Ngày Hạ chí là ngày mà thời gian ban ngày dài nhất trong năm ở bán cầu bắc, là ngày mà thời gian ban ngày ngắn nhất ở bán cầu nam.
Tiết Hạ chí, theo lịch âm - lịch Việt cổ đại, là tiết khí khởi đầu từ điểm giữa của mùa hè, nó là một trong hai mươi tư tiết khí trong nông lịch.
Ngày Hạ chí là ngày mà thời gian ban ngày dài nhất trong năm ở bán cầu bắc, là ngày mà thời gian ban ngày ngắn nhất ở bán cầu nam. Theo Thiên văn học phương Tây, ngày này đánh dấu sự bắt đầu của mùa hè ở bán cầu bắc, và sự bắt đầu của mùa đông ở bán cầu nam. Còn theo quan điểm của phương Đông thì ngày Hạ chí chính là ngày giữa mùa hè, chữ Chí trong Hạ chí nghĩa là đã đạt đến điểm cùng cực. Vào ngày này, Mặt Trời sẽ nằm ở điểm cao nhất về hướng bắc trên bầu trời vào giữa trưa, rồi từ từ quay trở lại phía nam.
Theo Lịch Vạn Niên, Tiết khí này được bắt đầu từ ngày 21 hoặc 22 tháng 6 dương lịch kết thúc vào ngày 7 tháng 7 dương lịch hàng năm. Tại ngày đầu tiên của tiết Hạ Chí này Mặt trời ở tọa độ xích kinh 90 độ. Trong Địa lý, ngày Hạ chí vào thời điểm 12h trưa Mặt trời tạo với tiếp tuyến của chí tuyến bắc 23 độ 27 phút Bắc một góc vuông 90 độ. Trong thời điểm này nửa cầu Bắc hoàn toàn ngả về phía Mặt trời nên nửa cầu Bắc nhận được nhiệt độ, ánh sáng, thời gian chiếu sáng cao hơn.
Hạ Chí trong lịch vạn sự là thời điểm vào giữa mùa hạ, lúc này thời tiết nóng, ẩm, nắng to, mưa nhiều, cây nông nghiệp sinh trưởng tràn đầy, là lúc nhà nông bận rộn cho việc đồng áng. Đây là thời điểm cần bón phân, bổ sung nước, chất dinh dưỡng cho cây, đồng thời làm cỏ, tránh để cỏ dại tranh nước, tranh chất tốt của cây.
Thời điểm này cũng có những cơn mưa rào, nhanh tới nhanh đi, phạm vi rộng, lượng mưa lớn, kèm theo gió to, sấm chớp nên cẩn thận đề phòng hỏa hoạn hoặc người bị thương do sét đánh, cây cối gãy đổ.
Do mưa nhiều nên tốc độ sinh sôi nảy nở của dịch bệnh, vi khuẩn cũng rất nhanh chóng. Cần giữ gìn vệ sinh, không ăn thức ăn sống, nguội, phòng ngừa bệnh truyền nhiễm. Ngày nắng nóng các bệnh cảm mạo, sổ mũi, nhức đầu cũng cần chú ý, không phơi nắng nhiều dễ mất nước.
Hàng năm, vào ngày thứ ba của Tiết Hạ Chí là lúc nóng bức nhất, cần tránh tức giận, bực bội có thể làm tổn thương nguyên khí. Đây cũng là thời điểm đón những cơn lũ mùa hạ cuồn cuộn đổ về nên công tác thủy lợi cần hết sức chú trọng, nhất là với người làm nông nghiệp.
Hạ Chí có nghi thức dân gian tế thần trong ngày nước lớn, tế bái ruộng mạ. Nhưng ngày nay, hầu hết các nghi thức này đều đã mai một hoặc được tổ chức đơn lẻ ở một số địa phương.
Thời điểm tiết Hạ Chí, nhiệt độ bức xạ Mặt trời chiếu về nửa cầu Bắc rất cao, cùng với lượng ánh sáng và thời gian sáng dài hơn nên có hiện tượng ngày dài hơn đêm, trời lâu tối mà nhanh sáng. Thời gian này là quãng thời gian có nhiệt độ nóng nhất trong năm. Đây cũng là thời điểm khởi đầu cho một mùa mưa kéo dài dẫn đến tình trạng lụt bão, thiên tai, mực nước trên các con sông tăng lên đột biến gây nên những hậu quả nặng nề.
Xem ngày tốt trong tiết Hạ Chí
Lượng bức xạ ánh sáng cùng với thời gian chiếu sáng kéo dài nên ở vùng cực bắc thường không có ban đêm. Một số thành phố ở khu vực Bắc Âu có vĩ độ cao nên có hiện tượng đêm trắng.
Do nhiệt độ nóng ẩm, mưa nhiều nên hoạt động của sinh giới được diễn ra mạnh mẽ. Nhiều loài thực vật quang hợp tổng hợp chất hữu cơ, sinh trưởng, phát triển, tích lũy chất dinh dưỡng đề phòng mùa khô hạn, thiếu ánh sáng sắp tới. Các loài động vật trong thời điểm tiết Hạ Chí diễn ra có cơ hội kiếm được nguồn thức ăn dồi dào, tiến hành ghép đôi và sinh sản, trong thời gian này, đặc biệt là cá tụ tập thành đàn để sinh sản.
Sau Tiết Mang Chủng, đến tiết Hạ chí con người bước vào giai đoạn làm đất, chuẩn bị cho vụ mùa sắp tới.
Tiết Hạ chí là tiết khí mà các khối không khí đại dương hoạt động rất mạnh, ánh sáng, nhiệt độ đều cao vì thế có nắng nóng như lửa, cũng có tình trạng mưa rất to, nhiều năm có xảy ra bão lớn, lũ lụt. Hơn nữa, với khí hậu phức tạp, nắng nóng, oi bức rồi lại thay đổi đột ngột mưa nhiều nên sức khỏe con người thường bị ảnh hưởng. Nhiều người dễ bị cảm, trúng gió, nhiễm nắng, mưa. Với kiểu thời tiết như trên cũng tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật phát triển, nhất là các vi sinh vật gây bệnh như sốt xuất huyết, sốt vi rút, bệnh lây truyền về đường tiêu hóa, nhất là ở những khu đông dân cư mà môi trường bị ô nhiễm, không đảm bảo.
Hạ Chí là tiết khí mà âm khí thủy sinh, dương khí suy yếu, âm dương biến hóa nên có nhiều cấm kị dân gian Thienmenh.net hướng dẫn bạn đọc những điều cần lưu ý trong Hạ chí để cầu bình an, mong đón cát tránh hung.
- Không tế thần tế trời: Ở thời cổ đại, Hạ Chí được tổ chức long trọng không thua gì tết Đoan Ngọ, chủ yếu là tế thần, tế trời để mong mưa thuận gió hòa, bớt thiên tai, quốc thái dân an. Trong dân gian, tiết Hạ Chí là thời điểm để hiến tế thần linh, nơi khô hạn thì cầu mưa, nơi mưa nhiều thì cầu không úng ngập. Nếu không tổ chức tế lễ thì chư thần quở phạt, thời tiết thất thường, nhiều thiên tai.
- Cắt tóc: Đây là điều tối kị trong tiết Hạ Chí vì người xưa cho rằng, cắt tóc vào dịp này sẽ phá vận cho âm dương thay đổi, con người sẽ bị ảnh hưởng vận khí. Hạ Chí là thời điểm âm thịnh dương suy, trời đất chuyển giao, bất cứ sự thay đổi nào của con người cũng sẽ tạo thành điềm gở.
- Giông tố: Với nông vụ, người nông dân lo lắng nhất là Hạ Chí có giông tố. Vì thời tiết diễn biến thất thường thì sẽ dẫn tới mất mùa, thất thu, ảnh hưởng tới đời sống. Điều này được cho là vì tế thần, tế trời mắc sai lầm, không đúng nghi lễ. Nên nếu có giông bão thì nhất định phải tổ chức lễ tế lại để tạ lỗi.
- Không ăn mì làm từ lúa mạch: Tập tục này xuất phát từ Trung Quốc và tồn tại cho tới ngày nay. Ít nhất một lần trong ngày Hạ Chí phải ăn mì làm từ lúa mạch, với ý nghĩa may mắn, tốt lành. Không những là món ăn truyền thống mà mì lúa mạch còn rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng lợi niệu thanh nhiệt. Nếu không ăn, chắc chắn nửa năm tới sẽ gặp toàn xui xẻo.
Trên đây là một số cấm kị dân gian trong tiết Hạ Chí mà chúng ta nên cẩn thận để tránh rủi ro, kém may trong cuộc sống.