Chết Yểu Dưới Góc Nhìn của Phật Pháp

Phật Pháp Nhiệm Màu

Tại sao có người sống thọ có người chết yểu, chết yểu là như thế nào, tại sao lại chết yểu, mời bạn đọc cùng ThienMenh.Net tìm hiểu về nguyên nhân thọ mạng ngắn ngủi của loài người

Tại sao có người sống thọ có người chết yểu, chết yểu là như thế nào, tại sao lại chết yểu, mời bạn đọc cùng ThienMenh.Net tìm hiểu về nguyên nhân thọ mạng ngắn ngủi của loài người

Trích đoạn “Kinh Mi Tiên Vấn Đáp” đối thoại giữa Vua Mi Lan Đà và Đại Đức Na Tiên

Vua Mi Lan Đà hỏi Na Tiên: “Thưa Đại Đức, sinh ra trên đời ai cũng phải chết, nhưng có người chết trẻ có người chết già, tại sao lại thế”. Na Tiên mới trả lời, “ Tâu đại vương, vì có những người chết đúng thời và những người chết không đúng thời”. 

Vua nói : “Xin đại đức giảng cho tôi nghe.”

Na Tiên mới nói “ Ví như trái xoài, cây xoài ra hoa rồi mới kết trái, đúng lý ra đúng thời đúng tiết, đúng độ thì xoài chín vàng mới rụng, nhưng đại vương có từng thấy có trái xoài đang non đã rụng, trái xoài đang xanh đã rụng, trái mới hườm hườm đã rụng hay sao?” Na Tiên lấy ví dụ về trái xoài. Xoài Rụng khi chưa đúng thời có nhiều lý do khác nhau, trái do sâu đục, trái do chim mổ, trái do gió thổi mạnh, con người ở đời cũng như trái xoài. Có người mới sinh ra đã chết, có người sống già rồi mới chết…

“Đúng thế, con người sống cho đến già có bệnh già hoặc không bệnh mà chết ấy gọi là chết đúng thời còn những người do hành trình của nghiệp, tác động của nghiệp, do phản ứng đoạn lìa của nghiệp mà chết khi chưa hết tuổi thọ đều gọi là chết phi thời. Tâu đại vương.”

“Có bao nhiêu cách chết phi thời? Nhiều lắm, thật không thể kể hết các trường hợp chết vào loại phi thời này. Nó thiên hình vạn trạng, tuy nhiên hàng trăm hàng nghìn cách chết phi thời đều có thể quy về 1 chữ do Nghiệp, do nhân quả báo ứng của Nghiệp mà chết phi thời.”

Trong lời thuyết giảng của Pháp Sư Tịnh Không có đoạn: Thân tướng con người từ khi sinh ra cho đến lúc 40 tuổi chịu sự chi phối của nghiệp kiếp trước. Sau 40 tuổi cho đến lúc chết thì chịu sự chi phối của kiếp hiện tại.

Chết yểu dưới góc nhìn của Đạo Phật

Thân chúng ta gánh nghiệp của Kiếp trước và cả nghiệp của Kiếp này vậy Nghiệp là gì

Nghiệp là những hành động có chủ ý, sẽ đưa đến những quả báo tương xứng trong hiện tại và mai sau. Nghiệp nói cho đủ gọi là nghiệp quả báo ứng được tạo ra từ thân, miệng, ý của chính mình. Bởi vì nghiệp nhân chúng ta đã gây thì nghiệp quả phải đến chỉ sớm hay muộn mà thôi. Nhân của Nghiệp kiếp trước và cả kiếp này sẽ mang để Quả Thọ Mạng đời sống trong kiếp này. 

Trong Kinh nhân quả - Phật nói Kinh Nghiệp báo sai biệt cho Trưởng Giả Thủ Ca những người chết yểu, hay mang nhiều bệnh là do những nhân như sau:

*** Mười nghiệp bị quả báo chết yểu.

  1. Tự mình sát sanh.
  1. Bảo người sát sanh.
  1. Khen ngợi sự giết.
  1. Thấy giết vui sướng.
  1. Đối với người oán ghét thì muốn tiêu diệt.
  1. Thấy người oán của mình bị tiêu diệt rồi trong lòng sung sướng.
  1. Làm hư thai tạng của người khác.
  1. Dạy người hủy hoại (thai tạng).
  1. Xây dựng miếu thờ trời để giết hại chúng sanh.
  1. Dạy người đánh nhau để hai bên bị tàn hại.

*** Mười nghiệp bị quả báo nhiều bệnh.

  1. Thích đánh đập tất cả chúng sanh.
  1. Khuyên người đánh đập
  1. Khen ngợi sự đánh đập.
  1. Thấy đánh đập thì hoan hỷ.
  1. Làm não loạn cha mẹ khiến cha mẹ buồn rầu.
  1. Não loạn Thánh Hiền.
  1. Thấy người oán của mình bị bệnh khổ, trong lòng vô cùng vui sướng.
  1. Thấy người oán của mình lành bệnh, trong lòng không vui.
  1. Đối với bệnh của kẻ oán thù, cho không đúng thuốc trị bệnh.
  1. Đồ ăn cách đêm khó tiêu lại ăn vào.

Kinh Ðại Niết Bàn có đoạn: Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, nhưng bị vô lượng phiền nảo che phủ nên chúng sinh chẳng nhận thấy được. Ðối tượng chúng sinh trong giới cấm sát sinh của đạo Phật đó là loại hữu tình chúng sinh, tức là những chúng sinh có hệ thần kinh, có tình cảm, biết cảm giác (đau đớn và vui sướng) như người và các loài động vật trên bộ, dưới nước và trên không… Từ những thú vật lớn như voi, hổ cho đến những con và nhỏ bé như kiến, sâu trùng…

Ðức Phật nói, Phật tánh của chúng sinh ở trong thân ngũ ấm, nếu sát hại ngũ ấm gọi là sát sanh. Chúng ta cũng nên biết rằng nếu một ai đó làm đau đớn hay hủy mạng sống của chúng ta thì chúng ta cũng oán hận, cũng đau đớn như vậy.

 

 

 

 

Tin về Phật Pháp Nhiệm Màu

Phước Báu là gì? 10 Cách tạo ra Phước Báu

Phật Pháp Nhiệm Màu - 2 năm trước
Phước Báu hay còn gọi là Phước Đức, là những điều tốt lành đến cho bản thân hay gia đình mình, xa hơn cho một cộng đồng, cho một đất nước.

Ý nghĩa và Lợi ích to lớn của việc Lạy Phật mà ít người biết

Phật Pháp Nhiệm Màu - 3 năm trước
Các Tông Phái Phật Giáo từ Tịnh Độ, Thiền, Thiên Thai, đến Luật Tông, Mật Tông v.v.. đều chú trọng vào việc Lạy Phật như một hành trì căn bản. Có nhữn

Phật dạy 7 cách bố thí không cần dùng đến tiền

Phật Pháp Nhiệm Màu - 3 năm trước
Vì sao chúng ta làm việc không thành công, bởi vì chúng ta thiếu phước báu, để có phước báu hãy học cách bố thí,

Số Mạng Thật Sự Có Thể Thay Đổi Được Không ?

Phật Pháp Nhiệm Màu - 3 năm trước
Khi xưa có thầy bói toán nói với cha tôi rằng cha tôi có thể không qua khỏi bốn mươi lăm tuổi (45 tuổi). Cho nên, ông từ chức trở về quê nhà, định lán

Cách Khai Thị và Cứu Chúng Sanh về Tây Phương Cực Lạc

Phật Pháp Nhiệm Màu - 3 năm trước
Mỗi khi gặp một chúng sanh chuẩn bị giết hại, bị chết, hãy niệm Phật và khai thị cho họ về Tây Phương Cực Lạc

"Bồ Tát Sợ Nhân, Chúng Sanh Sợ Quả" Hòa thượng Thích Thanh Từ thuyết giảng

Phật Pháp Nhiệm Màu - 3 năm trước
Người Phật tử tu hành đầu tiên là phải hiểu lý nhân quả, biết nhân nào nên làm nhân nào nên tránh, đó là chúng ta tiến vào con đường giác

Nghi Lễ Trấn Trạch, Nhập Trạch, và Bồi Hoàn Long Mạch tại gia

Phật Pháp Nhiệm Màu - 4 năm trước
Trước khi Nhập Trạch chuyển về nhà mới, chúng ta nên làm lễ Trấn Trạch và Bồi Hoàn Long Mạch. Vậy thế nào là Lễ Trấn Trạch, thế nào là Bồi Hoàn Long M

Ăn Chay có được ăn trứng gà không ?

Phật Pháp Nhiệm Màu - 4 năm trước
Rất nhiều người ăn chay có câu hỏi thắc mắc " có được ăn trứng gà không". Bài Viết này, Thienmenh.net sẽ lý giải câu hỏi của bạn đọc dưới quan niệm ăn

Ngày Vía Đức Quan Thế Âm Bồ Tát Tụng Kinh Gì

Phật Pháp Nhiệm Màu - 4 năm trước
Trong các kinh điển nói về ngài Quan Thế Âm Bồ Tát, hai tác phẩm nổi bật nhất nói về Bồ tát Quan Thế Âm mà chúng ta thường biết đến là kinh Lăng Nghiê

Cuộc Đời Có Thật 10 Đại Đệ Tử Lớn Của Đức Phật (Phần 1)

Phật Pháp Nhiệm Màu - 4 năm trước
Đức Phật có 10 Đại Đệ Tử Lớn, Xin giới thiệu với bạn đọc về xuất thân, hành đạo, hạnh nguyện, nhập diệt niết bàn của các ngài.