Phước Báu hay còn gọi là Phước Đức, là những điều tốt lành đến cho bản thân hay gia đình mình, xa hơn cho một cộng đồng, cho một đất nước.
Phước Báu hay còn gọi là Phước Đức, là những điều tốt lành đến cho bản thân hay gia đình mình, xa hơn cho một cộng đồng, cho một đất nước. Đức Phật dạy chúng sinh phải thực hành thiện nghiệp cốt là để tạo nhân duyên, có đầy đủ phúc báo để đời này được an vui, và kiếp sau không đọa đường ác. Đây là cội gốc của các pháp lành thế gian và xuất thế gian.
Phước đức có tính cách “hữu lậu” hay “hữu vi”, nghĩa là con người hưởng phúc vẫn còn trong lục đạo luân hồi. Khi thụ hưởng hết phúc rồi thì bị đọa lạc để đền trả quả báo. Nói đơn giản dễ hiểu là dù có tạo ra nhiều Phước Đức mà có gieo việc ác thì vẫn phải chịu quả báo. Tuy nhiên, nếu người có nhiều Phước báu, thì khi trả quả sẽ đỡ hơn người không có Phước.
Cho đi mà không cần đáp lại, bố thí có 3 thứ: Thứ 1 là Tài thí( tiền bạc); Pháp thí( Kiến thức); Vô úy thí( là chia sẻ sự lo lắng cho người khác),
Nghĩa là giữ gìn sự trong sạch về mặt đạo đức và luân thường đạo lý. Giữ giới cũng giúp cá nhân tự kiềm chế những hành động bất thiện.
Ví dụ Phật tử tại gia giữ gìn 5 giới sẽ phát sinh Phước báu, 5 giới là gì: Không Sát sanh, Không trộm cướp, Không tà dâm, Không nói dối, Không rượu chè và các chất gây say.
Ðức Phật dạy:
“Không thấy một chúng sinh nào không từng là thầy, tổ, ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, chú, bác, cô, dì, bà con thân bằng quyến thuộc... của chúng ta”.
Như vậy, tất cả chúng sinh đều là những người thân quyến của chúng ta gần kiếp này, hoặc xa trong những kiếp quá khứ. Nay chúng ta có điều kiện, có cơ hội tạo nên phước thiện bố thí, thì ta nên hồi hướng, ban bố, phân phát... phần phước thiện bố thí này đến cho tất cả chúng sinh, thân bằng quyến thuộc của chúng ta. Có số chúng sinh đang sống trong cảnh khổ, đang khao khát, trông ngóng, chờ đợi phần phước thiện của thân quyến hồi hướng, nếu họ hay biết mà hoan hỉ phần phước thiện ấy, ngay tức khắc, họ thoát khỏi cảnh khổ, được tái sanh lên cõi thiện giới, hưởng mọi sự an lạc trong cõi ấy.
Muốn vậy, chúng ta cần phải thành tâm hồi hướng và có lời hồi hướng như sau:
Ðọc câu Pāḷi: “Idaṃ no ñātīnaṃ hotu, Sukhitā hontu ñātayo...”
Đọc âm bồi (í đăng nô/nhạ tí năng hô tụ/ sú khí ta/ hôn tụ/ nha tá yô)
Hoặc đơn giản: Con nguyện đem công đức có được trong ngày hôm nay hồi hướng đến cho....( cho ai thì đọc ra: thân bằng quyến thuộc hiện tiền, đã quá vãng, chư thiên, atula, ngạ quỷ, địa ngục, súc sanh...oan gia trái chủ...)
Hoan hỷ với công đức hay thiện nghiệp do người khác làm
Tùy hỷ công đức là hoan hỷ với những ai đã làm những việc đúng đắn hoặc tốt lành. Khi chúng ta bày tỏ sự cảm kích, chúng ta sẽ cảm thấy vui mừng. Hành động đúng đắn hoặc tốt lành không làm hại một ai, nó chỉ đem lại sự lợi lạc. Ngay cả nếu như ta không trực tiếp nhận được lợi lạc từ việc làm này, chúng ta cũng không nên cảm thấy ghen tỵ vì đó là một dạng của phiền não chỉ làm cho chúng ta cảm thấy đau khổ.
Giúp người khác nhận ra chân lý sống, bỏ ác làm thiện thì còn gì bằng.