Tiết Thanh Minh: Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa

Phong tục tập quán

Vào tiết Thanh minh người dân thường đi tảo mộ (cắt cỏ, đắp thêm đất lên mộ) để tưởng nhớ tổ tiên, người thân đã khuất.

1. Tiết Thanh Minh là gì?

Tiết Thanh Minh là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Nó là một trong số hai mươi tư tiết khí của các lịch Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Triều Tiên. 

Tiết Thanh Minh bắt đầu từ ngày mùng 4-4 hoặc ngày 5-4 dương lịch hàng năm ( nhiều người nhầm tưởng Tiết Thanh Minh bắt đầu là ngày lịch âm nhưng không phải)

Theo nghĩa Hán - Việt, "thanh" là khí trong, còn "minh" là sáng sủa. Khi Tiết Xuân Phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang tiết Thanh minh.

Vào tiết Thanh minh người dân thường đi tảo mộ (cắt cỏ, đắp thêm đất lên mộ) để tưởng nhớ tổ tiên, người thân đã khuất.

Thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm và đã được người phương Đông coi là một lễ tiết. 

2. Nguồn gốc và ý nghĩa Tiết Thanh Minh

2.1. Nguồn gốc Tiết Thanh Minh

Nhiều người vẫn lầm tưởng tiết thanh minh được xem bằng Âm Lịch. Nhưng thực tế nó lại được tính bằng Dương Lịch hiện đại. Và tiết thanh minh còn có liên quan tới ngày mùng 3/3 (âm lịch) hàng năm.

Tiết Thanh minh được bắt nguồn từ Trung Quốc. Chuyện kể rằng, đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công, nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng.

Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chứ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.

Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy.

Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mùng 3/3 đến mùng 5/3 âm lịch hàng năm). Từ đó ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm được coi là ngày Tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.

Từ thời Lý nhân dân ta đã tiếp nhận tết Hàn thực nhưng ý nghĩa của ngày tết này đã biến đổi và mang đậm màu sắc truyền thống, phù hợp với tâm lý cũng như cuộc sống thường nhật của người dân nước Việt. Vào ngày tết Hàn thực, người Việt không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn được thực hiện, chỉ có điều người Việt dùng bánh trôi - bánh chay cho tết Hàn thực với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội - hàn thực. Vì vậy người Việt còn gọi Tết Hàn thực bằng một tên gọi khác là tết bánh trôi - bánh chay.

Tiết Thanh Minh gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam – bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ tiên, của những người đi trước.

2.2. Ý nghĩa Tiết Thanh Minh

Thanh minh tuy không phải là cái Tết lớn, nhưng lại gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam – bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước. Đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.

Ông bà ta xưa chọn Tiết Thanh Minh là ngày cắt cỏ trên mộ và đắp đất lên mộ (tảo mộ). Vì ngày này thời tiết chuyển sang ấm dần, mưa nhiều hơn, cây cỏ tốt hơn trùm lên mộ, có thể làm mộ sụt lở nên cần phải cắt cỏ, đắp thêm đất lên mộ.

Tiết Thanh Minh: Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa

Con cháu quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tưởng nhớ tổ tiên và sum họp với gia đình. Thông thường, vào dịp này, người còn sống sẽ tổ chức tụ họp người thân, làm lễ tảo mộ, thăm viếng và dọn dẹp mộ phần của ông bà tổ tiên. Những ngôi mộ được người nhà dọn dẹp sạch sẽ, vun đắp thêm đất mới, đó là những tâm đức của người đang sống đối với người đã khuất.

Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ. Nhân ngày Thanh minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất.

Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất, cuối cùng là về nhà làm cỗ cúng gia tiên. Con cháu tưởng nhớ, hoài niệm lại những điều tốt đẹp về ông cha với tất cả lòng thành kính.

Tiết Thanh minh là một nét đẹp văn hoá của người Việt thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Bên cạnh đó, mỗi người cũng nên tu dưỡng đạo đức, đề cao chữ hiếu, chăm sóc cha mẹ, ông bà, người thân khi họ vẫn còn trên dương thế. Có như vậy, lễ Tiết Thanh Minh mới càng thêm ý nghĩa.

Nhân lúc đi Thanh Minh tảo mộ, để tưởng nhớ tổ tiên, người thân đã khuất, mọi người có thể dạo chơi ngắm cảnh cỏ cây tươi tốt, nên còn gọi là Đạp Thanh. Nguyễn Du có câu:

“Thanh Minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ, hội là Đạp Thanh”

Tiết Thanh Minh gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam – bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ tiên, của những người đi trước.

Xem ngày tốt xấu tại ThienMenh.NET

3. Tục tảo mộ đầu năm và những điều kiêng kị

3.1. Tục tảo mộ đầu năm

Đối với người Việt, tết Thanh minh còn là dịp để con cháu hướng về tổ tiên, cội nguồn. Dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày mùng 3/3 âm lịch cũng cố gắng về với gia đình để được đi tảo mộ, để cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình. Những ngôi mộ được người nhà dọn dẹp sạch sẽ, vun đắp thêm đất mới, đó là những tâm đức của người đang sống đối với người đã khuất.

Theo thông lệ từ trước đến nay, cứ sau tháng Giêng là người ta đã lo việc đắp mộ cho những người quá cố. Trước Thanh minh một ngày, để đi cúng mộ người ta đã chuẩn bị một bộ tam sinh, giấy ngũ sắc, nhang, đèn, giấy tiền, vàng bạc, quần áo giấy... và các loại bánh trái, thức ăn, thức uống khác tùy sở thích của mỗi nhà. Bộ tam sinh dùng để tế trong các đại lễ ngày xưa là ba con vật: bò, heo, dê. Ngày nay tùy theo tập quán của mỗi địa phương và hoàn cảnh của mỗi gia đình để làm lễ.

Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ. Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, săn sóc, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người có lòng nhân đức không khỏi mủi lòng thường cắm một nén hương, đốt nắm vàng mã cho những ngôi mộ này. Tại các nơi tha ma mộ địa còn có lập một cái am để thờ chung những mồ mả vô chủ gọi là Am chúng sinh và mỗi cửa am có một bà đồng sớm tối đèn hương thờ phụng.

Trong ngày Thanh minh, khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này (có thể sớm hơn một, hai ngày vì nhiều lý do khác nhau) để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình. 

Ngoài tục lệ trên, người Việt Nam còn có tục lệ làm bánh trôi, bánh chay thắp hương, sau đó cả gia đình quây quần bên nhau thưởng thức hương vị đậm đà của món bánh này. 

Tiết Thanh minh nhắc chúng ta nhớ về quê hương, nguồn cội. Phảng phất trong bóng dáng mỗi con người là dấu ấn quê hương không dễ phai mờ theo năm tháng. Quê hương, nguồn cội chính là tài sản tinh thần vô giá đối với mỗi cá nhân chúng ta. Nếu không có điều kiện trở về quê hương trong dịp Thanh minh này, xin hãy hướng về nơi thiêng liêng ấy, bởi quê hương đi theo chúng ta suốt cuộc đời, in đậm dấu ấn trong từng nhân cách.

Tiết Thanh Minh: Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa

3.2. Những điều kiêng kỵ khi đi tảo mộ

Tiết Thanh Minh gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam – bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ tiên, của những người đi trước. Trong đó cũng có một số kiêng kỵ cần ghi nhớ để có một dịp Thanh Minh theo đúng nghĩa.

  1. Không nên đi cúng ở những nơi heo hút. Theo quan niệm phong thủy thì những nơi như vậy thường dễ nhiễm âm khí. Nên đi ở những con đường mọi người thường đi. Và nên đi đông người.
  2. Không được phá hoại cảnh quan xung quanh.
  3. Khi đi tảo mộ, không được dẫm đạp nên phần mộ của người khác. Không được phá hoại đồ thờ cúng ở đó.
  4. Con gái trong thời kỳ hành kinh không nên đi tảo mộ. Những người có thai hoặc đau ốm cũng không nên đi.
  5. Mộ phần tổ tiên phải được quét dọn sạch sẽ, nhớ làm sạch cỏ dại và vun thêm đất mới.
  6. Không được cười đùa, chụp ảnh trước những ngôi mộ.
  7. Khi về nhà nên đốt giấy và đưa qua đưa lại quanh người.
  8. Trong tiết thanh minh có một số cấm kỵ bạn cần tuân thủ như: không mua giày (trong tiếng Trung chữ giày và tà (tà khí) phát âm giống nhau). Những ngày này, âm khí nặng nên cẩn trọng khi đi đêm.

4. Tiết thanh minh và Tết thanh minh có giống nhau không?

Trong tiềm thức người Việt, thanh minh là một trong những ngày lễ quan trọng, chứa đựng giá trị tinh thần văn hóa sâu sắc. Nhưng để gọi sao cho đúng với tên gọi của ngày Thanh minh thì vẫn còn nhiều tranh luận bỏ ngỏ. 

Theo quy ước, Tiết thanh minh bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 4 và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 4 dương lịch (tức vào khoảng tháng 3 âm lịch).

Tiết thanh minh là tiết khí thứ 5 trong 24 tiết khí của lịch pháp cổ đại. Thời gian này là khoảng giao mùa giữa Xuân và Hạ nên thời tiết ấm áp, bầu trời trong xanh, thích hợp cho sự phát triển của động thực vật.

Còn Tết thanh minh là một ngày trong Tiết thanh minh và mỗi năm có sự xê dịch khác nhau.

Theo lịch Vạn niên, Tết Thanh Minh năm nay vào ngày 5/4/2020 Dương lịch, lịch vạn sự tức ngày 13/3 âm lịch. Đây là dịp để mỗi gia đình Việt bày tỏ sự biết ơn, lòng hiếu thảo với tổ tiên, dòng họ qua lễ tảo mộ.

Trong lễ tảo mộ, mọi người sắm sửa hương hoa lễ vật dâng lên mộ những người thân đã khuất. Công việc của con cháu là cắt cỏ, dọn dẹp cho quang quẻ phần mộ của gia tiên. Ngoài ra còn thắp những nén hương cho các phần mộ xung quanh để thể hiện sự quan tâm và sẻ chia với cộng đồng. 

Tết thanh minh tuy không phải là tết lớn của dân tộc nhưng đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người con Việt. Nó gắn kết các thế hệ con cháu với tổ tiên, là dịp đoàn tụ của các thành viên trong gia đình lớn. Nó thể hiện rõ tình cảm gia đình, làng xóm, thể hiện đạo lý Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Trong tiết trời tháng ba, mọi người nô nức đi thăm mộ, sắm sanh lễ vật cầu cúng cầu mong cho gia tiên được mồ yên mả đẹp.

Tết Thanh minh năm nay sẽ vào chủ nhật nên rất tiện cho cho công việc và chuẩn bị lễ lạt được đầy đủ. Vào ngày này mọi người không đề cao “mâm cao cỗ đầy”, nhưng người Việt coi trọng giá trị tinh thần, coi trọng tấm lòng hiếu thảo của con cháu hướng về gia tiên, hướng về nguồn cội.

Xem thêm: Văn khấn Tạ Mộ Tết Thanh Minh tại nghĩa trang 

Tử vi phương đông

Tin về Phong tục tập quán

Tuy có chút nóng nảy nhưng anh ấy là cung hoàng đạo có tính cách rất đáng yêu.

Phong tục tập quán - 3 tháng trước
Ngay cả khi Kim Ngưu tức giận, chỉ cần bạn đủ thân thiện, bạn có thể xoa dịu cơn giận của họ

Lời khuyên cải thiện mối quan hệ với người khác giới theo 12 cung hoàng đạo

Phong tục tập quán - 3 tháng trước
Bạch Dương cần học cách kiềm chế cảm xúc của mình, suy nghĩ kỹ trước khi nói và chừa chỗ cho người khác.

Top 5 Cung Hoàng Đạo Yêu Sâu Đậm Nhất

Phong tục tập quán - 3 tháng trước
Tình yêu đối với một Kim Ngưu là tạo ra một mối quan hệ lâu dài dựa trên sự tin tưởng và ổn định.

Những cung hoàng đạo nào sẽ gặp may mắn về sự nghiệp trong năm 2025

Phong tục tập quán - 3 tháng trước
Bọ Cạp cũng có khả năng học hỏi và thích ứng mạnh mẽ. Họ có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc và những thách thức mới.

Số 9 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 4 tháng trước
Những người có đường đời số 9 có một tâm trí rất giàu trí tưởng tượng và sáng tạo,

Số 8 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 4 tháng trước
Nếu bạn thuộc số 8, bạn hẳn đã nhận thấy rằng bạn có xu hướng dễ bị sao nhãng và rất khó để bạn tập trung toàn bộ sự chú ý vào một dự án

Số 7 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 4 tháng trước
Nếu bạn đã tính toán và phát hiện ra rằng mình thuộc nhóm số 7, bạn là một người đặc biệt vì bạn không thích bất cứ điều gì thêm thắt và thích mọi thứ

Số 6 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 4 tháng trước
Số học 6 được biết đến là "Mẹ" của tất cả các con số trong Số học vì nó liên quan đến trách nhiệm gia đình và giữ mọi người lại với nhau.

Số 5 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 5 tháng trước
Theo số học, những người có số học là 5 sẽ trở thành những nhà văn, nhân viên bán hàng, người của công chúng, quản lý người nổi tiếng, v.v. tuyệt vời.

Số 4 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 5 tháng trước
Những người có số 4 trong số học rất thực tế đối với cuộc sống và thực tế. Họ thích tìm hiểu mọi chi tiết về những điều họ muốn biết.