Ý nghĩa và Lợi ích to lớn của việc Lạy Phật mà ít người biết

Phật Pháp Nhiệm Màu

Các Tông Phái Phật Giáo từ Tịnh Độ, Thiền, Thiên Thai, đến Luật Tông, Mật Tông v.v.. đều chú trọng vào việc Lạy Phật như một hành trì căn bản. Có những cuốn kinh dành riêng cho việc lễ lạy như: Ngũ Bách Danh, Sám Hối Hồng Danh...

1. Ý nghĩa của việc lạy Phật

  • Có lúc nào chúng ta tự hỏi tại sao dân Tây Tạng có thể sống khoẻ mạnh trên đỉnh núi tuyết, nơi lạnh lẽo và thiếu dưỡng khí? Làm thế nào để có được tín tâm vững chải nơi Tam Bảo? Làm sao để thành đạt kết quả tu tập?
  • Qua những khảo sát, chúng ta hiểu được những thành tựu đó của họ có thể nói phần lớn nhờ bởi công phu lễ bái. Chính việc Lạy Phật đã giúp cho dân Tây Tạng sống khoẻ mạnh từ thể chất đến tinh thần, có tín tâm kiên cố nơi Tam Bảo, và thành tựu sự nghiệp tu chứng. Ngày nay dân tộc nhỏ bé yếu kém đó đã mang Phật Pháp truyền bá khắp nơi.

2. 10 Công Đức của Việc Lạy Phật

1.- Được sắc thân tốt đẹp.

2.- Nói ra điều chi ai cũng tin dùng

3.- Không sợ sệt giữa đông người.

4.- Được chư Phật giúp đỡ.

5.- Đầy đủ oai nghi lớn lao.

6.- Mọi người đều nương theo mình.

7.- Chư Thiên cung kính.

8.- Đủ phước đức lớn.

9.- Lúc lâm chung được vãng sanh.

10.- Mau chứng quả Niết Bàn.

Các Tông Phái Phật Giáo từ Tịnh Độ, Thiền, Thiên Thai, đến Luật Tông, Mật Tông v.v.. đều chú trọng vào việc Lạy Phật như một hành trì căn bản. Có những cuốn kinh dành riêng cho việc lễ lạy như:

  • Kinh Hồng Danh: 108 lạy, kinh sám hối căn bản.
    Kinh Ngũ Bách Danh: 500 lạy, gồm tên của 500 vị Phật hay 500 danh hiệu của một vị Phật hay Bồ Tát.
    Kinh Thiên Phật: 1.000 lạy, danh hiệu của một ngàn vị Phật.
    Kinh Ngũ Thiên Phật: 5.000 lạy, danh hiệu của năm ngàn vị Phật.
    Kinh Vạn Phật: 10.000 lạy, danh hiệu của mười ngàn vị Phật.
    Kinh Thủy Sám: sách sám hối, vừa tụng vừa lạy, do ngài Ngộ Đạt soạn.
  • Lương Hoàng Sám: bộ sách sám hối, do hoà thượng Chí Công đời vua Lương Võ Đế soạn để sám hối cho hoàng hậu Hy Thị.

Qua các kinh đó chúng ta thấy Phật Giáo đã hành trì pháp môn Lạy Phật nghiêm túc như thế nào.

3. Những sự lợi ích từ việc hành trì Lạy Phật:

Phương pháp Lạy Phật là kết tinh của những kinh nghiệm tu tập sâu sắc từ những truyền thống đạo học Đông phương. Do đó những lợi ích mang lại từ sự hành trì pháp môn này vô cùng lớn lao. Sự lợi ích đó đạt được cả trên hai phương diện thân xác cũng như tinh thần.

3.1. Lợi ích về thân

Phương pháp Lạy Phật mang lại những hiệu quả lợi ích về Thân như sau:

  • Trước hết, động tác lạy Phật là một phương pháp thể dục tốt. Với những cử động nhẹ nhàng, nhưng tất cả các bắp thịt trên toàn thân đều được vận động tối đa.
  • Khác với lúc tập thể dục, vì thông thường khi thể dục chúng ta không vận động tất cả các bắp thịt đồng đều cùng một lúc. Ví dụ: khi đi bộ, chúng ta vận động nhiều bắp thịt ở chân. Chỉ có bơi lội chúng ta mới cử động toàn thân. 
  • Trong lúc lạy Phật, tất cả các bắp thịt trên cơ thể đều hoạt động làm khí huyết toàn thân lưu chuyển giúp chúng ta chữa trị các chứng thấp khớp, cũng như phòng ngừa các chứng bệnh hiểm nghèo khác..
  • Các huyệt đạo quan trọng trên cơ thể được tác động. Từ huyệt bách hội trên đỉnh đầu xuống đến huyệt đan điền dọc theo xương sống và các huyệt ở tay chân. Chúng ta cảm thấy có một luồng khí nóng chạy đều khắp cơ thể và mồ hôi theo các lỗ chân lông tuôn ra. Theo y học Đông phương, một khi các huyệt đạo trên cơ thể được tác động, khí huyết sẽ lưu chuyển và bệnh tật sẽ tiêu trừ.
  • Sau khi lạy Phật xong, hãy ngồi xuống chừng mười lăm phút, chúng ta sẽ có cảm giác an lạc thư thái ngay vì các huyệt đạo đưọc tác động. Sự an lạc này rất sâu sắc, một kinh nghiệm rất đặc biệt mà chúng ta chỉ đạt được trong lúc thiền định. Sự an lạc này mang lại cho chúng ta niềm hoan lạc suốt ngày. Từ đó những phiền não, những ưu tư, những đau buồn... cũng nhanh chóng tan biến.
  • Các trọng huyệt này tương ứng với các luân xa trong truyền thống yoga Ấn Độ. Các luân xa này nằm dọc theo xương sống từ đỉnh đầu xuống đến bàn tọa gồm bảy luân xa. Một khi được tác động, các luân xa này giúp chúng ta khai triển được những năng lực mầu nhiệm tiềm tàng trong mỗi người, tạo điều kiện thuận tiện cho việc phát triển tâm linh

3.2. Lợi ích về tâm:

Phương pháp Lạy Phật là phương pháp điều tâm để thanh tịnh ba nghiệp: thân, khẩu và ý (tư tưởng, ngôn ngữ và hành động). 

Phương pháp này giúp ta:

  • Tiêu trừ nghiệp chướng: Trong sự sám hối, thành tâm đảnh lễ mười phương chư Phật bằng cả thân tâm của mình. Quán chiếu sâu xa nguồn gốc tội lỗi, cùng bản tánh của tội lỗi. Quán tưởng hào quang chư Phật mười phương hiển hiện trước mắt, cũng như Phật tánh trong tự tâm tỏa rạng. Nhờ Phật lực hộ trì cùng nỗ lực tự tâm để thanh tịnh ba nghiệp. Với sự sám hối đó các ác nghiệp và chướng duyên đều được chuyển hóa.
  • Thiện căn tăng trưởng: trong khi lễ lạy, hồi hướng cho kẻ thân người thù đều được lợi lạc, đều được thành tựu sự nghiệp giác ngộ giải thoát. Như thế Bồ Đề Tâm (thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh) được nuôi dưỡng, lòng từ bi được phát triển. Sự lễ bái hàng ngày đem lại cho chúng ta nguồn an lạc vô biên. Sự an lạc này giúp cho phiền não tiêu tan, sự trầm tĩnh trở lại trong tâm hồn và lòng thương cũng phát sinh đối với người ghét.
  • Đức khiêm cung phát sinh: trong khi hạ mình xuống sát đất để lạy Phật, để thấy những thành đạt của mình chỉ là những giọt nước trong đại dương bao la. Bác Hoài phát biểu trong buổi thảo luận Phật Pháp, để chuyển hóa tâm kiêu mạn của mình, mỗi ngày bác Lạy Phật để hồi hướng công đức về thiên, về địa, về sư trưởng, về ông bà cha mẹ... để cảm nhận trùng trùng ân nghĩa.  Để thấy sự thành tựu của mình hôm nay là công ơn tác thành của nhiều người. Để từ đó tâm khiêm nhường phát sinh. Trong Kinh Đức Phật thường dạy, tâm khiêm nhường là cửa ngõ của trí tuệ và là con đường đưa đến giải thoát.

4. Nên hành trì phương pháp Lạy Phật như thế nào

  • Trong truyền thống Việt Nam, chúng ta có lạy Hồng Danh, Ngũ Bách Danh, Thiên Phật, Vạn Phật ... Tùy theo hoàn cảnh và khả năng để áp dụng cách lễ lạy cho thích hợp. 
  • Điều quan trọng là sự hành trì đều đặn. Nếu chưa quen chúng ta có thể bắt đầu bằng ba mươi lạy, rồi sau đó tăng dần cho đến một trăm lẻ tám lạy (để trừ một trăm lẻ tám phiền não). Nếu có băng Hồng Danh thì mở băng và theo lời xướng danh hiệu Phật trong băng để lạy. Chúng ta có thể lạy mỗi ngày một hay hai lần.
  • Cách đơn giản nhất, chúng ta lạy theo hơi thở. Cứ hít vào chúng ta đứng lên và thở ra chúng ta lạy xuống. Cứ lạy chậm rãi. Mỗi lạy chúng ta niệm một danh hiệu Phật và đếm một, cứ như thế cho đến đủ số. Hoặc chúng ta có thể theo dõi đồng hồ và lạy đủ thời gian ấn định thì ngưng. Hoặc mười lăm phút, hai mươi phút hay nửa giờ. Đó là những phương cách đề nghị để chúng ta tùy nghi thực hành.
  • Sự lễ lạy có thể thực hiện bất kỳ chỗ nào. Miễn là chúng ta có được khoảng không gian bằng chừng chiếc chiếu là đủ để lạy rồi. Tốt nhất là trước bàn Phật, nếu không thì ở chỗ nào cũng được, miễn tâm thành là được. Ngay cả trong phòng ngủ, mỗi sáng lúc thức dậy hay mỗi tối khi đi ngủ chúng ta có thể thực tập.
  • Khi lạy hai tay chắp ngang trán, đưa xuống ngực rồi lạy xuống sát đất. Điều này biểu tượng cho "thân tâm cung kính lễ" (đem thân đoan nghiêm và tâm thành kính để lễ lạy). Lúc lạy xuống hai tay, hai chân và trán phải chấm đất (ngũ thể đầu địa: năm phần của thân thể đều chạm đất). 
  • Chúng ta nên đứng thẳng người rồi lạy xuống, sau đó đứng thẳng lên. Như thế các bắp thịt khắp châu thân được vận động tốt hơn (trừ khi yếu chân, có thể quỳ lạy).
  • Trong khi lạy cố gắng kết hợp cả ba phương diện: thân đứng nghiêm chỉnh cử động nhịp nhàng hoà hợp, hơi thở đều đặn miệng niệm danh hiệu Phật hay Bồ Tát, tâm quán tưởng đến Phật, Bồ Tát hay cảnh giới của chư Phật và Bồ Tát.  Ví dụ: có thể quán tưởng đến Đức Phật A Di Đà đang ở trước mắt, hay cảnh Tịnh Độ chung quanh ta.

5. Màu nhiệm của phương pháp Lạy Phật

  • Tóm lại, phương pháp lạy Phật là một phương pháp rất đơn giản, nhưng mang lại những lợi ích rất lớn. Ai tập cũng được, bất kỳ nơi đâu và không cần phải sắm dụng cụ gì cả. Đây là kết tinh của những kinh nghiệm tu luyện quý báu của chư tổ, đã kết hợp các phương pháp tu tập của Thiền gia và vũ thuật gia để chế tác thành. 
  • Sự thực hành pháp môn này mang lại lợi ích rõ rệt cho cả thân lẫn tâm. Thân thể cường tráng chữa trị và phòng ngừa các chứng bệnh hiểm nghèo như bệnh tim, áp huyết cao, ung thư.. Tinh thần an lạc thư thái. Sống an vui hạnh phúc trong hiện tại. Tạo điều kiện thuận tiện khai triển khả năng tâm linh vô biên để tiến tới giải thoát hoàn toàn. 
  • Đây là một pháp môn mầu nhiệm, những niềm hoan lạc sâu sắc chúng ta kinh nghiệm được trong lúc hành trì là những bước tiến vững chắc trên bước đường tu tập. Qua những thành tựu đó giúp chúng ta tăng trưởng tín tâm đối với những pháp môn chư tổ truyền lại.

(Theo HT Thích Trí Hoằng)

Tin về Phật Pháp Nhiệm Màu

Phước Báu là gì? 10 Cách tạo ra Phước Báu

Phật Pháp Nhiệm Màu - 2 năm trước
Phước Báu hay còn gọi là Phước Đức, là những điều tốt lành đến cho bản thân hay gia đình mình, xa hơn cho một cộng đồng, cho một đất nước.

Phật dạy 7 cách bố thí không cần dùng đến tiền

Phật Pháp Nhiệm Màu - 3 năm trước
Vì sao chúng ta làm việc không thành công, bởi vì chúng ta thiếu phước báu, để có phước báu hãy học cách bố thí,

Số Mạng Thật Sự Có Thể Thay Đổi Được Không ?

Phật Pháp Nhiệm Màu - 3 năm trước
Khi xưa có thầy bói toán nói với cha tôi rằng cha tôi có thể không qua khỏi bốn mươi lăm tuổi (45 tuổi). Cho nên, ông từ chức trở về quê nhà, định lán

Cách Khai Thị và Cứu Chúng Sanh về Tây Phương Cực Lạc

Phật Pháp Nhiệm Màu - 3 năm trước
Mỗi khi gặp một chúng sanh chuẩn bị giết hại, bị chết, hãy niệm Phật và khai thị cho họ về Tây Phương Cực Lạc

"Bồ Tát Sợ Nhân, Chúng Sanh Sợ Quả" Hòa thượng Thích Thanh Từ thuyết giảng

Phật Pháp Nhiệm Màu - 3 năm trước
Người Phật tử tu hành đầu tiên là phải hiểu lý nhân quả, biết nhân nào nên làm nhân nào nên tránh, đó là chúng ta tiến vào con đường giác

Nghi Lễ Trấn Trạch, Nhập Trạch, và Bồi Hoàn Long Mạch tại gia

Phật Pháp Nhiệm Màu - 4 năm trước
Trước khi Nhập Trạch chuyển về nhà mới, chúng ta nên làm lễ Trấn Trạch và Bồi Hoàn Long Mạch. Vậy thế nào là Lễ Trấn Trạch, thế nào là Bồi Hoàn Long M

Ăn Chay có được ăn trứng gà không ?

Phật Pháp Nhiệm Màu - 4 năm trước
Rất nhiều người ăn chay có câu hỏi thắc mắc " có được ăn trứng gà không". Bài Viết này, Thienmenh.net sẽ lý giải câu hỏi của bạn đọc dưới quan niệm ăn

Chết Yểu Dưới Góc Nhìn của Phật Pháp

Phật Pháp Nhiệm Màu - 4 năm trước
Tại sao có người sống thọ có người chết yểu, chết yểu là như thế nào, tại sao lại chết yểu, mời bạn đọc cùng ThienMenh.Net tìm hiểu về nguyên nhân thọ

Ngày Vía Đức Quan Thế Âm Bồ Tát Tụng Kinh Gì

Phật Pháp Nhiệm Màu - 4 năm trước
Trong các kinh điển nói về ngài Quan Thế Âm Bồ Tát, hai tác phẩm nổi bật nhất nói về Bồ tát Quan Thế Âm mà chúng ta thường biết đến là kinh Lăng Nghiê

Cuộc Đời Có Thật 10 Đại Đệ Tử Lớn Của Đức Phật (Phần 1)

Phật Pháp Nhiệm Màu - 4 năm trước
Đức Phật có 10 Đại Đệ Tử Lớn, Xin giới thiệu với bạn đọc về xuất thân, hành đạo, hạnh nguyện, nhập diệt niết bàn của các ngài.