1. Quan Thế Âm Bồ Tát là ai?
1.1. Quán Thế Âm Bồ tát thường được gọi là vị bồ tát của đại từ bi.
Trong tiếng Phạn thì “AVALOKITESHVARA" có nghĩa là vị cứu giúp , quán chiếu thế giới với lòng từ bi.
Người Hoa thì gọi ngài là "KUAN SHIH YIN" hoặc QUAN YIN. Ngài đã phát thệ nguyện cứu khổ cứu nạn các chúng sanh.
Ý nghĩa tên gọi Quán Thế Âm Bồ Tát
- Quán là quán xét, thấy nghe, biết đối tượng thật rõ ràng
- Thế là cõi đời, cỏi hữu tình thế gian.
- Âm là tiếng niệm, tiếng kêu cứu, tiếng cầu nguyện từ mọi nơi đau khổ phát ra.
- Bồ Tát là độ thoát cho loài hữu tình, cứu thoát, giác ngộ cho tất cả các loài chúng sinh có tình cảm được vượt thoát ra khỏi khổ đau ách nạn.
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát đạt được diệu quả Nhĩ căn viên thông nên quán xét và nghe, thấy, biết cùng tột tiếng kêu đau khổ khắp cõi thế gian, hiện ngay nơi đó để cứu độ chúng sanh được vượt thoát tất cả những hiểm nguy. Vì vậy gọi là Quan Thế Âm. Do công hạnh cứu độ tự tại nhiệm mầu đó, nên trong kinh điển còn gọi là Quán tự tại Bồ tát.
1.2. Hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát
- Tranh tượng thường trình bày Quan Âm dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là hình vị Bồ tát tay phải cầm nhành dương liễu và tay trái cầm bình tịnh thủy đứng giữa hồ nước. Có khi Quan Âm đứng có con chim mỏ ngậm xâu chuỗi bồ đề, bên dưới có đứa trẻ bận khôi giáp chắp tay đứng hầu. Phật tử cũng hay vẽ Quan Âm đứng trên hoa sen, cưỡi rồng và cá trong mây, trên thác nước hay hồ sen. Hình ảnh Quan Âm đứng trên một hải đảo cứu người bị nạn cũng phổ biến, biển cả tượng trưng cho luân hồi. Những hình khác cũng khá phổ biến là vị Bồ tát nghìn tay nghìn mắt gọi là Bồ 1 Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Tâm Minh biên dịch, tr. 183-4. 6 tát Chuẩn đề là một hoá thân của Quan Thế Âm có 18 tay và 3 mặt. Đầu: từ 1 đầu, 3 đầu, 5 đầu, nghìn đầu, cho đến 84.000 đầu (đầu tượng trưng cho sự tính toán chịu đựng, gánh vác đương đầu khó khăn). Mắt: từ 2 mắt, 3 mắt, cho đến 84.000 mắt (mắt tượng trưng cho thấu hiểu, trí tuệ, trí tuệ sáng suốt và tùy theo căn cơ đưa họ về an ổn hạnh phúc). Tay: từ 2 tay, 4 tay, cho đến 84.000 tay (tay là tượng trưng cho từ bi vươn tới. Do từ bi mà phát xuất vô lượng phương tiện uyển chuyển khéo léo để độ sanh). Với nhiều đầu, nhiều tay nhưng biểu trưng tấm lòng của ngài sẽ dùng mọi cách giúp người khổ nạn, nên ngài được xem như vị Bồ-tát hoạt động rất tích cực năng nổ, đầy tình thương, luôn luôn sẵn sàng cứu độ, giúp đỡ, chăm sóc mọi chúng sinh khi cần thiết. Hình tượng nhành dương liễu và bình cam lồ là tượng trưng cho lòng từ bi và trí giác ngộ của Ngài sẽ rưới tắt và làm vơi diệu bao nỗi đau khổ, bao điều phiền não đang bừng cháy trong lòng chúng sanh. Hình vẽ một vị Bồ tát ngự trên hoa sen trắng, cưỡi rồng hay cá voi trong biển động ba đào với ý nghĩa rằng: chúng ta đang hụp lặn nổi trôi trong dòng đời đầy sóng gió đau khổ tai nạn nhưng nếu chúng ta thành tâm niệm Quan Thế Âm thì cũng thoát nạn.
1.3. Quan Âm Bồ Tát trong Tượng Di Đà Tam Thánh
- Tượng vẽ Đức Phật A Di Đà đứng giữa, trên tòa sen lớn, hai bên có hai vị Bồ tát đứng trên hai tòa sen nhỏ hơn (có khi vẽ cả ba vị đều ngồi) là Quán Thế Âm (bên trái) và Đại Thế Chí (bên phải). Cũng tương tự như trường hợp hai Bồ tát Văn Thù và Phổ Hiền; Bồ tát Quán Thế Âm tượng trưng cho Bi, Bồ tát Đại Thế Chí tượng trưng cho Trí. Cả hai vị này hộ trì Đức Phật A Di Đà giáo hóa và dẫn đạo chúng sinh về cõi Tịnh độ Cực lạc.
-
Tượng vẽ Đức Phật A Di Đà đứng giữa, trên tòa sen lớn, hai bên có hai vị Bồ tát đứng trên hai tòa sen nhỏ hơn (có khi vẽ cả ba vị đều ngồi) là Quán Thế Âm Bồ Tát (bên trái) và Đại Thế Chí Bồ Tát (bên phải). Cũng tương tự như trường hợp hai Bồ tát Văn Thù và Phổ Hiền; Bồ tát Quán Thế Âm tượng trưng cho Bi, Bồ tát Đại Thế Chí tượng trưng cho Trí. Cả hai vị này hộ trì Đức Phật A Di Đà giáo hóa và dẫn đạo chúng sinh về cõi Tịnh độ Cực lạc.
2. Ngày vía Quan Âm Bồ Tát vào ngày nào trong năm?
2.1. Mỗi năm có 3 ngày Vía Quan Thế Âm Bồ Tát chính là:
- Ngày vía Quan Âm trong tháng 2 – Ngày 19 tháng 2 là ngày Vía Quan Âm Đản Sanh : ngày Quán Thế Âm Đản Sanh. Sự “đản sanh”, “giáng phàm”, “giáng sanh”, “giáng đản”, “đản nhật”, v.v… đều mang ý nghĩa là ngày mà các bậc Phật, Thánh xuất hiện sẽ mang đến sự an vui vĩnh hằng cho nhân thế. Ngày vía Quân Âm Đản Sảnh là ngày mà Đức Quan Thế Âm Bồ Tát sanh ra, cứu độ chúng sanh.
- Ngày vía Quan Âm trong tháng 6 : Ngày 19 tháng 6 là ngày Quán Thế Âm thành đạo.
- Ngày vía phật bà Quan Âm tháng 9 : ngày vía quan âm 19 tháng 9 gọi là ngày Quan Thế Âm xuất gia.
Nhưng không nhất thiết ai cũng phải lập bàn thờ cúng Đức Quan Âm Bồ Tát vào đúng ngày vía Quan Âm. Mà bất kể hàng tháng, ngày vía quan âm trong tháng cứ đúng ngày 19 hàng tháng đều có thể cúng Phật Bà Quan Âm, chúng ta luôn hướng thành tâm về Ngài là đủ. Vì Phật luôn ở trong tâm của mỗi người. Tuy nhiên tốt nhất thì ngày Vía Quan Âm nên cúng đúng ngày, một năm có 3 ngày vào các tháng 2, tháng 6 và tháng 9 âm lịch là tốt nhất.
- Vào ngày vía Quan Âm Bồ Tát, các Phật tử thường ăn chay, niệm kinh và bày lễ cúng chay. Quan trọng nhất chính là lễ bạc tâm thành, cầu mong Phật Bà Quan Âm phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình luôn được bình an vô sự.
- Kinh Lăng Nghiêm: Bồ tát Quan Thế Âm có thuật lại phương pháp tu hành của Ngài là do nghe, trầm tư và tu tập mà nhập chánh định. Bắt đầu Ngài tu từ sự nghe. Ngài chuyển dụng khả năng nghe tiếng bên ngoài mà nghe lại tự tánh nghe của mình. Vành tai như cái loa để nghe ngóng thâu nạp, bây giờ hướng vào. Đến lúc những cái sinh diệt, diệt hết những đối đãi buồn vui, thương giận, ghen ghét hết thì tánh vắng lặng hiện ra và khi ấy chứng được “nhĩ căn viên thông,” được hai thứ thù thắng: một là đồng với từ lực của mười phương chư Phật, hai là cảm thông lòng cầu mong thương cứu của chúng sanh trong sáu đường. Trong khi sự cảm thông của chúng ta với người khác thì có giới hạn vì chúng ta không có tha tâm thông hay nhĩ căn viên thông này.
2.2. Ngày Vía Quan Âm Bồ Tát năm 2021 là ngày nào?
Ngày Vía Quan Âm Đản Sản năm 2021 là ngày 19 tháng 2 năm Tân Sửu lịch âm, lịch dương tức ngày 31/3/2021
Ngày Vía Quan Âm Thành Đạo năm 2021 là ngày 19 tháng 6 âm lịch năm Tân Sửu, lịch dương tức ngày 28/7/2021
Ngày Vía Quan Âm Xuất Gia năm 2021 là ngày 19 tháng 9 âm lịch năm Tân Sửu, lịch dương tức ngày 24/10/2021
3. Cúng gì, Làm gì vào ngày Vía Quan Âm để gặp nhiều may mắn
- Quan Thế Âm Bồ Tát là biểu tượng của sự đại từ, đại bi, của lòng bao dung và vị tha. Người giúp đỡ tất cả chúng sinh vượt qua đau khổ, cứu khổ, cứu nạn nhân loài. Vậy vào ngày vía mẹ Quan Âm, chúng ta nên làm gì để thể hiện lòng tôn kính, biết ơn tới đức Phật Quan Âm?
Vào ngày vía Quan Âm Bồ Tát các Phật tử mọi nơi thường đi lên chùa chiền tụng kinh niệm phật, một số khác thì thờ cúng ngay tại nhà. Những việc nên làm vào ngày vía của Ngài nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, tưởng nhớ biết ơn công đức Bồ Tát. Vậy ngày vía quan âm tụng kinh gì, quý vị nên tụng kinh, niệm phật, đi làm từ thiện, phóng sinh, in ấn kinh Phật,… Hoặc nếu không biết nên làm gì vào ngày vía phật Quan Âm thì chỉ cần không làm điều ác, không làm hại ai, có lòng vị tha, bao dung tất cả và lễ vía quan âm chắp tay thề nguyện 3 điều sau:
3.1. Con xin nguyện luôn yêu thương bản thân mình
- Yêu thương bản thân ở đây có nghĩa là yêu cả bản tính tốt và biết cách nhìn nhận những mặt xấu của bản thân để sửa chữa, hoàn thiện bản thân toàn diện hơn. Nếu ta biết cách yêu thương bản thân là đã yêu thương người thân yêu bên cạnh, không còn để người thân phải lo lắng buồn phiền về mình, tự biết cách đi lên, hoàn thiện mình. Ngày Vía Quan Âm Bồ Tát mà làm được như vậy chính là bạn đã hoàn thành được tâm đại nguyện của đức Quan Âm rồi đấy.
3.2. Con xin nguyện được nhẫn nhục trước mọi thuận cảnh hay nghịch duyên
- Ngày Vía mẹ Quan Âm nên cầu xin sự nhẫn nhục và vị tha. Đức Quan Âm đã nhờ vào sự tâm nhẫn nhục tốt nên đã vượt được qua bao kiếp nạn. Con người ta nếu biết cách luôn nhẫn nhục trước mọi thuận cảnh hay nghịch duyên thì sẽ giúp bản thân luôn bình tĩnh, xử lý được mọi việc được thấu đáo. Sự nhẫn nhục ở đây giúp cho tâm thanh tịnh chứ không phải là để nghĩ cách báo thù đâu nhé.
3.3. Con xin nguyện lắng nghe sâu sắc nỗi thống khổ của mọi người xung quanh
- Ngày cúng mẹ quan âm bồ tát nên cầu xin sự tĩnh tâm. Bởi tĩnh tâm mới biết lắng nghe nỗi khổ của người khác giúp chúng ta phát sinh tâm từ bi. Từ đó có thể thấu hiểu họ và biết cách làm thế nào để giúp đỡ họ vượt qua khó khăn, buồn phiền trong cuộc sống. Giúp người cũng chính là cách để ta tích đức về sau, sống lương thiện, tâm tịnh kiếp này.
4. 14 Lợi ích khi trì tụng danh hiệu của ngài Quan Âm Bồ Tát.
Oai lực của ngài nổi bật trong việc giải cứu bảy nạn, tiêu trừ được ba độc tham, sân và si, thỏa mãn hai điều mong cầu (con trai hay gái), ứng hóa 32 ứng hóa thân và sử dụng 14 lối thuyết pháp.
- Chúng sinh khổ não trong 10 phương thành kính niệm danh hiệu Ngài, liền được giải thoát;
- Chúng sinh gặp lửa dữ…, lửa không thể thiêu đốt;
- Chúng sinh bị nước cuốn trôi…, nước không thể nhận chìm;
- Chúng sinh vào xứ ác quỉ…, ác quỉ không thể làm hại;
- Chúng sinh gặp đao trượng…, đao trượng liền gãy;
- Chúng sinh gặp ác quỉ, ác thần…, thì chúng không trông thấy;
- Chúng sinh bị gông cùm, xiềng xích…, thì xiềng xích được tháo ra;
- Chúng sinh khi vào đường nguy hiểm…, giặc cướp không thể cướp đoạt;
- Chúng sinh tham dục…, liền dứt khỏi tham dục;
- Chúng sinh nóng giận…, liền dứt hết nóng giận;
- Chúng sinh mê ám…, liền dứt hết mê ám;
- Chúng sinh muốn cầu con trai…, liền được con trai;
- Chúng sinh muốn cầu con gái…, liền được con gái;
- Chúng sinh niệm danh hiệu Quan Âm thì được lợi ích bằng niệm tất cả các danh hiệu khác.
5. 12 Đại Nguyện Của Ngài Quan Âm Bồ Tát
5.1. Nguyện thứ nhất Khi thành Bồ Tát (Quán Âm Bồ Tát đệ nhất nguyện)
Danh hiệu tôi tự tại quán âm
Viên thông thanh tịnh căn trần
Nơi nào đau khổ tầm thanh cứu liền
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
5.2. Nguyện thứ hai Không nài gian khổ (Quán Âm Bồ Tát đệ nhị nguyện)
Nguyện một lòng cứu độ chúng sanh
Luôn luôn thị hiện biển đông
Vớt người chìm đắm khi giông gió nhiều
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
5.3. Nguyện thứ ba Ta bà ứng hiện (Quán Âm Bồ Tát đệ tam nguyện)
Chốn u minh nhiều chuyện khổ đau
Oan gia tương báo hại nhau
Nghe tiếng than thở mau mau cứu liền
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
5.4. Nguyện thứ tư Hay trừ yêu quái (Quán Âm Bồ Tát đệ tứ nguyện)
Bao nhiêu loài ma quỷ gớm ghê
Độ cho chúng hết u mê
Dứt trừ nguy hiểm ko hề nhiễu nhương
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
5.5. Nguyện thứ năm Tay cầm dương liễu (Quán Âm Bồ Tát đệ ngũ nguyện)
Nước cam lồ rưới mát nhân thiên
Chúng sanh điên đảo đảo điên
An vui mát mẻ ưu phiền tiêu tan
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
5.6. Nguyện thứ sáu Thường hành bình đẳng (Quán Âm Bồ Tát đệ lục nguyện)
Lòng từ bi thương sót chúng sanh
Hỉ xả tất cả lỗi lầm
Không còn phân biệt sơ thân mọi loài
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
5.7. Nguyện thứ bảy Dứt ba đường dữ (Quán Âm Bồ Tát đệ thất nguyện)
Chốn ngục hình ngạ quỷ súc sanh
Cọp beo thú dữ vây quanh
Quán Âm thị hiện chúng sanh thoát nàn
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
5.8. Nguyện thứ tám giải thoát tù lao (Quán Âm Bồ Tát đệ bát nguyện)
Tội nhân bị trói hành hình rồi lại khảo tra
Thành tâm lễ bái thiết tha
Quán âm phù hộ thoát ra nhẹ nhàng
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
5.9. Nguyện thứ chín làm thuyền Bát Nhã (Quán Âm Bồ Tát đệ cửu nguyện)
Giúp cho người vượt khúc lênh đênh
Bốn bề biển khổ chông chênh
Quán Âm độ hết an nhiên niết bàn
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
5.10. Nguyện thứ mười tây phương tiếp dẫn (Quán Âm Bồ Tát đệ thập nguyện)
Vòng hoa thơm, kỹ nhạc lọng vàng
Tràng phan, bảo cái trang hoàng
Quán Âm tiếp dẫn đưa đường về tây
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
5.11. Nguyện thứ mười một Di Đà thọ ký (Quán Âm Bồ Tát đệ đệp thập nhất nguyện)
Cảnh tây phương tuổi thọ không lường
Chúng sanh muốn sống mien trường
Quán âm nhớ niệm tây phương mau về
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
5.12. Nguyện thứ mười hai Tu hành tinh tấn (Quán Âm Bồ Tát đệ thập nhị nguyện)
Dù thân này tan nát cũng đành
Thành tâm nỗ lực thực hành
Mưới hai câu nguyện độ sanh đời đời
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
5. Ngày vía Quan âm tụng kinh gì?
5.1. Kinh Sách Kinh Điển nói về Quan Thế Âm
Trong kinh Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật sai Bồ Tát Văn Thù chọn pháp môn nào có thể thích hợp cho chúng sanh cõi ta bà tu tập. Hai mươi lăm vị thánh tuần tự đứng lên trình bày chỗ sở chứng và tâm đắc của mình, Bồ tát Văn Thù chọn Pháp môn Nhĩ căn Viên thông của Bồ tát Quan Thế Âm là hay hơn cả, vì chúng sanh cõi ta bà này dễ lay chuyển bởi âm thanh.
Về tín ngưỡng Quan Âm phát xuất từ Ấn Độ, Tây Vực, sau đó nhờ công tác phiên dịch kinh điển mà được truyền sang Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam v.v… Một trong những bằng chứng cho thấy sự phổ biến của tín ngưỡng này trong văn hóa Trung Hoa là trong số 42.000 văn bản Phật học được tìm thấy tại động Đôn Hoàng có đến 1.048 bản kinh Pháp Hoa (có Phổ Môn) và 200 bản Phổ Môn như những bản kinh riêng biệt.
Bản kinh có đề cập đến Bồ tát Quan Âm là:
* Kinh Pháp Hoa Tam Muội (năm 255).
* Chánh Pháp Hoa Kinh - Quan Thế Âm Phổ Môn phẩm (năm 286).
* Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Quan Thế Âm (Bồ tát Phổ Môn phẩm (năm 406).
* Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni (chép: Trong vô lượng kiếp về quá khứ, Đức Quan Thế Âm đã thành Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai. Vì nguyện lực đại bi nên hiện thân Bồ tát để độ chúng sanh.
* Kinh Nhất Thiết Đức Trang Nghiêm Vương thì ngài là thị giả của Đức Phật Thích Ca.
* Theo Mật giáo, Quan-Thế-Âm là hoá thân của Đức Phật A-di-đà
* Kinh Quan Âm Tam Muội (Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng có nói Quan Thế Âm Bồ tát )là một vị cổ Phật ấy
* Kinh Bi Hoa chép trong thời quá khứ Bồ tát Quan Thế Âm là thái tử con vua Vô Tránh Niệm. Đồng thời có đức Bảo Tạng Như Lai ra đời giáo hoá chúng sanh. Thấu triệt giáo lý do Đức Phật ấy truyền dạy, vua phát tâm cầu đạo và giáo hóa chúng sanh. Nhà vua cúng dường Đức Phật luôn trong ba tháng và tinh tấn tu hành, thái-tử cũng vậy. Khi công hạnh vẹn toàn, vua thành Phật hiệu là A-di-đà ở tây phương cực lạc. Thái-tử cũng sanh về thế giới ấy và thành Bồ-tát hiệu Quan Thế Âm để trợ giúp Phật A-di-đà tiếp dẫn chúng sanh về cõi tịnh.
* Trong kinh Địa Tạng, Đức Phật cũng khen Quan Thế Âm có nhân duyên với cõi ta bà này.
* Tâm Kinh là kinh tóm gọn của Kinh Đại Bát Nhã (Prajñā pāramitā) cũng nói về Quán Tư Tại với công hạnh tu tập quán năm uẩn là không.
* Kinh Hạnh Từ bi Nhẫn Nhục minh họa tích Quan Âm Thị Kính bằng tranh lưu truyền trong dân gian.
* Kinh Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm chương VI nói về pháp tu phản văn của ngài Quan Thế Âm Bồ Tát
Trong các kinh này, hai tác phẩm nổi bật nhất nói về Bồ tát Quan Thế Âm mà chúng ta thường biết đến là kinh Lăng Nghiêm và Kinh Pháp Hoa.
Trong kinh Pháp Hoa, đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói rằng nếu một chúng sanh đang thống khổ mà nghe được hồng danh của Quán Thế Âm Bồ tát và kêu danh ngài, thì Quán thế Âm Bồ tát sẽ nghe được tiếng kêu và cứu chúng sanh này thoát khổ ách, tai nạn.
Thần chú Mani (Mani Mantra), câu thần chú hộ thân rất phổ biến của ngài là lục tự đại minh chơn ngôn : OM MANI PADME HUM hay Chú Đại Bi khá quen thuộc với các phật tử trong các nghi lễ Phật giáo.
5.2. Ngày Vía Đức Quan Thế Âm Bồ Tát Nên Tụng Kinh Gì
Vào ngày Vía Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, Bạn đọc có thể tụng một số kinh sau
Nếu kết hợp được với ăn chay, bố thí, cúng dường thì càng tốt. Còn nếu không thì cũng vẫn được phước báu.