Hiểu một cách đơn giản, tiết Sương giáng chính là những màn sương, lớp sương, khối hơi nước lớn từ từ chìm lắng xuống bề mặt đất, tạo nên độ ẩm khá cao, lạnh, hạn chế tầm nhìn.
Sương giáng là tiết khí thứ 18 trong 24 tiết khí trong Lịch Vạn Niên của các nước Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên. Nó thường bắt đầu vào khoảng ngày 23 hay 24 tháng 10 dương lịch, khi Mặt Trời ở xích kinh 210° (kinh độ Mặt Trời bằng 210°). Đây là một khái niệm trong công tác lập lịch âm dương của các nước Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại.
Sương là những làn hơi nước mỏng manh như lớp khói, nó được bốc lên từ mặt ao hồ, sông suối, mặt đất tạo thành. Từ “giáng” nghĩa là rơi xuống, hạ xuống, rớt xuống, hoặc chỉ một dạng vật chất có khối lượng tương đối nặng chìm dần xuống phía dưới.
Hiểu một cách đơn giản, tiết Sương giáng chính là những màn sương, lớp sương, khối hơi nước lớn từ từ chìm lắng xuống bề mặt đất, tạo nên độ ẩm khá cao, lạnh, hạn chế tầm nhìn.
Theo quy ước, tiết sương giáng bắt đầu từ khoảng ngày 23 hay 24 tháng 10 dương lịch khi kết thúc tiết hàn lộ và kết thúc vào khoảng ngày 7 hay 8 tháng 11 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết lập đông bắt đầu.
Tiết Sương Giáng là tiết khí cuối cùng của mùa thu, lịch vạn sự ghi lại, Sương Giáng đánh dấu sự bắt đầu của mùa đông. Nhiệt độ giảm dần, không khí ngập tràn hơi nước ngưng tụ thành sương nhỏ, thậm chí là băng màu trắng ngà hình lục giác (ở những nơi có nhiệt độ thấp như núi cao) nên mới có tên là tiết Sương Giáng. Theo tự nhiên thì đây là lúc mà vạn vật chuẩn bị tích trữ năng lượng, đồ ăn để chống chọi với mùa đông giá rét.
Thực vật chui vào lớp vỏ sâu trong lòng đất, động vật ẩn mình vào hàng tối, một số loài bắt đầu ngủ đông, điển hình là loài gấu. Sương Giáng khí hậu không quá ẩm ướt, chủ yếu là khô lạnh. Cảnh quan lúc này đẹp nhất là ở vùng Tây Bắc, Đông Bắc, nơi có địa hình cao, nhiệt độ xuống thấp hơn, có cảm giác se se lạnh đặc trưng rất cuốn hút.
Với những đặc điểm về thời tiết khí hậu như trên sẽ gây ảnh hưởng xấu đối với sự phát triển cây trồng. Nhiều loại hoa màu vụ đông hoặc rau ôn đới dù có khả năng chịu lạnh tương đối tốt, nhưng gặp kiểu thời tiết sương giáng cũng chậm phát triển, vì bị che khuất nên lượng ánh sáng giảm hẳn, nhiệt độ xuống thấp, hơn nữa, lượng hơi nước được tạo ra trong tiết Sương giáng chính là lượng hơi ẩm bị không khí khô hanh rút đi, nên vì thế đất đai, thực vật môi trường xung quanh không ẩm, nồm như tiết Vũ thủy, ngược lại tình trạng thiếu nước, khô hạn, độ ẩm không khí thấp diễn ra. Ở nhiều khu vực núi cao, vĩ độ cao tình trạng này càng diễn ra nghiêm trọng.
Đối với động vật trong tiết khí này rất dễ nhiễm lạnh từ sương mù, hơi nước và có thể bị bệnh dịch, đặc biệt là các loài gia cầm, gây thiệt hại nghiêm trọng nặng nề đối với ngành chăn nuôi. Vì thế nên bắt đầu từ thời điểm tiết Sương giáng cần hết sức chú ý công tác phòng bệnh dịch cho gia súc, gia cầm.
Đối với con người, tiết Sương giáng khiến nhiều người có nguy cơ bị nhiễm lạnh và mắc các bệnh về hô hấp, khớp xương... Nên điều chỉnh dinh dưỡng, tăng cường những thực phẩm giàu chất béo, đạm, vitamin để tăng sức đề kháng. Những hoạt động trong tiết Sương Giáng cần lưu ý tránh giai đoạn sương dày đặc vào ban đêm và buổi sáng sớm, nên mặc ấm, giữ gìn cơ thể. Khi sương mù dày đặc hạn chế tầm quan sát cần đặc biệt lưu ý khi tham gia giao thông, nhất là khu vực núi cao, địa hình phức tạp, đèo dốc quanh co.
Xem ngày tốt xấu trong tiết Sương Giáng tại ThienMenh.Net
Thời tiết Sương Giáng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của con người, vì vậy cần có những quy tắc dưỡng sinh nhằm nâng cao sức khỏe, trải qua mùa đông bình an.
Ngạn ngữ có câu “bổ Đông không bằng bổ tiết sương giáng”, tức là bồi bổ vào mùa Thu còn tốt hơn bồi bổ vào mùa Đông, thậm chí còn quan trọng hơn việc bồi bổ vào bất cứ lúc nào trong năm, bồi bổ vào mùa Thu trước tốt thân thể, làm ít mà công to.
Hết tiết sương giáng là đến mùa Đông, mọi người nên chú ý giữ ấm, sáng sớm phải mặc dày, ra ngoài nên mang theo áo khoác phòng khi trời lạnh. Nhất là phải bảo vệ đầu gối, vì đầu gối gặp lạnh thì mạch máu co lại khiến tuần hoàn máu trì trệ, những ai bị đau buốt lâu năm dễ bị tái phát hoặc nặng thêm, cho nên khi trời lạnh cần phải chú ý giữ ấm chân.
Trước và sau tiết sương giáng, chức năng tỳ vị hoạt động mạnh dễ tái phát bệnh viêm loét dạ dày, còn có thể xuất hiện vết loét mới. Bởi vì trời lạnh, mọi người thường thích ăn các món nướng nặng mùi vị, món tê cay, lẩu… thật ra vào tiết này nên hạn chế ăn đồ nướng, cay, lạnh. Mùa Thu nên bồi bổ hòa hợp, người quá dễ bị nhiệt phải chú ý kiện tỳ dưỡng vị, dưỡng âm nhuận táo, những đồ ăn thích hợp gồm: Thịt bò, thịt gà, củ cải trắng, ngô, hạt dẻ, lê, hoa bách hợp, mật ong, củ mài, củ sen…
Mùa Thu đi kèm với thu táo luôn khiến mọi người dễ bị miệng khô lưỡi khô, cuối Thu cũng là thời điểm bệnh viêm phế quản mạn tính dễ tái phát hoặc nặng hơn, có thể thường xuyên ăn cháo hoặc các thực phẩm tư nhuận khác, nên chọn các thực phẩm như lê, táo, bạch quả, cà rốt, củ cải trắng… đều có tác dụng phòng bệnh về đường hô hấp.
Rau quả mùa Thu rất phong phú, người xưa đã biết “thuốc bổ không bằng thực bổ”, tức là bồi bổ bằng thuốc cũng không bằng bồi bổ bằng thực phẩm, ăn thực phẩm đúng mùa là tốt nhất với cơ thể, trong đó cũng ẩn chứa an bài và ban ân xảo diệu của Trời cao.
Nếu muốn dùng thuốc Đông y để trừ lạnh, ấm dạ dày, có thể dùng 4 vị thuốc xuyên khung (8g), đương quy (12g), thục địa (12g), bạch thược (8g) nấu thành tứ vật thang, đây đúng là món canh thuốc tốt để tư âm bổ huyết trong mùa Thu.
Tứ vật thang vốn chính là phương thuốc Đông y rất dễ nhập môn, độ phù hợp với già trẻ lớn bé trong nhà đều cao, có thể cho thêm táo đỏ, cẩu kỷ giúp ngon miệng hơn. Nếu nấu chung với thịt gà hoặc xương sườn thì món canh càng ngọt, kết hợp với mì sợi, rau chần, thì đúng là một món ăn vừa ngon lại có tác dụng dưỡng sinh rất tốt.