Nghi Thức Tụng Kinh Bần Cùng Lão Nông

Kinh Phật Thường Tụng

Có một Ông già bần cùng mà thọ đến hai trăm tuổi, lông mày dài đẹp, hai lỗ tai rộng lớn, răng trắng và đều đặn, hai tay dài quá gối, xem qua dung mạo tựa như người có phước tướng nhưng chịu phải cảnh nghèo khổ, quần áo không đủ để che thân,

I. NGHI THỨC TỤNG KINH BẦN CÙNG LÃO NÔNG

1. TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN

Án lam tóa ha (3 lần)

2. TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN

Tu rị tu rị, ma ha tu rị, tu tu rị, ta bà ha. (3 lần)

3. TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN

Án ta phạ bà phạ, thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật đà hám. ( 3 lần)

4. PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN

Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhựt ra hộc. ( 3 lần)

5. NIỆM HƯƠNG

Nguyện đem lòng thành kính,

Gởi theo đám mây hương,

Phưởng phất khắp mười phương,

Cúng dường ngôi Tam Bảo,

Thề trọn đời giữ Đạo,

Theo tự tánh làm lành,

Cùng pháp giới chúng sanh,

Cầu Phật từ gia hộ,

Tâm Bồ Đề kiên cố,

Xa bể khổ nguồn mê,

Chóng quay về bờ giác.

6. TÁN PHẬT

Đấng Pháp Vương Vô Thượng,

Ba cõi chẳng ai bằng,

Thầy dạy khắp trời, người,

Cha lành chung bốn loại,

Quy y tròn một niệm,

Dứt sạch nghiệp ba kỳ,

Xưng dương cùng tán thán,

Ức kiếp không cùng tận.

7. QUÁN TƯỞNG

Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng,

Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn,

Lưới Đế Châu ví đạo tràng,

Mười phương Phật Bảo hào quang sáng ngời,

Trước Bảo-tọa thân con ảnh hiện,

Cúi đầu xin thề nguyện quy y.

8. ĐẢNH LỄ

Nam mô tận hư không biến pháp giới quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo. (1 lạy)

Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ, Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. ( 1 lần)

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. ( 1 lần)

9. CHÚ ĐẠI BI

Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát. ( 3 lần)

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la  ni:

Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da, Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án, tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.

Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà dà, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án na bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ, phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất đà dạ, ta bà ha. Ma ha tất đà dạ, ta bà ha. Tất đà du nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khư gia, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha.

Nam mô hắc ra đát na, đá ra dạ da. Nam mô a lị da, bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ, ta bà ha. Án, tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha. ( 3 lần)

10. BÀI VĂN PHÁT NGUYỆN

Nam mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo. ( 3 lần)

Kính lạy Đức Thế Tôn,

Quy y các Phật Đà,

Nay con phát nguyện rộng,

Trì tụng các Kinh về Nhân Quả

Trên trả bốn ơn nặng,

Dưới giúp ba đường khổ.

Những người thấy nghe được,

Đều phát tâm Bồ Đề,

Thực hành hạnh trí tuệ,

Báo thân này kết thúc,

Cùng sanh cõi Cực Lạc.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần)

11. TÁN LƯ HƯƠNG

Kim lư vừa bén chiên đàn,

Khắp xông pháp giới đạo tràng mười phương,

Hiện thành mây báu kiết tường,

Chư Phật rõ biết ngọn hương chí thiền,

Pháp thân toàn thể hiện tiền,

Chứng minh hương nguyện phước liền ban cho.

Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát. ( 3 lần)

12. BÀI KHAI KINH KỆ

Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu,

Trăm nghìn muôn kiếp khó tìm cầu,

Nay con nghe thấy chuyên trì tụng,

Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần)

II. KINH BẦN CÙNG LÃO NÔNG

Như thật tôi nghe, một thuở nọ Phật cùng 1.250 vị Tỳ Kheo vân tập ở vườn cây của Trưởng giả Cấp-Cô-Độc và Thái tử Kỳ-Đà (*) tại nước Xá Vệ. Bấy giờ có 10.000 vị Bồ Tát và Trời, Rồng, Quỷ, Thần, vô số Thính chúng đều cung kính tựu hội vòng quanh Phật, nghe Phật thuyết pháp, tất cả đều vui vẻ. Trong khi đó, có một Ông già bần cùng mà thọ đến hai trăm tuổi, lông mày dài đẹp, hai lỗ tai rộng lớn, răng trắng và đều đặn, hai tay dài quá gối, xem qua dung mạo tựa như người có phước tướng nhưng chịu phải cảnh nghèo khổ, quần áo không đủ để che thân, rách nát lõa lồ, lại thường bị cảnh đói khát, kéo lê từng bước, vừa đi vừa thở một cách mỏi mệt. Đã trải qua mười năm, ông nghe có Phật tại thế, trong lòng rất vui mừng, ngày đêm luôn luôn phát nguyện được gặp Phật. Ông chống gậy lần hồi tìm đến, cầu mong được yết kiến Ngài. Chẳng may vừa đến ngõ Tịnh Xá, ông lại gặp phải các vị Phạm Thiên, Đế Thích chận lại không cho vào. Uất ức, ông già mới kêu than:

“Tôi sanh ra đời bất hạnh! Chịu cảnh nghèo khổ khốn cùng, đói khát, lạnh lẽo. Cầu chết mà không chết được, sống mà không biết nhờ cậy ai! Tôi nghe Thế Tôn là một bậc nhân từ, thương yêu che chở khắp tất cả. Muôn loài đều được đượm nhuần ân đức của Ngài, bởi thế lòng tôi rất đỗi vui mừng. Đã mười năm qua, ngày đêm phát nguyện, cầu mong được gặp Phật. Nay mới được biết quả thật có Phật. Vì vậy, không sờn lòng, kéo lê chiếc thân già yếu từ xa xôi đến, tôi xin một điều duy nhất là được yết kiến Phật, cầu Ngài ban ân từ, cứu cho tôi được thoát khỏi cảnh thống khổ. Nhưng Quý Vị lại ngăn cấm không cho tôi vào. Thế là quý vị đã làm trái với bản ý của Phật. Đâu nên làm như vậy!”

Ở trong, Phật đã biết việc gì đang xảy ra giữa ông già và Phạm Thiên Đế Thích ở ngoài ngõ tịnh xá, Phật mới quay sang hỏi A-nan:

“Ông đã thấy ông già nào có phước tướng, kỳ lão trường thọ mà bị nhiều tội lỗi hay không?”

A-Nan quỳ thẳng, chấp tay bạch Phật:

“Làm sao có người kỳ lão trường thọ, có phước tướng, lại có nhiều tội lỗi? - Người có nhiều tội lỗi làm sao lại có phước tướng? Đời con chưa từng thấy người như thế. Người ấy hiện giờ ở đâu?”

Phật đáp: Ta thấy có một ông già như thế hiện ở ngoài ngõ, bị Phạm Thiên, Đế Thích ngăn chận không cho vào. Ông hãy ra bảo ông ấy vào.

Bấy giờ ông già lòm còm đi vào, vừa trông thấy Phật, ông rưng rưng hai hàng nước mắt, vừa mừng vừa khóc, cúi đầu sụp lạy đức Phật, rồi quỳ thẳng, chấp tay sụt sùi kính bạch: “Con sanh ra đời bất hạnh, chịu cảnh bần cùng khốn khổ, đói khát lạnh lẽo. Cầu chết mà chết không được, sống thì không biết nhờ cậy ai. Con nghe Thế Tôn là một bậc nhân từ yêu thương che chở khắp tất cả. Muôn vật đều được đượm nhuần ân đức của Thế Tôn. Tâm con vui sướng, đêm ngày phát nguyện, mong được một phen chiêm ngưỡng Tôn nhan từ mười năm qua, nay mới được kết quả như nguyện, nhưng vừa rồi con đến ở ngoài ngõ hồi lâu, không vào được. Muốn đi trở lui, nhưng khí lực đã yếu không kham nổi, tấn thối lưỡng nan không biết tính đường nào. Con chỉ sợ rằng bỏ mạng nơi đó, làm ô uế cửa Phật, càng thêm tội lỗi. May thay được đấng Thiên Tôn thương xót tiếp dẫn, nên con mới được vào đây. Được may mắn như thế nầy, dù bây giờ có chết con cũng không còn ân hận gì nữa. Con chỉ mong muốn mau dứt trừ hết tội lỗi, đời sau không còn phải chịu cảnh thống khổ. Nguyện Phật giũ lòng từ, ban cho con Phật huệ!”

Phật dạy: “Phàm làm người thọ sanh ra cõi đời, sanh tử đều do nhơn duyên. Do nhiều nhơn duyên tạo ra gốc rễ tội lỗi. Ta sẽ nói cho ông rõ nguồn gốc của tội lỗi mà ngày nay ông đã gánh chịu: Đời trước ông sanh vào nhà Minh Huệ Vương, là một ông Vua cai trị một đại cường quốc. Khi đó ông là Thái tử Kiêu Quí. Trên được Phụ Vương và Mẫu Hậu quí trọng, dưới được thần dân kính phụng. Vì thế nên ông hết sức kiêu căng, tự cao, tự đại, tâm ý buông lung, khinh ngạo mọi người, xem thường tất cả. Giàu có cự phú, tài sản muôn ức, đều là chiếm đoạt của dân. Trăm họ nghèo cùng bởi vì thuế khóa thu hết. Ông chỉ biết gom góp, chứ không biết bố thí. Bấy giờ có một vị Sa môn tên là Tịnh Chí từ xứ xa đi đến. Vì thiếu một cái pháp y, nên tìm đến ông, mong ông bố thí một cái mà thôi, chứ không mong cầu gì nhiều. Nhưng ông tuyệt nhiên không cho, lại còn đối xử một cách quá tệ ác, đã không cho pháp y, lại cũng không cho ăn. Ông bắt vị Sa môn vô tội ngồi mãi trước nhà, muốn đi ông vẫn không cho. Qua bảy ngày đêm không thí cho một hớp nước. Thân thể đã ngất xỉu, hơi thở thoi thóp, tánh mạng sắp nguy kịch. Coi đó như một trò vui, cho tập trung nhiều người đến xem, ông lấy làm vui thích lắm! Lúc ấy có vị cận thần khuyên can ông rằng: “Thái tử chớ nên làm như vậy. Đây là một Sa môn hiền từ, khiêm tốn, bên trong mang cả tinh thần đạo đức. Sự lạnh lẽo bên ngoài, đối với con người ấy không có gì đáng gọi là lạnh lẽo, và sự đói khát cũng không đáng là đói khát. Sở dĩ đến đây xin là muốn gây phước đức cho kẻ khác thế thôi. Thái tử đã không bố thí cho thì thôi, đừng nên gây cùng bức cho người ta. Tốt hơn là Thái tử trả tự do cho vị Sa môn này đi. Đừng nên gây thêm điều gì tội lỗi!”

Thái tử đáp rằng: “Đây là người gì mà giả xưng là đạo đức. Ta cho chịu khốn khổ thử chơi, chứ ai để cho chết làm gì? Khanh đừng lo. Thôi khanh thả cho ông đi.” Đoạn thả vị Sa môn đi ra khỏi thành. Vị Sa môn đi cách thành khoảng mười dặm, lại gặp phải bọn giặc cướp bị đói lâu ngày muốn bắt vị Sa môn giết ăn thịt. Vị Sa môn nói rằng: “Tôi là Sa môn nghèo khổ lạnh lẽo, thân thể ốm yếu, chỉ còn da bọc xương, thịt lại hôi tanh, ăn chẳng được nào. Các ông có giết tôi cũng chỉ thêm khổ công chớ không dùng được.”

Bọn giặc đối đáp rằng: “Bọn tui đã bị đói lâu ngày, chỉ ăn cây đất. Ông tuy ốm nhưng vẫn là thịt. Không thể nào thả ông đi được. Chỉ có cách là ông phải hy sinh.” Hai bên nói tới nói lui, phân vân hồi lâu. Tình cờ có Thái tử đi đến, thấy sự kiện như thế, tự nhủ rằng: “Ta đã không cho cơm áo vị Sa môn ấy thì thôi, chớ đâu lại nỡ để cho bọn giặc đói giết hại! Ta phải cứu người.”

Bọn giặc đói thấy Thái tử can thiệp, nên cả bọn đều sụp lạy xin tha tội và thả vị Sa môn đi.

Vị Sa môn lúc đó nay là Bồ Tát Di Lặc đây, Thái tử Kiêu Quí lúc đó, nay là ông đây. Sở dĩ nay ông chịu phải tội bần cùng khốn khổ là do đời trước tham lam bỏn xẻn. Lý do nay ông được trường thọ là bởi cứu mạng sống vị Sa môn. Tội phước báo ứng như bóng theo hình, như vang ứng tiếng!

Ông già bạch Phật: “Việc quá khứ đã rõ ràng như vậy. Con xin nguyện được giũ sạch từ đây mà nguyện đem mạng sống thừa này được làm Sa môn, về sau đời đời thường được hầu bên Phật.”

Phật dạy: “Hay thay! Hay thay!”

Liền khi đó, râu tóc ông già rụng hết, pháp y tự nhiên được đắp lên thân. Thân thể, trí lực trở nên mạnh mẽ tráng kiện, tai mắt thông sáng, ông liền được trí tuệ cao thượng, nhập pháp môn chánh định.

Bấy giờ Thế Tôn nói lại kệ rằng:

Ngươi xưa là Thái tử

Kiêu Quí tự buông lung,

Không biết điều nhân nghĩa.

Ỷ con đại quốc vương

Tự bảo không tội phước

Tưởng được thế mãi mãi

Không hiểu lẽ sanh tử

Ngày nay chịu họa này

Tạo tội lại may phước

Nên được gặp lại Như Lai

Thoát khỏi những tội xưa

Nương thân vào pháp môn

Xa lìa tâm xan tham

Thường được căn trí tuệ

Đời đời hầu bên Phật

Sống lâu muôn vạn kiếp.

Ông già đó đã trở thành một vị Tỳ kheo, nghe Kinh và hoan hỷ lạy Phật:

Bấy giờ Thế Tôn bảo A Nan:

“Nếu có người nào chuyên tụng Kinh này, thì người ấy sẽ thấy được ngàn đức Phật ở Hiền kiếp. Người nào thực hành theo Kinh này phổ biến rộng rãi, lưu truyền cho hậu thế, thì người ấy sau sanh ra đời sẽ gặp Phật Di Lặc và được Phật thọ ký. Như Lai lưỡi rộng dài không bao giờ nói sai!”

Tất cả đại chúng nghe Phật nói xong đều lạy Phật, vui vẻ tuân hành.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

III. HỒI HƯỚNG

1. BÁT NHÃ TÂM KINH

Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh.

Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.

Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, Không bất dị Sắc, Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệt phục như thị.

Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng! Bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô Sắc, vô Thọ, Tưởng, Hành, Thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô Nhãn Giới, nãi chí vô Ý Thức Giới; vô Vô Minh, diệc vô Vô Minh tận; nãi chí vô Lão Tử, diệc vô Lão Tử tận; vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo; vô Trí, diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố, Bồ Đề Tát Đỏa y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn. Tam thế chư Phật y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Cố tri Bát Nhã Ba La Mật Đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chơn thiệt bất hư. Cố thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa chú. Tức thuyết chú viết: “Yết đế, Yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề, tát bà ha.” ( 3 lần)

2. TÁN PHẬT

Đại Từ, Đại Bi thương chúng sanh

Đại Hỷ, đại Xả cứu muôn loài

Tướng tốt chói sáng tự trang nghiêm

Đệ tử chí tâm quy mạng lễ.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần)

Nam mô A Di Đà Phật. ( 3 lần)

Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. ( 3 lần)

Nam mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật. ( 3 lần)

Nam mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. ( 3 lần)

Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. ( 3 lần)

Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. ( 3 lần)

Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát. ( 3 lần)

Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát. ( 3 lần)

Nam mô Đạo Tràng Hội Thượng Phật Bồ Tát. ( 3 lần)

3. VÃNG SANH QUYẾT ĐỊNH CHƠN NGÔN:

Nam mô a di đa bà dạ. Đa tha dà đa dạ, đa điệt dạ tha. A di rị đô bà tỳ. A di rị đa tất đam bà tỳ. A di rị đa tỳ ca lan đế. A di rị đa tỳ ca lan đa. Dà di nị dà dà na. Chỉ đa ca lệ ta bà ha. ( 3 lần)

4. SÁM HỐI

Đệ tử vốn tạo các vọng nghiệp,

Đều do vô thỉ tham, sân, si,

Từ thân, miệng, ý phát sanh ra,

Đệ tử thảy đều xin sám hối.

Nam mô Cầu Sám Hối Bồ Tát. ( 3 lần)

5. THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHƠN NGÔN:

Ly bà ly bà đế, Cầu ha cầu ha đế, Đà la ni đế, Ny ha ra đế, Tỳ lê nễ đế, Ma ha dà đế, Chơn lăng càn đế, ta bà ha. ( 3 lần)

Cúi đầu quy y phép Tô Tất Đế

Thành tâm đảnh lễ đấng Thất Cu Chi

Đệ tử xưng tán đức Đại Chuẩn Đề

Nguyện Đức Từ Bi xót thương gia hộ.

6. CHUẨN ĐỀ THẦN CHÚ

Nam mô tát đa nẫm, Tam miệu Tam bồ đề, cu chi nẫm, đát điệt tha. Án chiết lệ, chủ lệ Chuẩn đề, ta bà ha. ( 7 lần)

7. DƯỢC SƯ QUÁN ĐẢNH CHƠN NGÔN

Nam mô bạt già phạt đế, bệ sát xã, lu lô tịch lưu ly, bác lặc bà, hát ra xà dã. Đát tha yết đa da, a ra hắc đế. Tam miệu tam bột đa da, đát điệt tha. Án bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế, tóa ha. ( 3 lần)

8. TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN

Chúng sanh không số lượng,

Thề nguyện đều độ khắp.

Phiền não không cùng tận,

Thề nguyện đều dứt sạch.

Pháp môn không kể xiết,

Thề nguyện đều tu học.

Phật Đạo không gì hơn,

Thề nguyện được viên thành.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần)

9. SÁM HỐI NGUYỆN

Cúi đầu đảnh lễ Như Lai,

Chứng minh đệ tử ngày nay phát nguyền.

Con xin đem dạ chí thiền,

Thành tâm sám hối nghiệp khiên đã làm.

Bởi xưa chưa rõ dạ phàm,

Nên chi kết tạo dây oan cõi trần,

Gây ra tội lỗi vô ngần,

Luân hồi trả quả lắm phần đớn đau,

Vào sanh ra tử đã lâu,

Dấn thân lao khổ gẫm âu khó lường,

Xuống lên ba cõi sáu đường,

Đền bù với những vết thương lỗi lầm,

Trả vay vay trả trầm luân,

Gian nan thống khổ vô ngần vô biên,

Cũng vì nghiệp báo oan khiên,

Do mình kết tạo triền miên nối đời,

Nếu nay chẳng biết quy hồi,

Ắt thời khó tránh qua đời kiếp sau,

Vậy con thi lễ cúi đầu,

Chí thành sám hối nguyện cầu ăn năn,

Như xưa có phạm điều răn,

Gây nên tội lỗi nhố nhăng đau lòng,

Thì nay lòng dạ ân cần,

Chuyên lo tu luyện chuộc phần tội xưa,

Bao nhiêu nguyện quấy xin chừa,

Bao nhiêu điều thiện sớm trưa phụng hành,

Ngày đêm giữ dạ sắt đinh,

Trau dồi đạo đức Sử Kinh bền lòng,

Nguyện thân ra khỏi bụi hồng,

Muối dưa chay lạt nhiệt lòng say sưa,

Tỉnh hồn chuông sớm mõ trưa,

Nguyện tâm ra khỏi nắng mưa cõi trần,

Xin nhờ Tam Bảo ai lân,

Từ bi hỷ xả thi ân dắt dìu,

Nay con tỉnh biết mọi điều,

Thế gian là khổ, nghiệp chiêu bởi mình,

Từ nay nguyện dứt sự tình,

Say sưa ảo ảnh mến hình mộng du,

Bền lòng giữ chặt điều tu,

Thề không sai lạc mặc dù gian nan,

Chí tâm vững dạ bền gan,

Nguyện không cảm kích thế gian mộng đời.

Nguyện xa bể khổ chơi vơi,

Nguyện thành Phật đạo đến nơi mãn nguyền,

Nguyện cùng cắt đứt dây duyên,

Nguyện rằng dứt khỏi oan khiên kéo dời.

Lòng không say đắm sự đời,

Chuyên cần tu niệm chẳng rời một khi,

Dứt điều luyến ái mê si,

Noi gương bác ái, từ bi trau lòng,

Sửa tâm như đóa liên hồng,

Luôn luôn trong sạch thoát vòng nhiễm ô,

Chí thành miệng niệm Nam mô,

Nguyện lòng con được tính vô hoàn toàn,

Nguyện về nơi cõi Lạc bang,

Nguyện cho ra khỏi những đàng tử sanh,

Cúi nhờ chư Phật chứng minh,

Bao lời sám hối con xin nguyện cầu.

Nam mô Bổ Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần)

Kệ Kiết Thính Chúng

Chư Thiên, A Tu La

Và Dược Xoa vân vân,

Ai đến nghe Phật Pháp,

Tất cả hãy hết lòng,

Hộ trì Phật Pháp ấy,

Làm cho trường tồn mãi,

Bằng cách thường tinh tấn,

Thực hành lời Phật dạy.

Những người có đức tin,

Đến đây nghe Phật Pháp.

Hoặc ở trên mặt đất,

Hoặc ở trong không gian,

Với thế giới loài người,

Hãy thường hành từ tâm,

Bản thân thì ngày đêm,

Sống đúng với Phật Pháp.

Nguyện cầu mọi thế giới,

Luôn luôn được yên ổn,

Bằng cách phước và trí,

Đều đem làm lợi người,

Để bao nhiêu vọng nghiệp,

Đều được tiêu tan cả,

Siêu thoát mọi khổ đau,

Qui về Đại Niết Bàn.

Hãy xoa khắp cơ thể,

Bằng hương thơm giữ Giới,

Lại mặc cho cơ thể,

Bằng y phục Thiền Định,

Rồi trang điểm tất cả,

Bằng bông hoa Tuệ Giác,

Thì bất cứ ở đâu,

Cũng thường được an lạc.

Nam mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát Ma Ha Tát.

10. HỒI HƯỚNG

Tụng Kinh công đức khó nghĩ lường,

Vô biên thắng phước đều hồi hướng,

Khắp nguyện chúng sanh trong pháp giới,

Đều được vãng sanh về Cực Lạc.

Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não,

Nguyện chân trí tuệ thường sáng tỏ,

Nguyện bao tội chướng thảy tiêu trừ,

Kiếp kiếp thường tu Bồ Tát Đạo.

Nguyện sanh Cực Lạc, cảnh Tây Phương,

Chín phẩm Hoa Sen là cha mẹ,

Hoa nở thấy Phật, chứng Vô Sanh,

Bồ Tát Bất Thối là bạn hữu.

11. TAM TỰ QUY

Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sanh, thể theo Đạo cả, phát lòng Vô Thượng. ( 1 lần)

Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sanh, thấu rõ kinh tạng, trí huệ như biển. ( 1 lần)

Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại. ( 1 lần)

12. HỒI HƯỚNG CHÚNG SANH

Nguyện đem công đức nầy,

Hướng về khắp tất cả,

Đệ tử và chúng sanh,

Đều trọn thành Phật Đạo.

 

Tin về Kinh Phật Thường Tụng

10 Pháp Bất Thiện Không Nên Làm

Kinh Phật Thường Tụng - 2 năm trước
Không thành thật, không thẳng thắn, thiếu giới hạnh và tư cách.

6 Biểu Hiện của người tu tập đúng - Thầy Tánh Tuệ

Kinh Phật Thường Tụng - 2 năm trước
Biểu hiện rõ nhất của người có tu không phải là vốn kiến thức Phật Pháp tích lũy được, mà chính thái độ sống của người đó được toát ra từ ba nghiệp Th

Nghi Thức Tụng Kinh Nhân Quả Ba Đời

Kinh Phật Thường Tụng - 2 năm trước
Các vị cổ đức khuyên người học Phật, trước tiên phải duyệt các kinh nói về nhân qủa tội phước, chú trọng phần giới hạnh, cùng hiểu biết sự luân hồi tr

Hướng dẫn cách Tác Bạch và Cách Tụng các bộ Kinh dài nhiều phần

Kinh Phật Thường Tụng - 2 năm trước
Thông thường khi Phật Tử mới bước vào tìm hiểu về Phật Giáo Đại Thừa như việc tụng kinh, niệm Phật vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, mong ra qua bài viết này Thie

Nghi Thức Tụng Kinh Vô Lượng Thọ

Kinh Phật Thường Tụng - 2 năm trước
Nghi thức Tụng Kinh Vô Lượng Thọ. Miêu tả thế giới phương Tây của Phật A Di Đà và dạy con người cách sống thanh tịnh, giữ giới luật và niệm danh hiệu

Nghi Thức Trì Tụng Kinh Tương Lai Biến Đổi, Kinh Pháp Diệt Tận

Kinh Phật Thường Tụng - 2 năm trước
Đức Phật Thuyết KINH PHÁP DIỆT TẬN hay còn gọi là ĐƯƠNG LAI BIẾN KINH, KINH TƯƠNG LAI BIẾN ĐỔI do Tây Tấn Trúc Pháp Hộ Hán dịch - Như Hòa dịch bản Tiế

Nghi Thức Trì Tụng Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni ( Bản Tiếng Việt)

Kinh Phật Thường Tụng - 2 năm trước
Nghi Thức Trì Tụng Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni ( Bản Tiếng Việt) sử dụng để cầu siêu thai nhi, sám hối ngũ nghịch trọng tội

4 loại nghiệp chướng của người mới phát tâm học Phật

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Chúng ta khi không phát tâm học Phật tu hành thì thôi, khi bắt đầu phát tâm muốn học Phật, phát tâm muốn tu hành nghiêm túc thì nghiệp chướng kéo đến

5 Công Đức của Lạy Phật mà ít người biết

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Nghi lễ lạy Phật, ngoài thể hiện lòng tôn kính với Đức Phật, với Tam Bảo, thì còn rất lợi lạc và phước đức to lớn ... Như trong bài kinh này Đức Phật

Bài Sám Hối Oan Gia Trái Chủ của Pháp Sư Tịnh Không - Bản Đầy Đủ

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Nếu bị bệnh tật, nghiệp chướng kéo đến quá nhiều, hãy chuyên tâm trì niệm Pháp Sám Hối của Pháp Sư Tịnh Không liên tục 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng bạn l