Tết Đoan Ngọ Và Những Điều Cần Biết

Phong tục tập quán

Hoa quả theo mùa là vật không thể thiếu trong mỗi mâm cúng thắp hương của người Việt trong mỗi dịp Tết Đoan Ngọ.

1. Tết Đoan Ngọ là gì?

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam và một số nước như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản. Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch.

Đoan nghĩa là mở đầu, ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều, và ăn tết Đoan ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Tết Đoan ngọ còn được gọi là Tết Đoan dương

2. Nguồn gốc, Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa của nhiều nước. Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn được dân gian gọi là bằng cái tên dân dã hơn là Tết giết sâu bọ. Vào buổi sáng ngày 5/5 theo lịch âm (không phải dương lịch)mọi người sẽ diệt trừ sâu bọ bằng việc ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc khi vừa thức dậy. 

Đây cũng là ngày các con cháu chuẩn bị mâm cơm thắp hương để bày tỏ lòng biết ơn đến Đôi Truân đồng thời mong muốn có một mùa màng bội thu. Tùy vào từng vùng miền và dân tộc sẽ có những vận phẩm cho mâm cỗ cúng khác nhau.

2.1. Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ  Việt Nam

Theo truyền thuyết của Việt Nam, vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo đến rất đông, ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.

Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.

Tết Đoan Ngọ Và Những Điều Cần Biết

Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ. Xem thêm ngày tốt các tháng trong năm tại ThienMenh

Dựa vào truyền thuyết này có thể khẳng định, Tết Đoan Ngọ của Việt Nam có nét riêng khác biệt, không phải bắt nguồn từ Trung Quốc như một số người vẫn lầm tưởng. 

2.2. Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam

Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn gọi là Tết diệt sâu bọ vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.

Hiện nay, ở một số làng quê Việt vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này. Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ "Tết giết sâu bọ" là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân... vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về nhà đoàn tụ với gia đình.

Vào thời điểm này, trái cây, hoa lá bắt đầu đơm hoa kết trái mong một mùa bội thu, vì vậy, hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra còn có những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.

Vào ngày 5/5, các gia đình, thôn xóm nhộn nhịp hẳn lên, nhà nào cũng dậy từ sớm chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên và hoa quả cùng các loại bánh tuỳ theo vùng miền. Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu.

Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro... để diệt trừ “sâu bọ”, xua đuổi hết bệnh tật...

Tết Đoan Ngọ Và Những Điều Cần Biết

3. Một số phong tục truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ

Theo lệ, đúng ngọ (12h trưa), người dân ở các vùng thôn quê rủ nhau đi hái lá. Đây là thời khắc có dương khí tốt nhất, là giờ mặt trời toả ánh nắng tốt nhất trong năm. Lá cây cỏ hái được vào giờ này có tác dụng chữa bệnh rất tốt như các bệnh ngứa ngoài da, nhất là các bệnh về đường ruột hay khi cảm mạo, đem những lá thuốc này nấu nước xông giải cảm rất tốt.

Ngày xưa, vào ngày này, người ta còn có tục nhuộm móng chân, móng tay, tục khảo cây lấy quả, tục treo ngải cứu để trừ tà... Những em bé chưa biết đi thì được lấy một ít vôi quệt vào thóp, vào ngực và rốn để chúng không bị đau bụng, nhức đầu. Tuy nhiên, phần lớn các tục lệ này nay đã được bãi bỏ, chỉ còn giữ lại tục tắm nước lá và tục hái lá thuốc.

Nơi phố phường, thị thành, không nhiều vườn tược, cỏ cây, người dân có lệ đi mua lá thuốc ngày mồng 5. Dịp này, những người buôn bán từ quê ra đều mang theo đủ thứ loại lá bày bán. Lá được xắt nhỏ, phân từng loại riêng biệt, người đi chợ chọn lấy những lá có mùi vị ưa thích mua về, đúng ngọ ngày mồng 5, lại đem ra phơi khô rồi bọc lại để trong tủ thuốc gia đình, dùng khi nhà có người ốm đau.

Theo phong tục truyền thống, sáng sớm tết Đoan Ngọ mọi người sẽ mua ruợu nếp cái và các loại hoa quả đúng mùa để thắp hương sau đó sẽ ăn các loại này để nhằm diệt sâu bọ trong bụng.

Tết Đoan Ngọ Và Những Điều Cần Biết

4. Những món ăn không thể thiếu trong dịp Tết

Theo truyền thống của từng miền, vào ngày này, ngoài hoa quả, những món ăn cũng khác nhau. 

4.1. Rượu nếp

Miền Bắc: Tại Hà Nội và một số vùng của miền Bắc vào ngày 5/5 âm lịch thì rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm, là món không thể thiếu. Người ta cho rằng, bộ phận tiêu hoá của con người thường có các loại ký sinh gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được. Duy có ngày này, các loại ký sinh này thường ngoi lên, con người có thể ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp, có thể loại bỏ chúng.

Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì rất hiệu nghiệm. Rượu này chủ yếu là xôi còn nguyên hạt lên men, còn gọi là "cái". Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Người già, con trẻ đều có thể ăn loại rượu này.

Cơm rượu miền Trung: Cơm rượu được làm từ phương pháp lên men cổ truyền. Đây là món tráng miệng, lại giúp dễ tiêu hóa nên đã được nhiều gia đình miền Trung tự chế biến trong bữa ăn. Cơm rượu nếp miền Trung thường có hình dáng vuông vức.

Cơm rượu nếp miền Nam: Ở các tỉnh miền Nam, cơm rượu nếp được gọi là cơm rượu. Cơm rượu không để rời mà viên thành từng viên tròn trước khi ủ. Món cơm rượu ở miền Nam thường có nước tiết ra và cũng được pha thêm nước đường, rất ngon nếu ăn kèm với xôi vò giống như món xôi chè ở miền Bắc.

4.2. Bánh tro

Đây là món ăn truyền thống của người dân ở vùng Nam bộ và một số nơi miền Bắc Việt Nam. Bánh thuôn dài hoặc hình chóp với các biến tấu khác nhau như nhân ngọt hoặc mặn hay chay. Khi ăn bánh tro người ta tin rằng bệnh tật trong người sẽ biến mất. Bánh có vị thanh mát, ngai ngái nồng nồng của nước tro rất tốt cho đường tiêu hóa và phù hợp với tiết trời mùa hè. Bánh tro thường được ăn kèm với mật mía.

Tra cứu lịch vạn niên hôm nay tại ThienMenh.Net

4.3. Hoa quả theo mùa

Hoa quả theo mùa là vật không thể thiếu trong mỗi mâm cúng thắp hương của người Việt trong mỗi dịp Tết Đoan Ngọ. Hoa quả được lựa chọn chủ yếu là các loại quả mùa hè tươi ngon có vị chua thơm nức.

Ở miền Bắc bạn có thể chọn mua các loại hoa quả như mận, vải, đào, dưa hấu, dứa…để cúng Tết. Đặc biệt nếu thiếu đi mận vải thì Tết Đoan ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa

4.4. Thịt vịt

Ở miền Trung thịt vịt thường xuất hiện trong các mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ. Theo quan niệm dân gian thì ngày 5/5 âm lịch khí trời nóng bức, trong khi đó thịt vịt có tính mát bổ giải nhiệt trong những ngày này.

Tại TP.HCM, vịt quay, heo quay ngày này thường tăng hơn so với ngày thường.

4.5. Bánh khúc và chè trôi

Bánh khúc là món ăn sáng điểm tâm dần trở nên phổ biến tại các tỉnh thành phía bắc có nguồn gốc từ Lào Cai. Bánh khúc được làm từ gạo nếp, rau khúc, đậu xanh, vừng đen… có thể hấp hoặc rán phù hợp với khẩu vị từng người.

Chè trôi nước cũng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết này tại các vùng miền. Những viên chè được làm từ bột gạo nếp bên trong là nhân đỗ xanh có vị ngọt của đường ăn cùng nước cốt dừa béo ngậy trở thành món ăn được nhiều người yêu thích.

5. Những kiêng kỵ cần tránh ngày Tết

Ngày Đoan Ngọ là ngày đánh dấu thời tiết mới, người dân cầu cho mùa màng bội thu vì vậy bạn cần lưu ý kiêng kỵ những điều sau:

- Không nên để rơi hay mất tiền: Dù đi đâu cũng nên cần thận bảo vệ tài sản và tiền bạc của mình vì theo quan niệm rơi hay mất tiền trong ngày Tết Đoan Ngọ sẽ khiến bạn rơi mất tài lộc.

- Không nên dừng chân ở nơi âm u, nhiều tà khí: Trong ngày này,, nếu đi ra khỏi nhà không nên dừng chân ở những nơi âm u nhiều tà khí như bệnh viện, nghĩa trang hay nhà tang lễ… vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Không nên để giày dép lộn xộn: Quan niệm xa xưa cho rằng, giày dép trong tiếng Hán đồng âm với từ tà (tức tà khí), nếu để lộn xộn lung tung sẽ dễ chiêu dụ tà khí. Vậy nên để mũi giày hướng ra ngoài tránh ảnh hưởng đến đường tài lộc và tình duyên.

- Không nên soi gương sau 12h đêm: Không nên soi gương 12h đêm vì khoảng thời gian này âm khí hoạt động mạnh. Nếu soi gương hay chụp ảnh rất dễ chiêu âm khí và không tốt cho sức khỏe cũng như xảy ra những hiện tượng khó lý giải.

- Tránh mua đồ lưu niệm trong ngày Tết Đoan Ngọ: Quan niệm này được nhiều người xưa cho rằng, mọi vật đều chứa linh khí nếu tốt sẽ mang lại may mắn tài lộc còn nếu không tốt sẽ mang những điều xui xẻo. Vì vậy nếu đi du lịch vào những ngày này bạn cần tìm hiểu kỹ để tránh sai lầm.

Xem thêm tử vi hàng ngày tại ThienMenh.Net

- Dùng chỉ ngũ sắc xanh đỏ trắng đen vàng tết thành dây ngũ sắc để đeo cho trẻ con hoặc treo trên giường, nôi của trẻ nhỏ để tránh tà tránh họa.

- Nên ăn các loại thực phẩm đủ ngũ sắc để trừ độc, chế sát.

- Nhà ai đang có người ốm trong ngày nên phóng sinh sẽ có hiệu quả cao hơn ngày thường rất nhiều.

- Nếu vận thế đang không thuận, sức khỏe không tốt, dịp Tết Đoan Ngọ có thể dùng thêm cành đào hoặc gỗ đào để trừ ách.

- Tết mùng 5/5 cũng là thời điểm Dương khí quá vượng, nên uống nước trà hoặc các thức uống mát để tốt cho sức khỏe.

- Khi ra ngoài không nên nhặt những đồ không rõ nguồn gốc mang về nhà vì rất dễ rước họa về nhà.

- Treo lá ngải và xương bồ trước cửa nhà để tránh bọ độc và tà khí.

Hy vọng, bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về ngày Tết Đoan Ngọ truyền thống trong văn hóa người Việt Nam.

Xem thêm: 

Văn khấn Nôm truyền thống Tết Đoan Ngọ ngày 5-5 âm lịch

Tử vi phương đông

Tin về Phong tục tập quán

10 Dấu Hiệu Của Trí Tuệ Cảm Xúc

Phong tục tập quán - 7 tháng trước
Trí tuệ cảm xúc bắt đầu với cái được gọi là nhận thức cá nhân và xã hội, khả năng nhận biết cảm xúc và tác động của chúng.

Giải Mã Giấc Mơ: Mơ Thấy Răng Rụng Có Ý Nghĩa Gì?

Phong tục tập quán - 8 tháng trước
Giấc mơ có nhiều cách giải thích khác nhau tùy theo bối cảnh mà những đồ vật hoặc tình huống đó được mơ.

3 Quy Tắc Và 5 Mẹo Kiểm Soát Tính Bốc Đồng

Phong tục tập quán - 8 tháng trước
Khi bạn khám phá ra các chiến lược để bỏ qua các triệu chứng bốc đồng và hậu quả là mất kiểm soát cảm xúc, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhiều về m

Số Nợ Nghiệp Chướng Và Ý Nghĩa Của Chúng

Phong tục tập quán - 9 tháng trước
Khi ai đó được sinh ra, họ mang theo năng lượng số tùy thuộc vào ngày sinh và tên mà họ nhận được.

Mẹo Để Giữ Bình Tĩnh Trong Những Tình Huống Căng Thẳng Theo Cung Hoàng Đạo

Phong tục tập quán - 12 tháng trước
Thông qua Chiêm tinh, bạn có thể hiểu rõ hơn về đặc điểm tính cách của từng cung và thông qua chúng, hiểu rõ hơn cách bạn đối phó với căng thẳng và nh

Ý Tưởng Giúp Bạn Kiên Cường Trong Thời Kỳ Khủng Hoảng

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Nếu bạn có một mục tiêu tối cao ở phía trước, bạn sẽ không đạt được nó bằng cách chạy theo nó. Bạn phải tiến bộ dần dần, đặt ra những mục tiêu ngắn hạ

5 Cách Xây Dựng Khả Năng Phục Hồi Cảm Xúc Của Bạn

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Sự tăng trưởng và phát triển cá nhân diễn ra mạnh mẽ hơn khi mọi người bước ra khỏi vùng an toàn của họ.

6 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Đang Lãng Phí Cuộc Đời Mình

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Nếu bạn không sống đích thực, có lẽ bạn đang phải đối mặt với một số nỗi sợ hãi và trở ngại khiến bạn không thể tiến lên phía trước.

7 Đặc Điểm Của Người Tự Nhận Thức - Tích Cực

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Những người tự nhận thức có khả năng điều chỉnh cách tiếp cận và phong cách của họ cho phù hợp với các tình huống khác nhau

7 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Đang Yêu Nhầm Người

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Bài viết này có vẻ hơi buồn, nhưng nó sẽ làm sáng tỏ những điều mà mọi người chỉ khám phá ra khi họ trải qua những tình huống khó khăn trong tình yêu.