Sự vi diệu của Tiêu Tai Kiết Tường Thần Chú không phải ở việc đọc tụng kinh hàng ngày mà là ở sự nỗ lực tu tập,“không cần hình thức, chỉ cần chúng ta nhất tâm
Nam mô tam mãn đa, mẫu đà nẫm, a bát ra để hạ đa xá, ta nẳng nẫm, đát điệt tha:
Án khê khê, khê hế, khê hế, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát đa nhập phạ ra, bát đa nhập phạ ra, đề sắc sá, đề sắc sá, sắc trí rị sắc trí rị, ta phấn tra, ta phấn tra, Phiến để ca, Thất rị duệ, Ta phạ ha
Namah samanta, Buddhanam, apratihatasa, sananam, tadyatha:
OM KHA KHA, KHAHI, KHAHI, HUM HUM, JVALA JVALA, PRAJVALA PRAJVALA, TISTA TISTA, SITIRI SITIRI, SPHATI SPHATI, SHANTIKA, SRIYE SVAHA.
Nghĩa:
Hỡi ánh lửa rực rỡ của Như Lai Vô Kiến Đảnh Tướng đã thiêu cháy mọi năng chấp, sở chấp hãy tỏa sáng rực rỡ khiến cho con được an trú trong sự gia trì này nhằm phá tan sự trì độn chậm chạp của Nội Chướng và Ngoại Chướng. Đồng thời khiến cho con dứt trừ được mọi tai nạn, thành tựu tất cả những điều tốt lành.
Trong buổi giảng pháp về công năng của thần chú Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú, Đại Đức Thích Thiện Thuận đã giảng cực kỳ dễ hiểu cho Phật tử. Sau đây ThienMenh.NET xin được trích dẫn bài giảng cho quý bạn đọc hiểu được sự vi diệu và linh ứng của Thần Chú.
“Tiêu Tai Kiết Tường Thần Chú” được Đức Phật nói trong “Kinh Xí Thạnh Quang Đại Oai Đức Tiêu Tai Cát Tường Đà La Ni” là bộ Kinh Gốc được nói ra tại Trì Viên Tinh Xá điều này được chép lại trong Đại Tạng Kinh. Đức Phật chỉ dạy về oai đức to lớn của Thần Chú giúp tiêu tan được mọi tai ách. Ai tụng sẽ được an lành tốt đẹp.
Câu thần chú có ý nghĩa giúp tiêu trừ tai nạn và đạt được thành tựu cát tường. (Tiêu tai: Tiêu trừ tai nạn, Cát tường: Thành tựu cát tường)
“Hỡi ánh lửa rực rỡ của Như Lai Vô Kiến Đảnh Tướng đã thiêu cháy mọi năng chấp, sở chấp hãy tỏa sáng rực rỡ khiến cho con được an trú trong sự gia trì này nhằm phá tan sự trì độn chậm chạp của Nội Chướng và Ngoại Chướng. Đồng thời khiến cho con dứt trừ được mọi tai nạn, thành tựu tất cả những điều tốt lành.”
Câu Thần Chú có 2 ý chính.
Ý thứ nhất: “Hỡi ánh lửa rực rỡ của Như Lai Vô Kiến Đảnh Tướng đã thiêu cháy mọi năng chấp, sở chấp hãy tỏa sáng rực rỡ khiến cho con được an trú trong sự gia trì này nhằm phá tan sự trì độn chậm chạp của Nội Chướng và Ngoại Chướng.”
“Ánh lửa của Như Lai” là ánh sáng rực rỡ phát ra từ Vô Kiến Đảnh Tướng (Vô Kiến Đảnh Tướng là Tướng ở trên đầu, là 1 trong 32 tướng tốt của Đức Phật, không nhìn thấy được nên gọi là Vô Kiến Đảnh Tướng) của Như Lai. Từ Vô Kiến Đảnh Tướng này mới phát ra ngọn lửa trí tuệ phá tan bóng tối của sự vô minh. ánh sáng tuệ giác, lửa của giác ngộ, Đức Phật phóng ánh sáng của Vô Kiến Đảnh Tướng để thiêu cháy mọi năng chấp và sở chấp. Bớt chấp ngã, bớt đối đãi, bớt khổ.
Năng chấp : Tự mình khởi lên chấp
Sở chấp :Hoàn cảnh bên ngoài làm mình bị kẹt
Ví dụ để hiểu rõ hơn về Năng chấp và Sở chấp. Bạn thèm ăn 1 đĩa gỏi xoài chua chua ngọt ngọt cay cay, cái đó gọi là Năng Chấp( khởi từ ý niệm bên trong). Nhưng con của bạn rang đậu phộng cháy đen làm mất ngon, làm bạn bực tức cái đó gọi là Sở Chấp
Vì Năng Chấp và Sở Chấp khiến mình đau khổ. Do có Năng Chấp và Sở Chấp mà ta có chướng ngại.
Sở dĩ Đức Phật nói bài kinh này và câu thần chú này là vì đại sự Nhân duyên Đức Phật muốn giúp cho chúng sanh vượt qua được tất cả chướng nạn khổ ách để thành tựu tốt đẹp bắt buộc dạy chúng sanh diệt trừ ngã chấp, vượt qua đối đãi thì Đức Phật phải hiện lên tướng Vô Kiến Đảnh Tướng. Đức phật khai thị cho chúng ta thấy Khổ là do chấp trước Khổ đau trong cuộc đời này, tai nạn trong cuộc đời này đều do năng chấp và sở chấp mà ra.
“Nội Chướng, Ngoại Chướng”: đều là Ma chướng không có hình tướng, đều là phiền não từ tâm khởi lên. Nội chướng là những chướng ngại từ bên trong, ngoại chướng là chướng ngại từ bên ngoài nó tác động đến chúng ta. Ma chướng là những cái mang tính cách ngăn cản ta hướng đến điều tốt. Nhân quả đang chi phối là hưởng nhân tốt k. Ví như gặp điều vui vẻ thì sinh tâm vui vẻ, gặp điều xấu thì thì sinh tâm phiền não. Do đó, phải giữ tâm an định, đừng để nó chi phối mình nhiều, dùng tâm bình tĩnh mới có thể tránh khỏi nội chướng và ngoại chướng.
Ai cũng có nội chướng và ngoại chướng. Năng lực có sẵn trong chúng ta, ngoài công phu tu hành trong chúng ta thì k có cách nào vượt qua được Ma chướng.
Ý thứ 2 cũng không nằm ngoài ý thứ nhất của Thần Chú “Đồng thời khiến cho con dứt trừ được mọi tai nạn, thành tựu tất cả những điều tốt lành.”
Đức Phật nói thêm để điều phối về nội chướng, ngoại chướng...thì có 1 cách duy nhất là khởi tâm tinh tấn tu hành, đối với những điều bất thiện không nên tham gia, còn những điều thánh thiện cố gắng phát huy, nếu chưa phát huy thì làm sao cho nó nảy mầm, cái đó gọi là Tứ Chánh Cần. Nó không phải là kinh tụng nhưng là bài học để thực tập ở mọi lúc mọi nơi. (Gọi Tứ Chánh Cần là Kinh điển tối thượng thừa của Đại Bồ Tát thực hiện mà không cần chuông mõ) Ví dụ khi tiếp chuyện với người khác nghe 1 điều khó chịu mà mình định nói 1 điều gì đó để đối phó lại, thì thực hiện Tứ Chánh Cần là không nói nữa ...Kinh điển thượng thừa Tứ Chánh Cần để giúp cho tâm ổn định lại không bị dao động bởi trần duyên ngoại cảnh, cho nên bên ngoài không gây trở ngại thì tâm không phiền não, cho nên trong tâm cũng không chướng ngại, nội chướng và ngoại chướng đều dừng lại hết. Đó chính là ý nghĩa của người tu tập vượt qua được nội chướng ngoại chướng vượt qua được tai nạn khổ đau thành tựu cát tường như ý
Sự vi diệu của thần chú không phải ở việc đọc tụng kinh hàng ngày mà là ở sự nỗ lực tu tập, “không cần hình thức, chỉ cần chúng ta nhất tâm, dụng tâm chân chánh, thanh tịnh thì mới tương ứng với Vô Kiến Đảnh Tướng, không có dụng tâm đối đãi thì mới phá được chấp trước. Năng Chấp Sở Chấp không tồn tại thì nội chướng ngoại chướng k là gì cả. Tóm lại, Tiêu Tai Kiết Tường Thần Chú có 2 ý
Ý thứ nhất, cầu sự gia trì của Đức Như Lai, gia trì cho chúng ta có thêm nghị lực để chúng ta có thể đập tan đi tất cả mọi chướng ngại do chúng ta chấp trước mà gây ra phiền não trong cuộc đời này để biến thành những tai nạn thảm khốc làm cho chúng ta phiền muộn, đau khổ không nguôi
Ý thứ hai: Chúng ta nỗ lực tu tập sự định tĩnh để có thể đối cảnh, không bị cảnh chi phối trong tâm, không khởi lên những ý niệm phiền não, ngoại không bị cảnh chi phối, trong tâm không loạn động bởi những phiền não. Tâm đại định như thế giúp chúng ta vượt qua mọi chướng ngại của nội ngoại chướng tức là ma chướng bên trong và bên ngoài. Tâm của chúng ta sẽ bình yên, ngay cảnh giới đó chúng ta thoát khỏi những nạn kiếp khổ đau phiền muộn và chúng ta được an lạc giải thoát.
Đây chính là 2 phần trì tụng và thực hành của thần chú tiêu tai. Do đó, bạn đọc có thể trì tụng tiêu tai cát tường thần chú ở đâu cũng được, lúc nào cũng đọc được.