Cuộc Đời Có Thật 10 Đại Đệ Tử Lớn Của Đức Phật (Phần 1)

Phật Pháp Nhiệm Màu

Đức Phật có 10 Đại Đệ Tử Lớn, Xin giới thiệu với bạn đọc về xuất thân, hành đạo, hạnh nguyện, nhập diệt niết bàn của các ngài.

Đức Phật có 10 Đại Để Tử Lớn đó là các ngài, 

  • Tôn Giả Xá Lợi Phất: Trí Tuệ đệ Nhất
  • Tôn Giả Mục Kiền Liên: Thần Thông đệ Nhất
  • Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp : Đầu Đà đệ Nhất
  • Tôn Giả A Nâu Đà La : Thiên nhãn đệ nhất
  • Tôn giả Tu Bồ Đề : Giải Không đệ nhất
  • Tôn Giả Phú Lâu Na : Thuyết pháp đệ nhất
  • Tôn giả Ca Chiên Diên: Luận Nghị đệ nhất
  • Tôn giả Ưu Ba Ly (Upali): Trì giới đệ nhất
  • Tôn giả A Nan(Ananda): Đa Văn đệ nhất
  • Tôn giả La Hầu La (Rahula): Mật hạnh đệ nhất

Thienmenh.net xin giới thiệu với bạn đọc về 10 Tôn Giả của Đức Phật : xuất thân, tu hành, và nhập diệt của các ngài. Phần 1 nói về 3 ngày Tôn Giả Xá Lợi Phất, Tôn Giả Mục Kiền Liên và Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp

Xem thêm : 

  • Cuộc Đời Có Thật 10 Đại Đệ Tử Lớn của Đức Phật : Phần 2
  • Cuộc Đời Có Thật 10 Đại Đệ Tử Lớn của Đức Phật : Phần 3

1. Tôn Giả Xá Lợi Phất: Trí Tuệ Bậc Nhất

  • Ngài Xá Lợi Phất là đại để tử trí tuệ bậc nhất của Đức Phật, Ngài Xá Lợi Phất đắc quả A La Hán ngay sau 4 tuần đầu ra nhập tăng đoàn của Đức Phật. Thienmenh.Net xin giới thiệu với bạn đọc đôi nét tóm tắt đôi nét về cuộc đời tu hành và chứng quả của Tôn Giả Xá Lợi Phất. 

Tôn Giả Xá Lợi Phất

1.1. Trước và Sau Khi Ra Đời

  • Xá Lợi Phất được sinh ra trong một gia đình thuộc dòng Bà la môn. Thân phụ của tôn giả đã từng là một luận sư nổi tiếng của đạo Bà la môn. Thân mẫu tôn giả, trong thời gian mang thai tôn giả thì tâm trí trở nên linh mẫn khác thường, đến nỗi ông em ruột của bà là Câu Hi La (Kausthila – Kotthita), vốn dĩ cũng là một tay nghị luận cự phách đương thời mà cũng phải chịu thua bà. Bởi vậy, ông rất lấy làm hổ thẹn, phải bỏ nhà mà đi. 
  • Khi lên tám tuổi, Xá Lợi Phất đã làu thông kinh sử làm rạng rỡ cho gia đình, và chính ngay thân phụ của cậu, vốn là một danh gia đương thời, cũng phải công nhận rằng sự thông minh tài trí của ông không thể sánh kịp với đứa con cưng quí của mình.

1.2. Xá Lợi Phất ra nhập giáo đoàn của Đức Phật

  • Xá Lợi Phất có một người bạn học tên Mục Kiền Liên (Maudgalyayana – Moggallana- Sau cũng trở thành đại đệ tử của Đức Phật ), Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, không những tuổi tác xấp xỉ bằng nhau, mà tư tưởng và trình độ học vấn cũng không khác nhau mấy. Cả hai người cùng có chí nguyện quyết tìm cầu chân lí. Cho đến một hôm Xá Lợi Phất bỗng nhìn thấy thầy A Thị Thuyết (hay A Thuyết Thị, A Xả Bà Thệ, Át Bệ, Asvajit – Assaji, là một trong năm vị tì kheo đầu tiên xuất gia làm đệ tử Phật, đã từng nhiều năm tu khổ hạnh, đến khi được nghe Phật dạy về giáo lí “Bốn Sự Thật” thì chứng quả thánh) trên một đường phố trong kinh thành Vương Xá …
  • Xá Lợi Phất cảm thấy như trời long đất lở khi vừa nghe được danh xưng “đức Phật” cùng giáo pháp của Ngài do từ miệng thầy A Thị Thuyết nói ra! Như ánh sáng chói lòa của mặt trời chiếu ngay trước mắt, bao nhiêu đám mây nghi ngờ về các vấn đề vũ trụ nhân sinh tích tụ từ trước đến nay bỗng dưng đều được quét sạch. Hai người đi với nhau thêm một quãng đường để đàm đạo. Đi bên cạnh vị tì kheo vừa mói gặp lần đầu mà Xá Lợi Phất cảm thấy như là bạn tâm giao đã lâu đời. Sau đó, Xá Lợi Phất xin cáo từ, và hứa với A Thị Thuyết thế nào cũng sớm đến tu viện để xin yết kiến đức Phật.
  • Liền ngày hôm sau, Xá Lợi Phất đã cùng Mục Kiền Liên, dẫn theo hai trăm đồ chúng của họ, cùng đến tu viện Trúc Lâm xin xuất gia theo Phật. Đức Phật rất hoan hỉ, vì biết rằng, từ ngày thành đạo, đến nay mới có được hai người đệ tử đích thực có khả năng, có thể tiếp thọ chân lí do mình truyền đạt; trong khi đó thì Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên cũng biết chắc chắn rằng, cho đến hôm nay mình mới đích thực có được bậc Thầy chân chính!

1.3. Chứng thánh quả, thiên nhãn thông: 

  • Thuở đó, trong khi phát tâm tu hạnh bồ tát, Xá Lợi Phất đã rất chú trọng đến hạnh bố thí. Để thực hiện hạnh bố thí, Xá Lợi Phất không những phát nguyện giúp cho mọi người tài vật, nhà cửa, ruộng vườn, mà thậm chí còn hi sinh đến cả thân thể và tính mạng nữa. Tâm nguyện chân thành của Xá Lợi Phất lúc đó đã làm cảm động đến cả trời đất. Bấy giờ có một vị trời muốn thử tâm đạo của Xá Lợi Phất bèn hóa hiện làm một gã thanh niên tuổi chừng hai mươi, đứng bên đường chờ Xá Lợi Phất đi ngang qua. Khi Xá Lợi Phất vừa tới trước mặt thì gã thanh niên liền khóc lóc kêu gào thảm thiết. Xá Lợi Phất thấy thế thì động mối thương tâm, bèn an ủi hỏi han:
  • Người thanh niên nói, mẹ cậu ta bệnh nặng phải cần có mắt của người tu hành mới cứu được, nói xong thì Xá Lợi Phất móc 1 mắt đưa cho cậu ta, cậu ta lại kêu lên không phải mắt bên trái mà là mắt bên phải, Xá Lợi Phất lại móc mắt còn lại đưa cho, cậu ta đưa mắt vào mũi ngửi rồi lại vứt toẹt xuống đất, nói mắt thối không chữa được bệnh cho mẹ. Lúc này, Xá Lợi Phất than thầm: “Chúng sinh thật khó độ; tâm bồ tát thật khó phát! Thôi ta cũng không nên vọng tưởng về việc tiến tu hạnh đại thừa nữa làm gì, mà hãy cứ theo con đường tự lợi cũ là hơn”. Vừa nghĩ như vậy thì bỗng trên hư không xuất hiện rất nhiều thiên chúng, đồng thanh nói với Xá Lợi Phất rằng:
  • "Hỡi vị hành giả kia! Người không nên thối chí như vậy. Gã thanh niên vừa rồi chính là một vị trời hóa hiện để thử đạo tâm của người đấy thôi. Người hãy giữ vững tâm nguyện và hãy tinh tấn dõng mãnh hơn nữa trên đường tu hành!"
  • Nghe mấy lời ấy, Xá Lợi Phất lại tự lấy làm hổ thẹn, tâm bồ tát lại phát sinh mạnh mẽ. Trải qua sáu mươi tiểu kiếp, Xá Lợi Phất vẫn không thối chuyển trên đường tu học, cho đến hôm nay được gặp Phật là liền chứng thánh quả, có được thiên nhãn thông.

1.4. Xin Phật cho Nhập Niết Bàn trước:

  • Lúc bấy giờ Phật đang ngự trong một khu rừng thuộc làng Trúc Phương, ở ngoại ô thành Tì Xá Li (Vaisali- Vesali). Hôm đóm sau thời pháp thoại, đức Phật đã thông báo cho toàn thể đại chúng biết rằng, trong ba tháng nữa Ngài sẽ nhập niết bàn. Lời thông báo đó của Ngài đã làm cho mọi người kinh hoàng, sửng sốt, và đau buồn cực độ. Riêng Xá Lợi Phất thì xót xa đến nỗi không muốn nhìn thấy đức Phật nhập niết bàn. Trong lúc thiền định, tôn giả quán niệm: “Trong quá khứ, các vị đệ tử thượng thủ của chư Phật đều nhập niết bàn trước chư Phật. Ngày nay mình cũng là đệ tử thượng thủ của Phật, vậy mình cũng nên nhập niết bàn trước Phật”. Và sau đó Đức Phật đã đồng ý, ngài Xá Lợi Phất nhập niết bàn ngay tại căn phòng mẹ ngài đã sinh ra ngài. 

2. Tôn giả Mục Kiền Liên (Maudgalyayana – Moggallana): Thần thông đệ nhất

  • Tôn Giả Mục Kiền Liên xuất thân là con một gia đình Bà La Môn danh tiếng. Ngài theo Tôn giả Xá Lợi Phất quy y Phật và sau 7 ngày đắc quả A La Hán, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Đức Phật trong Định, khi Ngài đang sống độc cư trong rừng. Ngài được Đức Phật khen và đại chúng công nhận là Thần thông bậc nhất. Ngài đã nhiều lần thi triển thần thông như phương tiện để giáo hóa cứu độ mọi người. Ngài cùng với Xá Lợi Phất điều hành và hướng dẫn Tăng chúng, cũng như độ cho nhiều người chứng đắc Thánh quả. về sau, Ngài bị phái Ni Kiền Tử hảm hại bằng cách lăn đá làm Ngài bị tử thương. Đức Phật xác nhận Ngài Mục Kiền Liên đã nhập Niết Bàn ngay tại chỗ thọ nạn, nơi Ngài bỏ thân tứ đại.

2.1. Xuất thân của Tôn Giả Mục Kiền Liên

  • Tôn Giả Mục Kiền Liên xuất thân là con một gia đình Bà La Môn danh tiếng. Mục Kiền Liên từ nhỏ đã sống trong nhung lụa, không thiếu thốn bất cứ món gì và được hưởng một nền giáo dục hoàn chỉnh theo truyền thống Bà Là Môn

2.2. Quá trình tu hành của Tôn Giả Mục Kiền Liên

  • Vào năm Mục Kiền Liên và người bạn của mình là Xá Lợi Phất khoảng 40 tuổi, 2 người đã thành lập riêng cho mình một học đoàn với nhiều khóa sinh theo học. Lúc này, gặp được Asajji,
  • Hôm sau, cả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên dẫn 200 đệ tử đến thọ giáo với Phật. Giáo đoàn của Phật không những chỉ tăng thêm số lượng mà còn tăng thêm về mặt chất lượng. Phật rất hài lòng vì thấy giáo pháp sâu xa nhiệm mầu, từ nay đã có Xá Lợi Phất tiếp thu. Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên là hai thủ lãnh tư tưởng tôn giáo cao thâm trong giới học đạo bấy giờ.

2.3. Tôn Giả Mục Kiền Liên cứu mẹ - Kinh Vu Lan

  • Hàng năm, cứ nhằm tháng 7 âm lịch, Lễ Vu Lan Báo hiếu, không ai không nhớ đến sự tích Tôn Giả Mục Kiền Liên cứu mẹ trong địa ngục. Tôn giả Mục Kiền Liên không những là vị thần thông đệ nhất, bản tính rất năng động mà còn là một vị hiếu đạo hơn hết. Một hôm nhớ mẹ, tôn giả vận dụng thần thông đi khắp mọi nơi để tìm mẹ.

Tôn Giả Mục Kiền Liên cứu mẹ

  • Tôn giả thấy mẹ đang ở chốn địa ngục, ốm yếu gầy còm và vô cùng đói khát. Tôn giả đem một bát cơm đến dâng lên mẹ là bà Thanh Đề, mừng quá bà dùng tay trái che bát và tay phải bốc cơm đưa vào miệng. Nhưng than ôi! Cơm thành than đỏ, bà không thể nào ăn được. Mục Kiền Liên rơi nước mắt lòng buồn vô hạn, vận dụng đủ mọi phương tiện để cứu mẹ nhưng không có kết quả.
  • Trở về bạch sự tình và hỏi lý do, Đức Phật nói: “Mục Kiền Liên! Lúc sinh tiền mẹ ông đã hủy báng Phật pháp, chửi mắng chư tăng, không tin nhân quả luân hồi. Đặc biệt bà rất bỏn xẻn, chẳng bao giờ bà bố thí cho ai, kể cả bố thí cho con kiến một hạt gạo.
  • Từ đó sau khi chết bà phải chịu các quả báo như thế. Ông tuy là người con hiếu đạo, muốn đền đáp thâm ân nhưng sức của cá nhân có hạn, dù có thần thông một mình ông cũng không thể giải cứu nghiệp lực của bà Thanh Đề. Ông hãy đợi đến ngày rằm tháng bảy, ngày chư tăng mãn hạ thiết lễ Vu Lan nhờ chư tăng chú nguyện, mẹ ông mới thoát khỏi cảnh địa ngục.” 
  • Theo như lời Phật dạy, ngày rằm tháng bảy, Tôn giả sắm sửa vật thực, dâng cúng mười phương tăng và nhờ thần lực của chư tăng chú nguyện. Quả như vậy, với đạo nghiệp tấn tu ba tháng, chư tăng không những giúp cho bà Thanh Đề, mà nhiều người khác trong ngày đó cũng thoát khỏi địa ngục.

Xem thêm: 

2.4. Tôn Giả Mục Kiền Liên Niết Bàn

  • Suốt cả cuộc đời hành đạo Mục Kiền Liên đã dùng thần thông làm phương tiện. Bởi thế trong hàng tứ chúng, tôn giả được suy tôn là bậc thần thông đệ nhất, nhưng vì có thần thông mà bị hàng ngoại đạo oán thù và đánh ngài đến tử thương, đó là nghiệp lực còn tồn tại ngài phải trả để vào vô dư Niết Bàn.
  • Lúc ấy Nàthaputta, Giáo chủ đạo Jaina mà trong kinh điển gọi là Niganthasàsana (Ni kiền giáo) cũng vừa qua đời. Nhiều sư trưởng đạo Jaina còn nghe đồn rằng: Ðại đức Mục Kiền Liên, sau những chuyến Thiên du (lên trời thuyết pháp rồi trở về) đã tiết lộ rằng: Hầu hết tín đồ Phật giáo đều được sanh lên cõi trên, nhưng rất hiếm những kẻ tu theo đạo khác được hưởng hạnh phúc ấy. Trái lại, họ còn bị đoạ vào cảnh khổ và tái sinh thành nhiều sinh vật thấp hơn loài người. Ðây có lẽ là tin đồn thất thiệt, nhưng là một trong những lý do khiến cho các đạo khác, kể cả đạo Jaina bị sút giảm hậu thuẫn. Ðặc biệt, một chi giáo cuồng tín của đạo Jaina ở vương quốc Magadha đã trở nên giận dữ trước sự mất danh tiếng càng lúc càng trầm trọng ấy, nên họ chủ tâm tiêu diệt Ðại đức Mục Kiền Liên.
  • Những đạo sĩ cuồng tín đạo Jaina ấy không chịu điều tra rõ nguyên nhân suy đồi của tôn giáo mình. Họ chỉ biết âm mưu phỉ báng và trút hết lên đầu Ðại đức Mục Kiền Liên. Nhiều lần họ mưu tâm ám sát vị Thánh Tăng ấy nữa nhưng đều thất bại. Về sau, họ phải mướn bọn cướp làm việc đó.
  • Khi ấy, Mục Kiền Liên đang ẩn tu một mình trong tịnh cốc vắng, ven rừng Kàlasikà, thuộc vương quốc Magadha. Sau khi đã cảm thắng Quỷ Mả (đã thuật trong đoạn trước của kinh) Mục Kiền Liên biết rằng "đoạn chót của đời mình" sắp đến. Một vị Thánh Tăng khi đã được hưởng "hương vị" giải thoát hằng thấy rằng "xác thân phàm tục này chỉ là một chướng ngại hay một gánh nặng mà thôi!"
  • Do đó, Mục Kiền Liên đã không một chút mảy may nghĩ đến việc dùng thần thông để được sống trường thọ. Ngược lại, khi Mục Kiền Liên thấy bọn cướp giết mướn lại gần, Ngài chỉ nghĩ "Ta không nỡ để cho các kẻ ấy phạm trọng tội!". Thế là toàn thân Ngài tự nhiên biến mất (do thần thông của một cao thủ A La Hán đầy lòng từ bi phát tác, chứ không phải do sự sợ sệt hay lòng tham sống mà ra).
  • Bọn sát nhân (có sách gọi là bọn cướp) xông vào tịnh cốc, không tìm thấy một ai, chúng lục lạo khắp nơi, nhưng vẫn vô hiệu, bèn thất vọng ra về. Ngày hôm sau, chúng trở lại, và cũng rơi vào tình trạng như cũ. Ðộng lực của thần thông vốn không phải là để bảo vệ xác thân ô trược này, mà để cứu độ những tâm hồn hung bạo. Nhưng tiếc thay thần thông ấy của một vị Ðại Tôn túc A La Hán đã không cảnh tỉnh được bọn người tội lỗi, nên qua ngày thứ bảy, Ðại đức Mục Kiền Liên đã quán xét bằng Tha tâm thông, thấy rằng "bọn cướp vì tham tiền quá độ sẽ không bao giờ từ bỏ hành động sát nhân ấy".
  • Trong khi Ðại đức Mục Kiền Liên sử dụng Tha tâm thông như thế, thì "Di Thần" Thần Công của Ngài tự nhiên biến mất, xác thịt Ngài bất thần hiện lại như cũ, ngồi yên trong tịnh cốc.
  • Thì ra ác quả một hành động tội lỗi xa xưa (khi tiền kiếp nọ, Mục Kiền Liên vì sợ vợ, đã nhu nhược đem cha mẹ bỏ vào rừng hoang, đói khát cho đến chết) nay ác quả đang đuổi kịp. Ðại đức Mahà Mục Kiền Liên phải trả xong ác quả ấy thì công hạnh mới hoàn toàn! Giống như đức Phật và Xá-lợi-phất, trước khi nhập Niết Bàn đã trải qua một cơn bệnh vậy!
  • Bọn sát nhân tiến vào tịnh cốc thấy vị Thánh Tăng hiền hoà ngồi đó, liền đâm chết rồi muốn chắc ăn chúng bầm nát tay chân, biến người thành một khối thịt vụn bất động.
  • Nhưng Ðại đức Mục Kiền Liên là một Thánh Tăng đại cao thủ thần thông, người không thể nhập Niết Bàn trong tình trạng như thế. Mục Kiền Liên trong khi bị đâm chém đã hoàn toàn nhập định, nên mọi đau đớn không chi phối được Ngài. Bây giờ, Ngài chỉ vận dụng thiền lực tập trung sức mạnh tinh thần điều hợp với thể chất, rồi tái hiện thành một Sa Môn như cũ. Mục Kiền Liên cố gắng đem tấm xương thịt đầy thương tích đến yết kiến đức Phật lần chót, khi hiện diện trước mặt Đức Phật, rồi ngồi yên, nhắm mắt lìa đời, biến địa điểm gặp gỡ lần cuối của Ngài và đức Phật thành một khung cảnh vô cùng ảm đạm và thánh thiện.
  • Nhìn chung con người và đạo nghiệp của Mục Kiền Liên có hai điểm ưu việt, đó là dũng khí và hiếu hạnh. Chúng ta nên noi theo gương tôn giả để trở thành con người biết đền đáp bốn ân, noi theo chí khí của tôn giả để giữ vững niềm tin. Tin Phật, tin Pháp, tin Tăng và tự tin để vượt khó khăn trên con đường thực hiện giới, định, huệ và phụng sự đạo pháp, làm lợi cho gia đình, xã hội và nhân loại...

3. Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp : Đầu Đà Đệ Nhất.

  • Ngài được Đức Thế Tôn nhiếp hóa trước hai tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, được Thế Tôn cho là Đầu Đà đệ nhất. Sinh hoạt theo hạnh đầu đà là một lối sinh hoạt cực kỳ đơn giản nhằm mục đích tịnh hoá tâm hồn, rất thích hợp với những ai thích tu phạn hạnh như Ngài Ca Diếp. Sau khi xuất gia tu hạnh Đầu Đà trong 8 ngày liền, Ngài đắc quả A La Hán. Ngài tinh thông con.đường thiền định, nêu gương sáng cho chúng Tăng về các hạnh : “ Ít muốn, biết đủ, tinh tân, viễn ly ”. Ngài thường độc cư trong rừng dù tuổi đã cao.

3.1. Xuất thân của Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp

  • “Ma Ha Ca Diếp”: Ma Ha, nghĩa là “đại” (lớn); Ma Ha Ca Diếp chính là “Đại Ca Diếp”. Theo lịch sử Phật giáo, ngài Ma Ha Ca Diếp sinh ra trong gia đình phú hào Ni Câu Lự Đà Kiệt Ba thôn Sa La Đà, nước Ma Kiệt Đà, vốn tên là Tất Bát La Da Na vì thân mẫu ngài đi chơi quanh gốc cây Tất Bát La thì hạ sinh ngài nên lấy tên cây đặt cho con. 
  • Đại Ca Diếp phước tướng đầy đủ, tư chất thông minh, 8 tuổi học văn học, toán thuật, thi họa, âm nhạc, thiên văn, tướng số... cùng các phép tế đàn 4 mùa, thánh điển Vệ Đà... đều thấu hiểu rất nhanh. Lớn lên Đại Ca Diếp thường thích xa đám đông, riêng ở một mình.
  • Khi phải vâng lời cha mẹ lập gia đình, Ma Ha Ca Diếp cũng không chung giường với người vợ mới cưới là Diệu Hiền, một cô gái sắc nước hương trời, từ ngày cưới cho đến hơn chục năm về sau không ai nói với ai một lời nào. Im lặng lâu quá không thể nín thinh mãi được, Ma Ha Ca Diếp hỏi Diệu Hiền lý do tại sao mặt lúc nào cũng buồn, Diệu Hiền trả lời: “Chàng đã phá hoại chí nguyện của tôi, sự giàu sang của chàng đã mê hoặc cha mẹ tôi, từ trước tôi vẫn thích phạm hạnh, ghét ngũ dục, nên hiện làm dâu gia đình nầy tôi rất lấy làm buồn!”. Nghe ước vọng của Diệu Hiền, Ma Ha Ca Diếp nói: “Thế là hai ta cùng chung một ước nguyện, nhìn về một hướng. Tôi vẫn không thiết tha với việc lập gia đình, nhưng vì là con một tạm để cho cha mẹ khỏi buồn, tôi phải tạm theo ý của gia đình mà thôi. Giờ đây chúng ta hãy tiếp tục sống theo phạm hạnh và dù là vợ chồng chúng ta cũng giữ sự thanh tịnh”.
  • Mãi 12 năm sau, khi cha mẹ đều từ giã cõi đời, Ma Ha Ca Diếp rời gia đình đi tìm thầy học đạo, hứa sẽ trở về hướng dẫn Diệu Hiền khi tìm được minh sư.

Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp

3.2. Quá trình tu hành của Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp

  • Theo tư liệu, Ma-ha-ca-diếp sinh năm 616 TCN. Ông gia nhập Phật giáo năm 30 tuổi - lúc đó Đức Phật đã đắc đạo được 3 năm (38 tuổi, năm 586 TCN). Chỉ 8 ngày sau, ông đạt quả A la hán. Ông kế tục Đức Phật quản lý tăng chúng cho đến năm 525 TCN thì truyền lại cho A-nan. Lúc đó ông đã rất già (có lẽ khoảng 90 - 100 tuổi). Ông mất năm 496 TCN, thọ 120 tuổi, chôn cất tại Gurupada giri.
  • Năm ấy, Đại Ca Diếp đã trên ba mươi tuổi. Người ta nói rằng, ngày ngài rời nhà tìm thầy học cũng là ngày Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành đạo nơi gốc cây bồ đề. Đại Ca Diếp đi nhiều nơi, học qua nhiều thầy nhưng vẫn chưa tìm được thầy ưng ý. Cho tới một hôm, ông nghe có người mách Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni mới thực sự là bậc đại giác ngộ hiện thời.
  • Nghe theo lời đồn đại, Đại Ca Diếp tìm đến đạo tràng Trúc Lâm (Venuvana) nơi Phật Thích Ca cùng các đệ tử đang mở đạo tràng giảng về Phật pháp. Ban đầu, Đại Ca Diếp không đến gặp Đức Phật ngay mà chỉ đi theo những người mộ đạo đến nghe giảng để thử xem có thực Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni là một thầy giỏi như lời đồn hay không. Cho tới một hôm, sau khi đến nghe giảng về, giữa đường, Đại Ca Diếp nhìn thấy Đức Phật Thích Ca ngồi dưới một tán cây cổ thụ.
  • Tự nhiên, Đại Ca Diếp thấy có một sức hút kỳ lạ, ông vội quỳ xuống xin bái Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni làm thầy. Phật Thích Ca lúc này mới nói: “Như Lai nghe nói về ông đã lâu. Như Lai biết rằng, rồi đây thế nào ông cũng đến đây xin theo Như Lai tu học, và hôm nay chính là ngày ông được mãn nguyện. Sự lưu truyền Phật pháp trong tương lai sẽ cần tới ông rất nhiều”.
  • Vốn thích tu hạnh “Đầu đà” sau khi gặp Phật, Ma Ha Ca Diếp tiếp tục thực hành pháp tu phạm hạnh. Hạnh “đầu đà” có năng lực tịnh hóa tâm hồn, nhưng khi tu theo hạnh này cần giữ đủ 10 điều: Chọn ở nơi hoang vắng; sinh hoạt bằng phép trì bình; thường ở tại một nơi; ngày ăn một bữa; khất thực không phân biệt giàu nghèo; tài sản gồm có 3 y (áo), một bình bát; tư duy dưới gốc cây; thường ngồi giữa đồng trống; mặc áo phấn tảo; sống tại các bãi tha ma.
  • Trong 10 điều kiện trên, Ma Ha Ca Diếp tuân giữ trọn vẹn chỉ có 9 điều, riêng khất thực thì chỉ đến khất thực trước nhà người nghèo. “Người giàu đã thừa phước đức, ta không cần phải mang phước đến cho họ, còn người nghèo vì thiếu phước đức ta cần đem phước điền cho họ gieo trồng”- Ma Ha Ca Diếp lý giải. Hạnh “đầu đà” được Ma Ha Ca Diếp giữ cho đến hơi thở cuối cùng, không ai lay chuyển được, cho nên được tôn xưng là bậc “Đầu đà đệ nhất”.
  • Sau khi Đức Phật cho vợ của ngài Ma Ha Ca Diếp là Diệu Hiền xuất gia hiệu là Kiều Đàm Di, trở thành vị nữ đầu tiên trong giáo đoàn của Phật, Ma Ha Ca Diếp nhờ một tỳ kheo ni đi đón nàng về ni viện. Vì sắc đẹp kiều diễm, Diệu Hiền không tránh khỏi sự xì xầm nơi chốn đông người, đành bỏ không ra ngoài khất thực, không tiếp xúc với đại chúng, tránh chỗ đông đảo. Thế là hàng ngày Ma Ha Ca Diếp chia nửa phần cơm, nhờ người mang đến cho Diệu Hiền.
  • Những người tò mò có tính thị phi lại sinh tâm tật đố, cho là giữa hai người chắc còn tình ý. Để tránh tiếng, Ma Ha Ca Diếp không chia phần cơm cho Diệu Hiền nữa; còn tỳ kheo ni Diệu Hiền ngày đêm không ăn ngủ, tịnh tọa sám hối tấn tu đạo nghiệp, chứng được Túc mạng thông ( Túc mạng thông là một loại thần thông có khả năng nhớ về kiếp trước), được Đức Phật khen ngợi.
  • Một hôm vào thành Vương Xá khất thực, Ma Ha Ca Diếp thấy một bà lão ăn mày đau ốm nằm rên rỉ bên vệ đường, nên ân cần thăm hỏi.
  • Bà lão đáp: “Ngài có gì cho tôi không? Sao tôi thấy Ngài cũng có vẻ nghèo và mang bát đi xin ăn, tôi chẳng có gì cho Ngài cả. Thế Ngài có phép gì giúp tôi hết bệnh và hết nghèo đói chăng?”.
  • “Tôi là một Tỳ kheo đang theo học đạo lý với Phật Thích Ca và đang tu khổ hạnh nên cũng đi xin như bà, nhưng lại đi bán giàu mua nghèo, bà hãy bán nghèo cho tôi để tạo nhiều phước báu giàu sang phú quý”- Ma Ha Ca Diếp trả lời. “Nghèo thì lấy gì để bán? Đã ba ngày qua tôi không có chút gì để bỏ vào bụng, sáng sớm hôm nay có người đi đổ nước cơm, tôi hứng được một tí đỉnh, nhưng nước đã có mùi chưa dám uống sợ tháo dạ”. “Thế bà đem nước đó bố thí cho tôi chút đỉnh, gọi là gieo trồng phước đức, hy vọng tương lai gặp may mắn, trở nên giàu có”. Nghe giảng giải, tâm bà đầy hỷ lạc quên cả sự ô uế của thân mình, đem mẻ nước cơm dâng cúng cho Ca Diếp. Ngài hoan hỷ tiếp nhận, chúc phúc cho bà rồi lên đường hành hóa.

3.3. Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp Thừa Kế Đức Phật

  • Thấy Ma Ha Ca Diếp đạo cao đức trọng, Phật và giáo đoàn đều vị nể. Trọn giữ hạnh đầu đà, lúc nào Ma Ha Ca Diếp cũng ở trong rừng già, kinh hành hoặc tọa thiền dưới gốc cây, quán xương trắng ở bãi tha ma chẳng quản nắng mưa, sương gió... mãi đến lúc tuổi già râu tóc bạc phơ, thân thể gầy guộc vẫn không bao giờ chểnh mảng.
  • Thực hành phạm hạnh đầu đà là trực tiếp củng cố giáo đoàn, gián tiếp lợi lạc chúng sinh, củng cố tăng đoàn là điều kiện thừa kế Đức Phật. Phật dạy rằng: “Này các Tỳ kheo! Đại Ca Diếp luôn luôn lo ngại cho tiền đồ chính pháp. Thiên ma ngoại đạo hay thế lực cường quyền không thể phá hoại chính pháp, nội tình lộn xộn, Tăng đoàn hủ hóa thiếu phạm hạnh là điều kiện chính làm cho chính pháp tiêu diệt, "Trùng trong sư tử ăn thịt sư tử." Vì thế nếu Tăng đoàn được củng cố, giới đức trang nghiêm, nội tình ổn định hòa hợp tất yếu chính pháp được trường tồn. Để củng cố Tăng đoàn, sinh hoạt phải nghiêm túc, giới luật phải được tôn trọng giữ gìn, giới luật còn thì đạo ta còn. Người có thể chủ trì thừa kế chính pháp của ta phải là Ma Ha Ca Diếp”.

3.4. Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp Niết Bàn

  • Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn 7 ngày, Ma Ha Ca Diếp liền triệu tập hội nghị kết tập kinh điển trong suốt 3 tháng. Đại chúng nhất trí đề cử Ma Ha Ca Diếp làm chủ tọa.
  • Sau cuộc kết tập kinh điển, khoảng hai hoặc ba mươi năm sau, cảm thấy cơ thể đã già yếu, mệt mỏi vì đã trên trăm tuổi, Ma Ha Ca Diếp quyết định nhập Niết Bàn. Ma Ha Ca Diếp tìm đến nơi A Nan đang du hóa để phú chúc pháp tạng, yêu cầu A Nan tiếp nối sứ mạng thừa kế truyền bá chính pháp, rồi đến 8 tháp thờ Xá Lợi phật để lễ lạy cúng dường. Sau đó Ma Ha Ca Diếp mang theo y bát của Phật đến núi Kê Túc, ngồi nhập định và nhập Niết Bàn.
  • Ông mất năm 496 TCN, thọ 120 tuổi, chôn cất tại Gurupada giri.



 



Tin về Phật Pháp Nhiệm Màu

Phước Báu là gì? 10 Cách tạo ra Phước Báu

Phật Pháp Nhiệm Màu - 3 năm trước
Phước Báu hay còn gọi là Phước Đức, là những điều tốt lành đến cho bản thân hay gia đình mình, xa hơn cho một cộng đồng, cho một đất nước.

Ý nghĩa và Lợi ích to lớn của việc Lạy Phật mà ít người biết

Phật Pháp Nhiệm Màu - 3 năm trước
Các Tông Phái Phật Giáo từ Tịnh Độ, Thiền, Thiên Thai, đến Luật Tông, Mật Tông v.v.. đều chú trọng vào việc Lạy Phật như một hành trì căn bản. Có nhữn

Phật dạy 7 cách bố thí không cần dùng đến tiền

Phật Pháp Nhiệm Màu - 3 năm trước
Vì sao chúng ta làm việc không thành công, bởi vì chúng ta thiếu phước báu, để có phước báu hãy học cách bố thí,

Số Mạng Thật Sự Có Thể Thay Đổi Được Không ?

Phật Pháp Nhiệm Màu - 3 năm trước
Khi xưa có thầy bói toán nói với cha tôi rằng cha tôi có thể không qua khỏi bốn mươi lăm tuổi (45 tuổi). Cho nên, ông từ chức trở về quê nhà, định lán

Cách Khai Thị và Cứu Chúng Sanh về Tây Phương Cực Lạc

Phật Pháp Nhiệm Màu - 4 năm trước
Mỗi khi gặp một chúng sanh chuẩn bị giết hại, bị chết, hãy niệm Phật và khai thị cho họ về Tây Phương Cực Lạc

"Bồ Tát Sợ Nhân, Chúng Sanh Sợ Quả" Hòa thượng Thích Thanh Từ thuyết giảng

Phật Pháp Nhiệm Màu - 4 năm trước
Người Phật tử tu hành đầu tiên là phải hiểu lý nhân quả, biết nhân nào nên làm nhân nào nên tránh, đó là chúng ta tiến vào con đường giác

Nghi Lễ Trấn Trạch, Nhập Trạch, và Bồi Hoàn Long Mạch tại gia

Phật Pháp Nhiệm Màu - 4 năm trước
Trước khi Nhập Trạch chuyển về nhà mới, chúng ta nên làm lễ Trấn Trạch và Bồi Hoàn Long Mạch. Vậy thế nào là Lễ Trấn Trạch, thế nào là Bồi Hoàn Long M

Ăn Chay có được ăn trứng gà không ?

Phật Pháp Nhiệm Màu - 4 năm trước
Rất nhiều người ăn chay có câu hỏi thắc mắc " có được ăn trứng gà không". Bài Viết này, Thienmenh.net sẽ lý giải câu hỏi của bạn đọc dưới quan niệm ăn

Chết Yểu Dưới Góc Nhìn của Phật Pháp

Phật Pháp Nhiệm Màu - 4 năm trước
Tại sao có người sống thọ có người chết yểu, chết yểu là như thế nào, tại sao lại chết yểu, mời bạn đọc cùng ThienMenh.Net tìm hiểu về nguyên nhân thọ

Ngày Vía Đức Quan Thế Âm Bồ Tát Tụng Kinh Gì

Phật Pháp Nhiệm Màu - 4 năm trước
Trong các kinh điển nói về ngài Quan Thế Âm Bồ Tát, hai tác phẩm nổi bật nhất nói về Bồ tát Quan Thế Âm mà chúng ta thường biết đến là kinh Lăng Nghiê