10 Pháp Bất Thiện Không Nên Làm

Kinh Phật Thường Tụng

Không thành thật, không thẳng thắn, thiếu giới hạnh và tư cách.

Chúng ta có thể hiểu được thế nào là một thiện pháp khi tìm hiểu bất thiện pháp. Có mười bất thiện pháp. Người không được đào luyện theo thập thiện sẽ bị các bậc thiện trí xem là người bất thiện: Không thành thật, không thẳng thắn, thiếu giới hạnh và tư cách.

1. Có ba bất thiện pháp về thân.

  • Bất thiện pháp đầu tiên liên quan đến sân hận, bất bình. Một người thiếu lòng từ ái và bi mẫn sẽ dễ dàng nỗi tâm sân hận và chuyển sang hành động. Họ có thể hiếp đáp, làm hại hoặc giết chết người và chúng sanh khác.
  • Bất thiện pháp thứ hai phát xuất từ tham lam. Nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến cướp đoạt, bội tín, lường gạt để làm chủ tài sản của người khác.
  • Tà hạnh là một hành động bất thiện thứ ba thuộc về thân. Một người bị tham dục chi phối chỉ nghĩ đến việc thỏa mãn dục vọng của mình, không nghĩ đến người khác sẽ dễ dàng phạm tội tà dâm.

2. Có bốn bất thiện pháp về khẩu.

  • Thứ nhất là nói lời không thật. Chuyện không nói có, chuyện có nói không.
  • Thứ hai là lời nói đâm thọc. Đó là những lời nói gây ra sự bất hòa, làm gẫy đổ tình thân thiện của bạn bè hay đoàn thể.
  • Thứ ba là nói lời độc ác, thô lỗ, mắng nhiếc, chửi rủa, hạ nhục người khác.
  • Thứ tư là nói lời vô ích, tầm phào, ngồi lê đôi mách.

3. Có ba bất thiện pháp về tâm.

  • Thứ nhất là suy nghĩ đến cách làm hại người khác. Tâm giận dữ, hung bạo.
  • Thứ hai là suy nghĩ, âm mưu chiếm đoạt sở hữu của người khác.
  • Thứ ba là hiểu sai lầm luật nhân quả, không chấp nhận luật nhân quả, không tin rằng hành động tốt hay xấu sẽ trả quả tương ứng.
Trong Phật giáo, tư tưởng hay suy nghĩ được xem là một hình thức của phạm hạnh. Tư tưởng hay sự suy nghĩ đóng vai trò quan trọng vì hành động phát xuất từ suy nghĩ. Không tin tưởng vào nghiệp báo nhân quả sẽ khiến ta có những hành vi thiếu trách nhiệm, tạo điều kiện để gây ra đau khổ cho mình và người khác. Cũng có những loại tâm bất thiện khác, mặc dầu không được xếp loại vào thập ác. Đó là dã dượi buồn ngủ, bất an, và vô số các phiền não vi tế khác. Người bị các bất thiện tâm này chi phối cũng bị xem là người có tâm bất thiện.
 
Trích: NGAY TRONG KIẾP SỐNG NÀY
Giáo Pháp Giải Thoát của Đức Phật
Sayadaw U Pandita
Tỳ Kheo Khánh Hỷ (Aggasami Trần Minh Tài) soạn dịch
 
 

Tin về Kinh Phật Thường Tụng

6 Biểu Hiện của người tu tập đúng - Thầy Tánh Tuệ

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Biểu hiện rõ nhất của người có tu không phải là vốn kiến thức Phật Pháp tích lũy được, mà chính thái độ sống của người đó được toát ra từ ba nghiệp Th

Nghi Thức Tụng Kinh Bần Cùng Lão Nông

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Có một Ông già bần cùng mà thọ đến hai trăm tuổi, lông mày dài đẹp, hai lỗ tai rộng lớn, răng trắng và đều đặn, hai tay dài quá gối, xem qua dung mạo

Nghi Thức Tụng Kinh Nhân Quả Ba Đời

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Các vị cổ đức khuyên người học Phật, trước tiên phải duyệt các kinh nói về nhân qủa tội phước, chú trọng phần giới hạnh, cùng hiểu biết sự luân hồi tr

Hướng dẫn cách Tác Bạch và Cách Tụng các bộ Kinh dài nhiều phần

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Thông thường khi Phật Tử mới bước vào tìm hiểu về Phật Giáo Đại Thừa như việc tụng kinh, niệm Phật vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, mong ra qua bài viết này Thie

Nghi Thức Tụng Kinh Vô Lượng Thọ

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Nghi thức Tụng Kinh Vô Lượng Thọ. Miêu tả thế giới phương Tây của Phật A Di Đà và dạy con người cách sống thanh tịnh, giữ giới luật và niệm danh hiệu

Nghi Thức Trì Tụng Kinh Tương Lai Biến Đổi, Kinh Pháp Diệt Tận

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Đức Phật Thuyết KINH PHÁP DIỆT TẬN hay còn gọi là ĐƯƠNG LAI BIẾN KINH, KINH TƯƠNG LAI BIẾN ĐỔI do Tây Tấn Trúc Pháp Hộ Hán dịch - Như Hòa dịch bản Tiế

Nghi Thức Trì Tụng Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni ( Bản Tiếng Việt)

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Nghi Thức Trì Tụng Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni ( Bản Tiếng Việt) sử dụng để cầu siêu thai nhi, sám hối ngũ nghịch trọng tội

4 loại nghiệp chướng của người mới phát tâm học Phật

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Chúng ta khi không phát tâm học Phật tu hành thì thôi, khi bắt đầu phát tâm muốn học Phật, phát tâm muốn tu hành nghiêm túc thì nghiệp chướng kéo đến

5 Công Đức của Lạy Phật mà ít người biết

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Nghi lễ lạy Phật, ngoài thể hiện lòng tôn kính với Đức Phật, với Tam Bảo, thì còn rất lợi lạc và phước đức to lớn ... Như trong bài kinh này Đức Phật

Bài Sám Hối Oan Gia Trái Chủ của Pháp Sư Tịnh Không - Bản Đầy Đủ

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Nếu bị bệnh tật, nghiệp chướng kéo đến quá nhiều, hãy chuyên tâm trì niệm Pháp Sám Hối của Pháp Sư Tịnh Không liên tục 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng bạn l