LỊCH CÁC SỰ KIỆN KINH PHẬT THÁNG 8

Xem lịch tháng

CÁC SỰ KIỆN PHẬT GIÁO THÁNG 8 NĂM 2045

19
6/2045

Ngày Vía Đức Quán Thế Âm (thành đạo)

Dương lịch: 1/8/2045
Vào ngày vía Quan Âm Bồ Tát các Phật tử mọi nơi thường đi lên chùa chiền tụng kinh niệm phật, một số khác thì thờ cúng ngay tại nhà. Những việc nên làm vào ngày vía của Ngài nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, tưởng nhớ biết ơn công đức Bồ Tát.
19
6/2045

Ngày Vía tổ Khánh Hoà, tổ thứ nhất của phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam.

Dương lịch: 1/8/2045
Công cuộc Chấn hưng Phật giáo Việt Nam là một phong trào vận động cho sự phục hưng Phật giáo nhằm tìm lại các giá trị truyền thống và phát triển hoằng bá Phật giáo tại Việt Nam, bắt đầu từ đầu thế kỉ 20. Công cuộc này đi đầu là thiền sư Khánh Hòa
24
6/2045

Ngày Đại đức Thích Thanh Tuệ vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 13-8-1963)

Dương lịch: 6/8/2045
Đại Đức Thích Thanh Tuệ - tự thiêu năm 17 tuổi - để yêu cầu chính quyền Tổng Thống Ngô Đình Diệm đáp ứng 5 nguyện vọng của Phật Giáo Đồ Việt Nam. Nhục thân của ngài bị chính quyền cướp đi mất.
26
6/2045

Ngày Sư Cô Thích Nữ Diệu Quang vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 15-8-1963)

Dương lịch: 8/8/2045
Cố Ni Sư Diệu Quang thế danh là Ngô Thị Thu Minh, sinh ngày 11-1-1936 tại xã Phù Cát, quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Năm 1963, mùa pháp nạn với phong trào đàn áp Phật giáo, noi theo hạnh nguyện của Bồ- tát Thích Quảng Đức, cố Ni sư đã tự thiêu tại Ninh Hòa vào lúc 8 giờ 30 sáng ngày 15-8-1963
27
6/2045

Ngày Đại đức Thích Tiêu Diêu vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 16-8-1963)

Dương lịch: 9/8/2045
Tỳ kheo-Thích Tiêu Diêu, pháp danh Tâm Nguyện, thế danh là Đoàn Mễ, sinh năm Nhâm Thìn (1892) tại làng An Truyền (tức làng Chuồn), xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Cuộc vận động cho 5 nguyện vọng của Phật giáo diễn ra (5-1963), Tỳ-kheo rời am tranh chùa Châu Lâm để về chùa Từ Đàm - trung tâm lãnh đạo cuộc vận động, để tiện dấn thân vào cuộc tranh đấu
13
7/2045

Ngày Vía Đức Đại Thế Chí Bồ Tát

Dương lịch: 25/8/2045
Đức Đại Thế Chí là một vị bồ tát của ánh sáng trí tuệ trong Phật giáo đại thừa. Bồ tát Đại thế chí còn gọi là Đắc đại thế Bồ tát, Đại tinh tấn Bồ tát, Vô biên quang Bồ tát... Đại thế chí Bồ tát vì Bồ tát dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, làm cho chúng sanh trong mười phương thế giới thoát khổ thành tựu quả vị Vô thượng bồ đề. Đắc đại thế Bồ tát vì Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới điều phục và tiếp độ hạng chúng sanh cang cường khó độ. Đại tinh tấn Bồ tát vì Bồ tát có sức tinh tấn vĩ đại, điều phục các phiền não và giáo hoá chúng sanh không bao giờ mệt mỏi.
15
7/2045

Lễ Vu Lan Bồn

Dương lịch: 27/8/2045
Lễ Vu Lan Bồn còn được hiểu là lễ báo hiếu công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Lễ này trùng với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Vào ngày này, mọi tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế thờ cúng
15
7/2045

Ngày Tự tứ và Mãn hạ của Tăng Ni, cũng là ngày dâng cúng y công đức,

Dương lịch: 27/8/2045
Từ lâu, dâng y cúng dàng đã trở thành truyền thống thiêng liêng đối với người Phật tử. Truyền thống tốt đẹp này có từ thời Đức Phật còn tại thế. Hàng năm, khi mùa Vu lan báo hiếu về, trong khi những bậc xuất gia chuẩn bị cho ngày lễ Tự tứ trọng đại, thì người cư sĩ Phật tử tại gia lại cẩn thận lựa những nếp vải hoại sắc, xếp thành hình hoa sen dâng lên cúng dàng chư Tăng Ni, hồi hướng trọn vẹn công đức báo hiếu cha mẹ nhân ngày Vu Lan thắng hội, Tự tứ mãn hạ.
15
7/2045

Ngày mất Cư sĩ Nguyễn Hữu Kha, pháp danh Thiều Chửu, mất ngày tức ngày 16.6 (Dương Lịch) năm Giáp Ngọ

Dương lịch: 27/8/2045
Cư sĩ Thiều Chửu - Nguyễn Hữu Kha là một Phật tử xứng đáng tiêu biểu cho hàng Cư sĩ trong tứ chúng môn đồ của Phật. Bàn tay đóng góp của người ghi đậm trong lịch sử chấn hưng Phật giáo miền Bắc Việt Nam. Và hơn nữa, xứng đáng là gương mẫu tiêu biểu cho sự trọng thị một nhân cách khiêm ái từ hòa của người con Phật.

BÌNH LUẬN