Giới thiệu Kinh Vu Lan và Ý Nghĩa Kinh Vu Lan

Kinh Phật Thường Tụng

Nếu Kinh Vu Lan thông điệp hiếu kính cha mẹ thì mùa Vu Lan là mùa biểu tượng của đạo hiếu trong đạo Phật. Đó là mùa gợi chúng ta nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.

1. Giới thiệu Kinh Vu Lan

Thuật ngữ Vu Lan viết đủ là Vu Lan Bồn là từ dịch âm của người Trung Quốc về chữ Phạn “Ullambana”. Một dịch âm khác nữa là Ô Lam Ba Na, tuy tương đối gần âm với chữ Phạn hơn nhưng chữ này lại không thông dụng trong giới Phật giáo.

Niên đại xuất hiện của Kinh Vu Lan này không rõ, nhưng gần nhất là vào thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên. Mặc dù tính chất nguyên thủy của bài kinh còn và gắn liền với văn hóa Trung Quốc, nhưng giá trị giáo dục đạo hiếu và đạo đức làm người trong hai kinh này này là điều nổi bật và không thể phủ nhận. Kinh Vu Lan nhấn mạnh tính giáo dục và đạo đức con người.

Kinh Vu Lan có thể được đọc tụng vào rằm tháng 7 để hồi hướng công đức cho cha mẹ hiện tiền, đồng thời thắp sáng truyền thống hiếu đạo cho con cháu. Ngoài ra, nghi thức này có thể được sử dụng trong những dịp chúc mừng sinh nhật mẹ cha, chúc thọ cho ông bà và ngay cả các khóa lễ kỳ siêu cho cha mẹ quá cố và cửu huyền thất tổ.

2. Sơ lược Nội dung kinh Kinh Vu Lan

Nội dung kinh vu Lan gồm 3  phần:

2.1. Phần 1:  Nguyên nhân Đức Phật thuyết kinh

Do đâu mà có lễ Vu Lan Bồn nầy ? Hồi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, có trên 1200 vị Tăng thường theo Phật để tu ( không kể trên 500 vị Ni ), trong đó có Ngài Mục Kiền Liên rất hiếu thảo nên còn được tôn xưng là Đại hiếu Mục Kiền Liên, ngài có thần thông cao nhất, được xếp vào mười vị đệ tử tài ba hơn hết trong tất cả đệ tử của đức Phật.

Ngay sau khi ngài Mục Kiền Liên chứng được sáu phép thần thông đó là:

1) Thấy mọi vật trong vũ trụ (thiên nhãn thông).

2) Nghe mọi thứ tiếng ở khắp nơi (thiên nhĩ thông).

3) Biết chuyện đời trước và đời nầy của mình cũng như của người (Túc mạng thông ).

4) Biết trong lòng người khác đang nghĩ gì (Tha tâm thông)

5) Biết đi đến khắp nơi trong phút chốc và biến hóa chi cũng được hết (thần túc thông)

6) Trong sạch hoàn toàn, dứt hết các trìu mến, không còn chấp người, chấp ta (Lậu tận thông)

Nhớ đến mẹ, ngài dùng thiên nhãn thông tìm thấy mẹ sanh vào ngạ quỷ, không được ăn uống, ngài đem cơm dâng cho mẹ, bà Thanh Đề lòng vẫn còn bủn xỉn, nên lấy tay trái che miệng bát, tay phải bốc cơm, nhưng cơm chưa đưa tới miệng thì đã phát sanh ra than lửa, bà ăn không được. Mục Kiền Liên trở về bạch với đức Phật mọi việc.

Đức Phật dạy rằng, tội của bà Thanh Đề quá nặng, Mục Kiền Liên không thể cứu được, muốn cứu mẹ, ông phải nhờ thần lực của mười phương chư Tăng mới giải thoát được.

2.2. Phần 2:  Thế Tôn chỉ dạy Ngài Mục Kiền Liên con đường hay phương pháp để cứu mẹ mình thoát khỏi thảm cảnh.

Bà Thanh Đề là mẹ của ngài Mục Kiền Liên. Bà tính tình tham lam, độc ác, không tin Tam Bảo, tạo ra nhiều tội lỗi nặng nề, gây ra nhiều "nhân" xấu nên khi chết đi chịu "quả" ác, bị đày vào ác đạo, sinh làm loài ngạ quỷ, đói khát triền miên trong đại địa ngục. Thế Tôn giải thích cho ngài Mục Kiền Liên rõ , vì căn tánh  tham sân si của mẹ Ngài quá sâu dày, bất thiện nghiệp quá nặng nề, nên phải thọ quả báo tương ứng. Thế nên không phải chỉ riêng một mình Ngài Mục Kiền Liên không cứu được mẹ mình, mà thậm chí các vị đạo sỹ, các vị thiên thần, địa thần, quỹ thần, cho đến Tứ thiên vương cũng không thể làm gì được.

Chỉ có biện pháp duy nhất là phải nhờ uy lực của chư Tăng trong mười phương (Thập phương tăng) mới cứu đặng mẹ ngài Mục kiền Liên cùng những người khổ nạn khác được thoát khỏi khổ cảnh (siêu thoát).

Nhân ngày Tự tứ vào ngày rằm tháng 7, các hiền thánh tăng là các vị tỷ-kheo đang tu thiền định nơi rừng núi, đến các vị đã chứng đắc bốn đạo quả, hay là các vị tỷ kheo thuộc hàng Thanh văn, Duyên Giác đủ sáu phép thần thông giáo hóa tự tại, hay là các  Bồ tát Đại sĩ thuộc hàng Thập địa đang hiện thế phương tiện tỷ-kheo, tất cả đều quy tụ trong Tăng chúng đồng đẳng nhất tâm tập hợp về cùng một trú xứ để thọ lễ Tự tứ.

Vì tất cả các vị tỷ-kheo tụ hợp về thọ lễ Tự tứ đều là những người có đầy đủ giới hạnh trang nghiêm, có chánh định thù thắng, có chánh trí tuệ thù thắng nên tạo thành giới pháp đạo đức sâu rộng mênh mông, có oai lực cảm ứng, có thần lực hộ trì chiêu cảm, có hiệu lực tác động thật là vô cùng linh ứng, quảng đại, vô biên.

Vào ngày Tự tứ vào rằm tháng bảy này, chúng ta, mỗi người hãy vì cha mẹ hiện tại và trong bảy đời quá khứ, cùng những người đang ở trong vòng khổ nạn mà sửa soạn các loại đồ ăn thức uống, quả củ, trái cây đủ loại hương vị, ngon bổ, thượng vị, chay tịnh; các loại nhang đèn, hương hoa thanh tịnh mà dâng cúng dường các vị Hiền thánh tăng.

    Khi thực hiện các điều trên với lòng thành kính thì cha mẹ và bà con trong đời này, nếu đã quá vãng thì được thoát khổ trong ba đường (địa ngục, ngạ quỹ, súc sinh) không còn cảnh đói khổ; nếu cha mẹ đang còn sống thì được hưởng phước lạc sống lâu; đến như cha mẹ trong bảy đời sẽ được tái sinh nơi Thiên giới Tha hóa tự tại.

-  Các món cúng dường  chay tịnh được đặt trước bàn thờ Phật tại tư gia hay trong các ngôi chùa, tháp. Trước khi thọ trai các vị Thập phương tăng chúng dùng định lực chú nguyện cho trai chủ, chú nguyện cho đến cha mẹ bảy đời của trai chủ với năng lực hộ trì từ oai lực vô biên của giới định tuệ sâu thẳm.

-   Sau khi Ngài Mục Kiền Liên thực hiện lời chỉ dạy của Thế Tôn tức thời tiếng rên la bi thảm của mẹ Ngài không còn nữa và trong ngày ấy bà được thoát khỏi cảnh khổ trong kiếp ngạ quỷ.

2.3. Phần 3 : Thế Tôn chỉ dạy bổn phận và phương pháp thể hiện hiếu thảo đối với cha mẹ của tất cả mọi người.

-  Đức Phật dạy, bất cứ ai từ hàng vương công phú quý đến hạng nghèo hèn cùng khổ đều có thể thực hiện lòng hiếu thảo của mình đối với cha mẹ hiện tiền hay quá cố bằng cách vào ngày rằm tháng bảy, vào ngày Tự tứ sửa soạn trai lễ cúng dường Thập phương tăng, cầu nguyện cho cha mẹ đang còn sống được sống lâu trăm tuổi, không bịnh, không khổ; cha mẹ trong bảy kiếp của mình được thoát khỏi cảnh khổ, được sanh thiên giới.

 -  Người Phật tử phải thực hiện lòng hiếu thảo của mình, phải thành tâm, thường xuyên tưởng nhớ đến công ơn cha mẹ hiện tại và cha mẹ trong các tiền kiếp, đồng thời thực hiện lễ cúng dường tăng chúng vào ngày tự tứ, rằm tháng bảy hàng năm để chú nguyện cho cha mẹ mình

3. Ý nghĩa Kinh Vu Lan Bồn

Đạo hiếu thảo Điểm nổi bật và quan trọng nhất trong kinh Vu Lan là đạo hiếu như một phương pháp tu tập. Nếu trong kinh Vu-lan, đương sự báo hiếu là ngài Mục-kiền-liên, vị đệ tử lỗi lạc với thần thông số một, thì trong kinh Báo Ân, sự báo hiếu được khởi đi bằng sự kiện đức Phật đảnh lễ đống xương khô, trong đó có cửu huyền thất tổ của ngài. Giá trị giáo dục ngụ ý của hai kinh này rất cao: Thánh nhân và Phật còn hiếu thảo với cha mẹ như vậy thì huống hồ là người phàm phu tục tử chúng ta mà không chịu sớm lo báo đáp. Điều đó còn nói lên rằng đạo hiếu là nền tảng của đạo làm người và đạo thánh nhân. Thiếu hiếu thảo, tính cách đạo đức của con người đã bị phá vỡ và do đó không thể trở thành các bậc hiền thánh để đời ca tụng và học hỏi theo được.

Đạo hiếu thảo là đạo làm người và đạo làm thánh. Đây là bước khởi đầu của mọi đạo lý trên đời. Nếu tính cách thiêng liêng của đạo hiếu bị phá vỡ thì tính cách đạo đức của một cá nhân cũng không thành tựu được. Nghĩa là người bất hiếu không phải là người hiền lương và đạo đức, và do đó không phải là con người đúng với nghĩa là một động vật tiến hóa về ý thức và đạo đức.

thông điệp của Kinh Vu Lan  là dành cho tất cả loài người, những người từng là con và do đó phải có trách nhiệm đền đáp ân nghĩa sanh thành và nuôi nấng của cha và mẹ. Kinh Vu Lan còn hướng đến những chúng sinh đang bị đau khổ, do bị nghiệp bất thiện gây ra trong đời sống hiện tại cũng như trong quá khứ.

Do đó việc báo hiếu không chỉ dành cho hàng đệ tử tại gia mà còn chung cho hàng xuất gia; việc cứu độ không chỉ dành cho người sống mà còn cho người quá vãng. Với tinh thần cứu sanh độ tử, đạo Phật đã thật sự đi vào ngõ ngách của cuộc sống. Độ người còn sống để giúp họ sống hạnh phúc ở hiện tại và tương lai. Độ người đã chết để giúp họ sớm thoát khỏi cảnh giới xấu xa và đau khổ. Nếu người hành trì đạo Phật muốn biến đạo Phật thành đạo chỉ “độ người sống” mà không có “độ người chết” thì họ đã làm cho đạo Phật trở nên không trọn vẹn.

Ngược lại, nếu biến đạo Phật thành đạo chỉ có độ người chết mà không có độ người sống lại càng làm cho đạo Phật không còn là đạo Phật nữa. Nói cách khác, đạo Phật quan tâm đến nhiều phương diện của đời sống, bao gồm sống và chết. Các hình thức nghi lễ cúng kiến cho người chết mà không thuyết pháp để độ người sống sẽ biến đạo Phật thành một “đạo ma chay”, điều mà đức Phật đã từng lên án khi Ngài còn tại thế. Mong sao những người con Phật ý thức được việc làm của mình, không biến đạo Phật từ một đạo vị nhân sinh sống động thành một đạo vì người chết.

Nếu Kinh Vu Lan thông điệp hiếu kính cha mẹ thì mùa Vu Lan là mùa biểu tượng của đạo hiếu trong đạo Phật. Đó là mùa gợi chúng ta nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Mùa Vu Lan do đó trở thành mùa báo hiếu. Lễ hội Vu Lan là lễ hội của hiếu thảo, thương kính cha mẹ. Hiếu thảo cha mẹ thì chúng ta phải biết kính trọng cha mẹ, vâng lời cha mẹ dạy, phụng dưỡng nuôi nấng cha mẹ, sớm thăm tối viếng khi cha mẹ đau ốm, hướng dẫn cha mẹ quy y Tam bảo, trở thành người Phật tử chân chánh, nếu cha mẹ chưa trở về với chánh pháp. Nói chung, người Phật tử phải biết đền ơn cha mẹ hiện đời cũng như cha mẹ trong đời quá khứ. Đạo lý của Vu Lan như vậy là đạo lý vì con người, vì sự an lạc của tất cả chúng sinh.

Từ phương diện xã hội, lễ Vu Lan Báo Hiếu còn là dịp tốt để người Phật tử phát tâm cúng dường Tam bảo, làm việc nhân từ, phóng sanh cứu vật … Tinh thần trong Kinh Vu Lan dạy chúng ta ý thức độ lượng, bao dung, hướng đến và giúp đỡ người khác trong tinh thần vô vị lợi. Ngoài ra, Vu Lan còn là cơ hội tốt cho chúng ta phát tâm bồ đề hướng đến các chúng sanh ngạ quỷ đang đau khổ, làm các việc công đức để hồi hướng cho họ. Một lễ hội có nhiều giá trị đạo đức và luân lý như vậy cần được phát huy để cho sự sống của con người hôm nay và mai sau thật sự an lạc trong đạo lý và tình người.

 

Tin về Kinh Phật Thường Tụng

10 Pháp Bất Thiện Không Nên Làm

Kinh Phật Thường Tụng - 2 năm trước
Không thành thật, không thẳng thắn, thiếu giới hạnh và tư cách.

6 Biểu Hiện của người tu tập đúng - Thầy Tánh Tuệ

Kinh Phật Thường Tụng - 2 năm trước
Biểu hiện rõ nhất của người có tu không phải là vốn kiến thức Phật Pháp tích lũy được, mà chính thái độ sống của người đó được toát ra từ ba nghiệp Th

Nghi Thức Tụng Kinh Bần Cùng Lão Nông

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Có một Ông già bần cùng mà thọ đến hai trăm tuổi, lông mày dài đẹp, hai lỗ tai rộng lớn, răng trắng và đều đặn, hai tay dài quá gối, xem qua dung mạo

Nghi Thức Tụng Kinh Nhân Quả Ba Đời

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Các vị cổ đức khuyên người học Phật, trước tiên phải duyệt các kinh nói về nhân qủa tội phước, chú trọng phần giới hạnh, cùng hiểu biết sự luân hồi tr

Hướng dẫn cách Tác Bạch và Cách Tụng các bộ Kinh dài nhiều phần

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Thông thường khi Phật Tử mới bước vào tìm hiểu về Phật Giáo Đại Thừa như việc tụng kinh, niệm Phật vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, mong ra qua bài viết này Thie

Nghi Thức Tụng Kinh Vô Lượng Thọ

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Nghi thức Tụng Kinh Vô Lượng Thọ. Miêu tả thế giới phương Tây của Phật A Di Đà và dạy con người cách sống thanh tịnh, giữ giới luật và niệm danh hiệu

Nghi Thức Trì Tụng Kinh Tương Lai Biến Đổi, Kinh Pháp Diệt Tận

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Đức Phật Thuyết KINH PHÁP DIỆT TẬN hay còn gọi là ĐƯƠNG LAI BIẾN KINH, KINH TƯƠNG LAI BIẾN ĐỔI do Tây Tấn Trúc Pháp Hộ Hán dịch - Như Hòa dịch bản Tiế

Nghi Thức Trì Tụng Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni ( Bản Tiếng Việt)

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Nghi Thức Trì Tụng Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni ( Bản Tiếng Việt) sử dụng để cầu siêu thai nhi, sám hối ngũ nghịch trọng tội

4 loại nghiệp chướng của người mới phát tâm học Phật

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Chúng ta khi không phát tâm học Phật tu hành thì thôi, khi bắt đầu phát tâm muốn học Phật, phát tâm muốn tu hành nghiêm túc thì nghiệp chướng kéo đến

5 Công Đức của Lạy Phật mà ít người biết

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Nghi lễ lạy Phật, ngoài thể hiện lòng tôn kính với Đức Phật, với Tam Bảo, thì còn rất lợi lạc và phước đức to lớn ... Như trong bài kinh này Đức Phật