Nhiều người tin rằng, những người sinh ra trong tiết Cốc Vũ sẽ mang đặc tính của đất trời theo tiết khí này, cả người sáng bừng nhiệt tình, khoan khoái, phóng khoáng.
Cốc vũ là gì? Theo Hán văn thì “cốc” nghĩa là những hạt ngũ cốc nói chung, “vũ” nghĩa là mưa. Cốc vũ hiểu một cách đầy đủ là mưa rào, mưa nặng hạt như những hạt ngũ cốc (khác với mưa xuân của tiết Vũ thủy như những hạt bụi hoặc hạt bột đã được rây li ti), Cốc vũ còn được hiểu là những trận mưa rào rất tốt cho mùa màng, ngô lúa, ngũ cốc, hoa màu... Như vậy, tiết Cốc vũ chính là mưa rào.
Tiết Cốc Vũ là tiết khí gắn bó chặt chẽ nhất với nông nghiệp, việc đồng áng. Thời tiết ôn hòa, mưa nhiều, thường xuyên có mưa to, nóng ẩm, vạn vật sinh trưởng mạnh mẽ. Bởi thế mà người xưa mới có câu “Cốc Vũ quá ba ngày, trong vườn ngắm mẫu đơn”, ý chỉ thời điểm trăm hoa đua nở, cây cối tươi tốt, cả không gian bừng bừng sức sống.
Cốc Vũ bắt đầu từ ngày 20 tháng 4 Dương lịch ( Cốc Vũ không tính theo âm lịch) – thời điểm mặt trời ở vào kinh độ 30º. Điển tích của tên gọi Cốc Vũ là từ cổ nhân “vũ sinh trăm cốc”, tức là mưa nhiều có lợi cho các loại cây nông nghiệp sinh trưởng. “Thanh Minh đoạn tuyết, Cốc Vũ đoạn sương”, nghĩa là đến Tiết Thanh Minh thì hết tuyết, đến tiết Cốc Vũ thì hết sương muối. Tiết khí này chấm dứt hoàn toàn những cơn gió mát lạnh thay vào đó là khí nóng mùa hạ. Thời điểm này, hoa màu sinh trưởng tốt nhất, nên tiến hành gieo cấy chính vụ.
Cốc Vũ là tiết khí thứ 6 trong 24 tiết khí hàng năm, cũng là tiết khí cuối cùng của mùa xuân, hàng năm cứ đến trước hoặc sau ngày 20/4 là Cốc Vũ. Từ "Cốc Vũ" có nghĩa là "vũ thủy sinh bách cốc".
Theo lịch tiết khí thì Tiết Cốc vũ kết thúc vào ngày 5/5 dương lịch chứ không phải lịch âm như nhiều người vẫn tưởng. Trong thời điểm này thì Mặt trời ở vị trí xích kinh 30 độ. Từ sau tiết Cốc vũ, cảnh sắc trong tự nhiên, đời sống các loài sinh vật, hoạt động của con người, âm dương, ngũ hành, lý khí có nhiều sự thay đổi biến động.
Tiết Cốc Vũ trong Lịch Vạn Sự đến bằng những cơn mưa rào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ do khối không khí hải dương mang theo hơi nước từ các đại dương thổi vào đất liền, khi chúng gặp địa hình chắn gió hay mật độ hơi nước rất cao sẽ ngưng tụ tạo thành giọt nước và gây mưa. Những cơn mưa rào này đem lại một nguồn nước đáng kể cho muôn loài, nhất là cây cối.
Trong cơn mưa thường có kèm theo sấm chớp, sự phóng điện tích giữa hai đám mây mang điện tích khác nhau sẽ tạo ra tia hồ quang và tiếng nổ vang trời. Những tia hồ quang gây nên phản ứng hóa học tạo thành axit nitoric kết hợp cùng với lượng nước mưa rơi xuống mặt đất và phản ứng với các muối, bazơ trong đất và tạo ra một loại phân đạm rất tốt cho sự sinh trưởng và phát triển cây trồng, cây cối gặp lượng nước và hợp chất cần thiết này sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn.
Đối với một số loại trái cây ngắn ngày không theo mùa vụ khi gặp loại axit này sẽ rút bớt lượng nước trong trái cây, cùng với nhiệt độ, tinh bột chuyển hóa thành đường nhanh hơn, trái cây sẽ được kích thích nhanh chín, điều này dễ quan sát thấy khi sau những trận mưa thì trái cây chín rất nhanh. Ca dao có câu:
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên
Đối với những loài động vật có sự hoạt động mạnh mẽ. Thời điểm sau tiết Cốc vũ, các loài chim sau khi cặp đôi thường làm tổ, đẻ trứng, chuẩn bị một mùa sinh sản mới. Những cơn mưa cuối mùa xuân, đầu mùa hạ thường có những tiếng ếch nhái kêu rất nhiều. Tiếng kêu đó chính là tiếng gọi bạn tình của những loài lưỡng cư, ếch nhái, và sau tiết Cốc vũ chính là thời điểm các loài này sinh sản mạnh nhất trong năm.
Thời điểm tiết Cốc Vũ bắt đầu cũng chính là lúc là nhiều loài cây đã trổ hoa, ong đi hút nhụy, giúp cây thụ phấn và bắt đầu tạo thành những loại mật ong ngon ngọt. Sau thời điểm tiết Cốc Vũ này cuộc sống của con người bận rộn hơn nhiều, đối với nông dân thì công việc chủ yếu là làm cỏ, chăm bón, thúc đẩy sự phát triển của các loại cây trồng để thu được thành quả tốt nhất.
Nhiệt độ trong những ngày tiết Cốc Vũ ngày càng tăng lên, ánh sáng cũng mạnh mẽ, gay gắt hơn, cùng với những cơn mưa đầu hạ cảm giác oi bức, ngột ngạt và độ ẩm cao, một số người không kịp thời thích nghi có thể bị cảm, nhiễm phải nắng, gió, nước.
Lịch vạn niên cho thấy thời gian này cũng như những ngày tiết Cốc Vũ đến thì có hiện tượng ngày dài, đêm ngắn, tuy mức độ không quá lớn nhưng con người luôn thấy được sự khẩn trương, vội vã trong công việc và nhịp độ sống.
Nửa cầu Bắc ngả nhiều hơn về phía Mặt trời, sau tiết khí này nhiệt độ sẽ còn tăng hơn và không khí còn oi bức, ngột ngạt hơn nữa.
Về mặt ngũ hành ta sẽ thấy được tháng 3 âm lịch là tháng Thìn, Thìn được coi là nơi Thủy khí nhập kho vì thế uy lực của nó yếu ớt. Mộc khí sau khi phát triển đến giai đoạn cực thịnh thì dần suy nhược nhường chỗ cho Hỏa khí, theo quy luật của tạo hóa cực thịnh tất suy. Hỏa khí cường thịnh nên biểu hiện của nó là nhiệt độ, ánh sáng tăng lên không ngừng.
Trong 12 tháng thì mỗi hành chiếm hai tháng, riêng hành Thổ chiếm 4 tháng trong năm. Tháng Giêng, Tháng 2 thuộc hành Mộc. Tháng 4, tháng 5 thuộc hành Hỏa. Tháng 7, tháng 8 thuộc hành Kim. Tháng 10, tháng 11 thuộc hành Thủy. Còn lại bốn tháng 3, 6, 9, 12 là các tháng thuộc hành Thổ, chính là thời gian chuyển tiếp giữa các mùa và các hành. Như vậy, những tháng thuộc hành Thổ có thời tiết tương đối ổn định, tiết Cốc vũ nằm giữa tháng 3 âm lịch là thời kỳ chuyển tiếp giữa Mộc khí sang Hỏa khí mùa hạ.
Xem Lịch vạn niên tại ThienMenh.net
Đối với đặc điểm về ngũ hành như vậy nên yếu tố giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh thường sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính cách và số mệnh của con người, việc nghiên cứu phải được cân nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở sách vở kết hợp với các hiện tượng thời tiết, nhịp sinh học ngoài tự nhiên.
Thời điểm tiết Cốc vũ là thời kỳ nhiều loài sinh vật bước vào mùa sinh sản, cuộc sống của muôn loài biến động muôn màu, muôn vẻ, phức tạp không ngừng. Vì vậy việc dự đoán cũng cần căn cứ trên đặc điểm những tính chất phong phú, đa dạng, phức tạp và nhiều màu sắc này.
Vì thời điểm này nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng rất mạnh, biến hóa phức tạp vì thế nên việc điều dưỡng sức khỏe, căn cứ theo các đặc điểm âm dương, ngũ hành, thời tiết để tránh tình trạng bất lợi cho sức khỏe, đau ốm, nhiễm bệnh, trúng gió, bị cảm. Theo lời khuyên của những người giỏi về y học, dinh dưỡng thì nên tạo ra sự thoáng mát trong không gian sinh hoạt, uống nhiều nước hơn, hạn chế những thực phẩm nhiều dầu mỡ, hay quá mặn... dùng thêm những đồ uống tính mát có thể giải khát, thanh nhiệt...
Tiết khí Cốc Vũ là dấu mốc kết thúc hoàn toàn mùa xuân và chuyển sang mùa hè. Đây cũng là lúc mà ngư dân tiến hành tập tục tế biển. Mưa nhiều, hạ tới cũng là lúc thuận lợi cho một mùa biển mới, những người ngư dân tiến hành tế thần biển, cầu mong mưa thuận gió hòa, biển yên sóng ả, ra biển được mùa.
Dưỡng sinh trong tiết Cốc Vũ khá quan trọng, vì thời tiết oi bức nên người thường mệt mỏi, bệnh dịch lây lan nhanh chóng. Để bảo trì thân thể, cần thích ứng với ngoại cảnh, sáng sớm không tắm nước lạnh, không ra sương gió tránh cảm mạo. Thể chất mẫn cảm với phấn hoa hay mắc bệnh viêm xoang, bệnh đường hô hấp phải cẩn trọng, giảm bớt hoạt động bên ngoài. Ẩm thực giảm bớt thực phẩm chứa nhiều albumin, thực vật cay nóng, dùng thêm những đồ uống tính mát có thể giải khát, thanh nhiệt...
Nhiều người tin rằng, những người sinh ra trong tiết Cốc Vũ sẽ mang đặc tính của đất trời theo tiết khí này, cả người sáng bừng nhiệt tình, khoan khoái, phóng khoáng.