng thành khiến nhiều người dễ mắc bệnh, sức khỏe không được ổn, tâm lý u buồn vì vạn vật dần tiêu điều, tàn lụi.
Để đảm bảo sức khỏe cần tăng cường một số loại thực phẩm có tính cay nóng như ớt, gừng, hồ tiêu, nên tăng thêm lượng dầu, mỡ trong thực phẩm để giúp việc kháng lạnh. Đối với góc độ tâm linh thì nên chu đáo trong việc lễ bái, làm điều thiện, bố thí ân đức, năng đi chùa chiền để cầu phúc... Như vậy, sẽ đảm bảo cả về sức khỏe, an tâm phần nào về tâm lý.
Tra cứu lịch âm hôm nay tại Thienmenh.NET
Trong số 24 tiết khí của lịch vạn sự đánh dấu thời gian trong năm, tiết Lập Thu được nông dân vô cùng coi trọng. Theo quan niệm của người xưa, ngày Lập Thu mà nghe tiếng sấm thì mùa đông mùa màng thất thu, còn trời trong xanh thì sắp tới mưa thuận gió hòa, nhà nông không phải lo nắng hạn mưa rào, có thể ngồi chờ lúa gạo đầy kho. Bên cạnh đó, cũng có một số kiêng kị được lan truyền trong tiết Lập Thu mà không phải ai cũng biết.
Không uống thuốc bổ bừa bãi: Người khỏe mạnh, không bệnh tật gì thì không nên dùng thuốc bổ bừa bãi. Lạm dụng thuốc bổ vừa tốn tiền mà còn hại thân. Bạn có biết uống dầu cá quá liều lượng sẽ bị trúng độc không? Còn uống đường nho suốt một thời gian dài có thể khiến cho cơ thể phát phì, cholesterol trong máu tăng cao, dễ gây ra các bệnh về máu, tim mạch… Nạp vào cơ thể quá nhiều vitamin C thì gây buồn nôn, ói mửa hay đi ngoài…
Không ăn quá nhiều thịt: Thịt động vật là thực phẩm tốt cho sức khỏe bởi vừa thơm ngon lại vừa có hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, các loại thịt không dễ để cơ thể tiêu hóa và hấp thụ, nếu ăn quá nhiều thịt trong thời gian dài sẽ khiến cho các chức năng của dạ dày bị suy yếu. Thêm nữa, ăn nhiều thịt cũng có thể gây “tác dụng phụ” như tăng mỡ máu, đường máu…
Nên ăn nhiều rau, nhất là rau xanh còn chứa nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Các nhà dinh dưỡng học đã nghiên cứu và chứng minh rằng rau xanh và trái cây tươi có chứa hàm lượng chất vi lượng và vitamin rất cao, là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho cơ thể.
Kị uống thuốc thay cơm: Thuốc bổ có tốt thế nào cũng không thể nào bằng thức ăn, chỉ chăm chăm uống thuốc mà coi thường việc ăn uống là việc làm cực kỳ thiếu khoa học. Có thể bạn không biết nhưng có rất nhiều loại thực phẩm cũng có chức năng chữa bệnh, có thể coi là dược liệu. Ví dụ như ăn củ cải có thể hỗ trợ tiêu hóa, giúp trừ đàm giảm ho, hô hấp dễ dàng. Các loại hạt như hạnh nhân, lạc, đậu cũng có chứa nguồn dinh dưỡng vô cùng lớn.
Không nên chỉ chú trọng “nạp vào” mà quên “thải ra”: Chất lượng cuộc sống càng ngày càng được nâng cao, những thực phẩm nhiều đạm, nhiều dầu mỡ sử dụng thường xuyên khiến quá trình trao đổi chất chứa thêm nhiều độc tố. Hơn nữa, nhịp sống bận rộn khiến con người ta đại tiểu tiện thiếu quy luật, thậm chí nhiều người mắc phải chứng táo bón nữa.
Các nhà dinh dưỡng học những năm gần đây đã đưa ra quan điểm, đó là cần chú trọng việc cơ thể “thải ra” các chất phế thải để giảm bớt lượng độc tố được hấp thu và tích tụ trong cơ thể, tiến hành song song việc “nạp vào” và “thải ra” mới là quyết định đúng đắn.
Không uống một loại thuốc bổ trong thời gian dài: Có những người vì hợp khẩu vị hay thấy tác dụng tốt mà chỉ sử dụng một loại thuốc bổ, thực phẩm bổ dưỡng trong thời gian dài mà không hề biết rằng điều đó không hề tốt cho cơ thể.
Các loại thuốc bổ tuy có tác dụng chữa bệnh hay bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể nhưng cũng có những tác dụng phụ nhất định, nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng dinh dưỡng của cơ thể.
Không phải càng đắt, càng quý thì càng bổ: Những thực phẩm bổ dưỡng có giá trị cao, được coi là đồ quý như tổ yến, vi cá… thực ra không hề có tác dụng chữa bệnh thần kì như quảng cáo. Còn những thứ rẻ tiền mà ta ăn hàng ngày như khoai lang hay hành tây lại có tác dụng chữa bệnh vô cùng tốt. Vì thế không thể kết luận đồ càng đắt thì càng quý được. Bởi mỗi một thực phẩm bổ dưỡng lại có đối tượng riêng, nên căn cứ theo nhu cầu để bổ sung cho cơ thể. “Thiếu gì thì bổ sung cái đó”, đừng nghĩ rằng thứ đó quý giá nên ăn vào mới tốt, cũng chớ coi thường những thực phẩm có giá rẻ mà không hề biết rằng giá trị dinh dưỡng của nó cũng tốt không kém.
Xem tử vi hàng ngày tại ThienMenh