Nguồn Gốc Bói Quẻ: Ý Nghĩa 64 Quẻ Dịch Trong Bói Quẻ (P1)

Cách Xem Bói Bài Tại Nhà

64 thẻ quẻ ứng chiếu sự cát hung, may rủi của vạn vật trong thế giới, giúp con người vượt qua những khổ ải, khó khăn

Trong xã hội ngày nay bói toán chắc hẳn không còn gì là xa lạ đối với cuộc sống của con người với rất nhiều các hình thức xem bói khác nhau. Hôm nay hãy cùng Thienmenh.Net tìm hiểu về hình thức Xem Kinh Dịch hay người đời còn gọi là “Bói Quẻ” để biết về nguồn gốc và những nét đặc sắc của “Bói Quẻ” nhé.

1. Nguồn Gốc Của Bói Quẻ

Truyền thuyết nói rằng Kinh Dịch bắt đầu ra đời từ vua Phục Hy, lúc ấy Hoàng Hà có con long mã hiện hình lưng nó có khoáy thành đám, từ một đến chín, vua Phục Hy coi những khoáy đó, mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch ra thành nét.

Đầu tiên vạch một nét liền (tức là vạch lẻ), để làm phù hiệu (tượng trưng) cho khí Dương, và một nét đứt (tức là vạch chẵn), để làm phù hiệu (tượng trưng) cho khí Âm. Hai cái vạch đó gọi là hai Nghi. Trên mỗi nghi thêm một nét nữa, thành ra bốn cái hai vạch, gọi là bốn Tượng. Trên mỗi Tượng lại vạch thêm một vạch nữa, thành ra tám cái ba vạch, gọi là tám Quẻ (tức là quẻ đơn). Sau cùng Phục Hy lại đem quẻ nọ chồng lên quẻ kia, thành ra sáu mươi tư cái sáu vạch, gọi là sáu mươi tư Quẻ (tức là quẻ kép). Từ thời Phục Hy đến cuối nhà Thương, Kinh Dịch vẫn chỉ là những vạch liền, vạch đứt, chưa có tên hiệu chữ nghĩa gì cả.

Sang tới đầu nhà Chu, Chu Văn Vương mới đem những Quẻ của Phục Hy mà đặt từng tên và diễn thêm lời ở dưới mỗi quẻ để nói về sự lành dữ của cả quẻ, như chữ nguyên hanh lợi tẫn mã chi trinh ở quẻ Khôn v.v… Lời đó gọi là Lời Quẻ (quái từ), hay lời thoán (thoán từ).

Rồi sau đó Chu Công tức Cơ Đán (con trai thứ Văn Vương), lại theo số vạch của các quẻ mà chia mỗi quẻ ra làm sáu phần, mỗi phần gọi là một Hào, và dưới mỗi hào đều có thêm một hoặc vài câu, để nói về sự lành dữ của từng hào, như câu Sơ Cửu: tiềm long vật dụng hay câu Cửu Nhị: hiện long tại điền trong quẻ Kiền và câu Sơ Lục lý sương kiên băng chí hay câu Lục Tam: Hàm chương khả trinh trong quẻ Khôn…Lời đó gọi là lời hào (Hào từ) vì phần nhiều nó căn cứ vào hình tượng của các hào, cho nên nó còn gọi là (Lời tượng).

Tiếp đến Khổng Tử lại soạn ra sáu thứ nữa, là Thoán truyện, Tượng truyện, Văn ngôn, Hệ từ truyện, Thuyết quái, Tự quái, Tạp quái

  • Thoán truyện có hai thiên: Thượng Thoán và Hạ Thoán; 
  • Tượng truyện có hai thiên: Thượng và Hạ Tượng; 
  • Hệ từ cũng có hai thiên: Thượng Hệ và Hạ Hệ; tất cả mười thiên, thường gọi là Thập dực (mười cánh). Sáu thứ đó tuy đều tán cho ý nghĩa Kinh Dịch rộng thêm, nhưng mỗi thứ có một tính cách.

2. Ý Nghĩa Của Từng Quẻ Dịch Trong Bói Quẻ

Bói Quẻ giúp biết được mọi chuyện trong tương lai nên nhờ đó người xem sẽ đưa ra được cách hóa giải những vận đen, điềm xấu. Nó giúp chúng ta gia tăng cát lành, xóa bỏ những lo âu, phiền muộn, đem đến sự thuận lợi, may mắn và thành công trong cuộc sống, sự nghiệp, tình duyên.

64 thẻ quẻ ứng chiếu sự cát hung, may rủi của vạn vật trong thế giới, giúp con người vượt qua những khổ ải, khó khăn, nguy nan của cuộc sống. Quẻ này cũng giúp chúng ta tĩnh, có thêm ý chí, sự vững tâm khi tiến hành bất kỳ công việc nào đó.

2.1. Quẻ Thuần Càn

Quẻ Thuần Càn hay còn gọi là quẻ Càn, tức là Trời. Đây là quẻ số 1 trong Kinh dịch. Trong đó:

  • Nội quái là Càn
  • Ngoại quái là Càn

Văn Vương cho rằng bói được quẻ này thì rất tốt, hanh thông, có lợi và tất giữ vững được cho tới lúc cuối cùng. Trời có đức nguyên vì là nguồn gốc của vạn vật. Đồng thời, trời có đức hạnh vì làm ra mây, mưa để vạn vật sinh trưởng. Cuối cùng, trời có đức lợi và trinh vì biến hóa, khiến cho vật gì cũng giữ được bẩm tính.

Càn tượng trưng cho người quân tử. Người quân tử có bốn đức:

  • Nhân: đức lớn nhất, gốc của lòng người, tức như đức “nguyên” của trời.
  • Lễ: là hợp với đạo lý, hợp với đạo lý thì hanh thông, cho nên lễ tức như đức “hanh” của trời.
  • Nghĩa: đức này làm cho mọi người được vui vẻ sung sướng, tức như đức “lợi” của trời.
  • Trí: là sáng suốt, biết rõ thị phị, có biết thị phi mới làm được mọi việc cho nên nó là đức cốt cán, cũng như đức “trinh” chính và bền - của trời

2.2. Quẻ Thuần Khôn

Quẻ Thuần Khôn còn gọi là quẻ Khôn, tức Đất. Là quẻ số 2 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là khôn
  • Ngoại quái là Khôn

Khôn có đức đầu tiên và lớn, hanh thông, thích đáng, đức chính và bền của con ngựa cái. Người quân tử có việc làm mà thủ xướng thì lầm, để người khác thủ xướng mà mình theo sau thì được. Chỉ cốt lợi ích cho vạn vật. Nếu đi về phía tây nam thì được bạn, về phía đông bắc thì mất bạn. An lòng giữ đức bên vững, tốt.

Quẻ Càn thì gồm 6 hào dương, quẻ Khôn gồm 6 hào âm. Vì thế, Càn cương kiện còn Khôn thì nhu thuận. Càn tạo ra vật vô hình, thuộc phần khí còn Khôn thì vạn vật hữu hình. Có vậy, vạn vật mới sinh trưởng, sinh sôi tốt đẹp. Khôn bổ túc cho Càn, theo sau Càn.

Khôn có đủ các đức như Càn nhưng với đức trinh thì Khôn hơi khác. Đức trinh của Khôn, tuy chính và bền nhưng phải thuận. Văn Vương dùng ngựa cái để tượng Khôn: ngựa là giống mạnh mà ngựa cái có tính thuận theo ngựa đực.

Người quân tử nếu ở vào địa vị khôn, phải tùy thuộc người trên thì làm việc cũng đừng nên khởi xướng để khỏi lầm lẫn, chờ người ta khởi xướng rồi mới theo thì được việc, như vậy là có đức dày như đất, chở được muôn vật, lớn cũng không kém đức của trời (Càn).

2.3. Quẻ Thủy Lôi Truân

Quẻ Thủy Lôi Truân đôi khi còn gọi là quẻ Truân. Đây là quẻ số 3 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Chấn (Sấm)
  • Ngoại quái là Khảm (Nước)

Theo Tự quái truyện thì sở dĩ sau hai quẻ Càn, Khôn tới quẻ Truân là vì có trời đất rồi vạn vật tất sinh sôi nảy nở đầy khắp, mà lúc sinh sôi đó là lúc khó khăn. Chữ Truân có cả hai nghĩa đó: đầy và khó khăn.

Gặp lúc gian truân, có thể hanh thông lắm (nguyên hanh), nếu giữ vững điều chính (trái với tà) và đừng tiến vội, mà tìm bậc hiền thần giúp mình (kiến hầu là đề cử một người giỏi lên tước hầu).

Tượng quẻ này là Chấn (Sấm), ở trên là mưa (Khảm), tức có nghĩa động ở trong chốn hiểm. Vì thế mà quẻ đặt là Truân. Lại thêm, nội quái có một hào dương (Cương), hai hào âm (Nhu). Ngoại quái cũng như vậy, cương nhu, dương âm bắt đầu giao nhau để sinh vạn vật mà lúc đầu bao giờ cũng gian nan (Truân).

Trong lúc gian nan mà có động thì có thể là tốt, nhưng phải kiên nhẫn giữ điều chỉnh. Đừng vội hành động mà trước hết nên tìm người tài giỏi giúp mình.

2.4. Quẻ Sơn Thủy Mông

Quẻ Sơn Thủy Mông còn gọi là quẻ Mông. Là quẻ thứ 4 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Khảm (Nước)
  • Ngoại quái là Cấn (Núi)

Trẻ thơ được hanh thông. Không phải ta tìm trẻ thơ mà trẻ thơ tìm ta. Hỏi (bói) một lần thì bảo cho, hỏi hai ba lần thì là nhàm, nhàm thì không bảo. Hợp với đạo chính thì lợi (thành công).

Theo nghĩa của quẻ thì cấn là ngưng, Khảm là hiểm. Ở trong (nội quái) thì hiểm, mà ở ngoài (ngoại quái) thì ngưng, không tiến được, tỏ ra ý mù mờ, cho nên gọi là Mông.

Xét theo hình tượng, cũng có thể giảng là dưới chân núi có suối nước trong, tức như hạng người còn nhỏ (khi thành sông mới là lớn), hạng “đồng mông”, cho nên gọi quẻ này là Mông (mông có nghĩa là non yếu).

Quẻ này chỉ chú trọng vào hào 2 và hào 5. Hào 2 là dương cương, đắc trung làm chủ nội quái, đáng là một vị thầy cương nghị. Hào đó ứng với hào 5 âm nhu thuận mà cùng đắc trung, là tượng học trò ngoan. Vậy là thầy trò tương đắc, sự học hành tất có kết quả tốt, cho nên quẻ này có đức hanh thông.

Quẻ này nói về cách giáo hóa, cần nghiêm (hào 1) nhưng không nên nghiêm khắc quá mà ngăn ngừa lỗi của trẻ (hào 6).

2.5. Quẻ Thủy Thiên Nhu

Quẻ Thủy Thiên Nhu còn gọi là quẻ Nhu.

  • Nội quái là Càn (Trời)
  • Ngoại quái là Khảm (Nước)

Chờ đợi vị hiểm đằng trước, thuận theo. Quân tử hoan hội chi tượng: quân tử vui vẻ hội họp, ăn uống chờ thôi.

Nội quái là Càn, cương kiện, muốn tiến lên nhưng gặp ngoại quái là Khảm (hiểm) chặn ở trên, nên phải chờ đợi.

Hào làm chủ trong quẻ này là hào 5. Hào này ở vị trí tôn mà lại trung, chính, Vì thế nên có cái tượng thành thực, tin tưởng, sáng sủa, hanh thông. Quẻ này miễn là chịu chờ đợi thì việc hiểm gì cũng vượt được qua mà thành công.

Đại khái, quẻ này được giải thích là dưới là Càn, trên là Khảm (mây), có cái tượng mây đã bao kín bầu trời thế nào cũng mưa. Vì thế, cứ ăn uống yên lạc yên vui di dưỡng thể xác và tâm trí mà chờ đợi lúc trời đổ mưa.

Quẻ này rút ra chỉ cho ta cách hành xử khi chờ đợi, tùy họa ở gần hay xa. Cốt nhất ở đây là đừng nóng nảy, phải biết giữ trung tính. Chúng ta để ý rằng hào 5 quẻ Khảm tức là ở giữa cơn nguy hiểm mà vẫn được cho là vị trí tốt bởi ở đó cương một cách vừa phải, sáng suốt, chính đáng.

2.6. Quẻ Thiên Thủy Tụng

Quẻ Thiên Thủy Tụng hay còn gọi là quẻ Tụng. Đây là quẻ thứ 6 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Khảm (Nước)
  • Ngoại quái là Càn (Trời)

Quẻ chủ về bất hòa, kiện tụng, bàn tính, cãi vã, tranh luận, bàn tán.

Theo tượng quẻ này, người trên (quẻ Càn) là dương cương, áp chế người dưới. Mà ở đây, người dưới (quẻ Khảm) thì âm hiểm, tất sinh ra kiện cáo. Hoặc, dễ cho cả trùng quái chỉ là một người, trong lòng thì nham hiểm (nội quái là Khảm), mà ngoài thì lại cương cường (ngoại quái Càn), tất sinh ra kiện cáo.

Chu Công cho quẻ này là trường hợp một người có lòng tin thực mà bị oan ức, vu hãm, không có người xét rõ cho nên lo sợ phải đi kiện. Nếu người đó giữ đạo trung như hào 2 (đắc trung), nghĩa là minh oan được rồi thì thôi, thì tốt. Còn, nếu như người đó cứ theo đuổi tới cùng, quyết thắng thì sẽ xấu.

Quẻ này khuyên người đó nên đi tìm bậc đại nhân công minh (tức hào 5 ứng với hào 2 vừa trung, chính, vừa ở ngôi cao) và nghe lời người đó thì sẽ có lợi. Nếu không, sẽ là tự mình tìm sự nguy hại, như lội qua sông lớn.

Còn theo Đại truyện, Càn có xu hướng đi lên, Khảm (nước) có hướng chảy xuống, như vậy là trái ngược nhau. Điều này cũng như hai nơi bất đồng đạo, tranh nhau mà sinh kiện cáo. Và lời khuyên khi gặp quẻ này là người quân tử làm việc gì cũng nên cẩn thận từ lúc đầu để tránh kiện cáo.

2.7. Quẻ Địa Thủy Sư

Quẻ Địa Thủy Sư hay còn gọi là quẻ Sư. Đây là quẻ số 7 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Khảm (Nước)
  • Ngoại quái là Khôn (Đất)

Kiện tụng là tranh nhau, tranh nhau thì lập phe, có đám đông nổi lên. Vì thế, sau quẻ Tụng là quẻ Sư - đám đông, có nghĩa là quân đội.

Quẻ này, trên Khôn, dưới Khảm. Theo Đại tượng truyện thì Khôn là Đất, Khảm là nước, ở giữa là đất và nước tụ lại tượng cho quần chúng nhóm họp thành đám đông.

Theo Chu Hi thì Khảm là hiểm, trên Khôn là Thuận. Người xưa gởi binh ở trong việc nông (thời bình là nông dân, nhưng vẫn tập tành võ bị, thời loạn thì thành lính), như vậy là giấu cái hiểm (võ bị) trong cái thuận (việc nông).

Quẻ Sư khuyên người ta nên nhớ:

  • Bất đắc dĩ mới phải ra quân, ra quân phải có chính nghĩa.
  • Dùng tướng phải xứng đáng (như hào 2), đừng để cho kẻ bất tài (như hào 3) tham gia.
  • Phải cẩn thận từ lúc đầu, kỷ luật nghiêm minh, nhưng phải khéo để khỏi mất lòng quân.
  • Nếu gặp kẻ địch đương ở thế mạnh thì hãy tạm tránh.
  • Khi thành công, luận ban thưởng thì với kẻ tiểu nhân chỉ nên thưởng tiền bạc, không nên giao trọng trách.

2.8. Quẻ Thủy Địa Tỷ

Quẻ Thủy Địa Tỷ hay còn gọi là quẻ Tỷ. Đây là quẻ thứ 8 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Khôn (Đất)
  • Ngoại quái là Khảm (Nước)

Quẻ Sư là đám đông, khi đám đông gặp gỡ sẽ có liên lạc nên sinh quẻ Tỷ là liên lạc.

Quẻ này trên đất có nước, nước thấm xuống đất, đất hút nước nên có nghĩa là gần gũi gắn kết, thân thiết.

Trong đó, có một hào dương cương, trung chính (hào 5) thống lĩnh 5 hào âm còn lại, có cái tượng ông vua hay người trên được toàn thể dân (người dưới) tin cậy, quy phục. 5 hào âm ở vị trí tôn nên cần thận trọng, tự xét mình kỹ càng mà thấy có đủ những đức nguyên, vĩnh, trinh thì mới thật là không có lỗi.

Quẻ này nói về nhóm bạn tìm thầy. Phải cẩn trọng ngay từ ban đầu, thành tín, trung chính, vì đạo chứ không vì lợi. Và, phải để cho được tự do, không nên quá ép buộc.

2.9. Quẻ Phong Thiên Tiểu Súc

Quẻ Phong Thiên Tiểu Súc còn được gọi là quẻ Tiểu Súc. Đây là quẻ thứ 9 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Càn (Trời)
  • Ngoại quái là Tốn (Gió)

Chữ Súc có nghĩa là nuôi, cũng có nghĩa là chứa (như chứa vật chất) và còn có nghĩa là ngăn lại, kiềm chế.

Theo tượng của quẻ, quẻ Càn (cương kiện) ở dưới quẻ Tốn (nhu thuận) có nghĩa là âm ngăn cản dương, nhỏ ngăn cản lớn.

Cũng có người lý giải rằng Gió (Tốn) bay trên Trời (Càn), xa mặt đất, sức ngăn cản của nó nhỏ nên gọi là Tiểu Súc.

Xét các hào thì hào 4 âm nhu đắc vị, hào này là quan trọng nhất trong quẻ Tiểu Súc. Do luật chứng dĩ quả vi chủ, hào 4 ngăn cản được hào 5 dương, bắt phải nghe theo nó. Theo cách lý giải này, quẻ được gọi là tiểu súc

Theo quẻ này, nếu ngăn được hào 2 và hào 5 đều dương cương thì việc chắc chắn sẽ hanh thông. Tuy nhiên, có sự cản trở nhỏ nên chưa thể phát triển hết được. Có thể ví như đám mây đóng kịt ở phương Tây mà chưa tan, chưa mưa được.

Đại trượng khuyên người quân tử ở trong hoàn cảnh của quẻ này (sức còn nhỏ) nên trau dồi tài văn chương chứ đừng hoạt động chính trị.

2.10. Quẻ Thiên Trạch Lý

Quẻ Thiên Trạch Lý còn gọi là quẻ Lý. Đây là quẻ thứ 10 trong Kinh dịch.

  • Nội quái là Đoài (Đầm)
  • Ngoại quái là Càn (Trời)

Quẻ này chủ về nghi lễ, khuôn phép, hệ thống, pháp lý, tượng hổ lang đón đường.

Khi nhóm đông gặp nhau thì phải có trật tự, có trên có dưới, không thể hỗn tạp được, nghĩa là phải có lễ. Sống trong xã hội cũng phải tuân theo lễ, pháp lý.

Quẻ này, trên là dương cương (Càn), dưới là âm nhu (Đoài). Vậy, trên dưới phân minh lại hợp lẽ âm dương tức là lễ, là lý. Có tính âm nhu, vui vẻ đi theo sau dương cương thì dù người đi trước mình dữ như cọp, cũng tỏ ra hiền từ với mình, cho nên bảo rằng dẫm lên đuôi cọp mà cọp không cắn.

Hào 5 của quẻ là hào dương mà trung, chính, xứng với ngôi chí tôn, chẳng có bệnh tệ gì mà lại được quang minh. Theo Đại trượng, trên dưới phân minh thì lòng dân mới không hoang mang.

Quẻ này là quẻ Lý, cả 6 hào đều nói về cách ăn ở trong đời người: mới ra đời thì phải giữ tính trong sáng, sau giữ vững đường chính (hào 2), biết sức mình không nên tự phụ (hào 3) để tránh nguy. Cần biết thận trọng và sợ hãi (hào 4) đến khi ở địa vị cao thì đừng ỷ thế mà kiên quyết quá (hào 5). Và nếu như, ăn ở được như vậy đến cuối đời thì là việc tốt.

BÓI BÀI HÔM NAY

HÃY BỐC 2 LÁ BÀI

* Đàn ông lật bằng tay trái, phụ nữ lật bằng tay phải theo nguyên tắc “Nam tả Nữ hữu”

Click "XEM NGAY" để xem quẻ bói bài hôm nay của bạn !

BÓI BÀI TAROT

Bói Bài Tarot Hàng Ngày

Hãy bắt đầu ngày mới với "Bói Bài Tarot Hàng Ngày" để có được tinh thần sảng khoái

Bói Bài Tarot Tình Yêu

Biết những gì đang xảy ra trong mối quan hệ tình cảm của bạn với "Bói Bài Tarot Tình Yêu" hôm nay

Bói Bài Tarot Công Việc

Trước khi từ bỏ công việc cũ hoặc theo đuổi 1 cơ hội mới hãy để "Bói Bài Tarot Công Việc" giúp bạn

Bói Bài Tarot Tài Chính

Bạn đã quản lý vấn đề thu chi cá nhân của mình tốt chưa? Cùng xem "Bói Bài Tarot Tài Chính" cho bạn câu trả lời chính xác

Bói Bài Tarot Sức Khỏe

Có thể bạn không biết được những gì đang đến với sức khỏe của mình, "Bói bài Tarot Sức Khỏe" sẽ bóc trần những vấn đề mà bạn không bao giờ nghĩ đến

Bói Bài Tarot Cảm Xúc

Tinh thần bạn hôm nay thế nào? "Bói Bài Tarot Cảm Xúc" để xem hôm nay sẽ là một ngày tươi mới hay ủ rũ

Tin về Cách Xem Bói Bài Tại Nhà

Ý Nghĩa Tổng Quan 78 Lá Bài Tarot

Cách Xem Bói Bài Tại Nhà - 2 năm trước
Ý nghĩa 22 lá bài tarot của bộ ẩn được coi là phần trọng tâm của bài Tarot.

Nguồn Gốc Bói Quẻ: Ý Nghĩa 64 Quẻ Dịch Trong Bói Quẻ (P3)

Cách Xem Bói Bài Tại Nhà - 2 năm trước
Kinh Dịch bắt đầu bằng hai quẻ Càn, Khôn, gốc của vạn vật; tận cùng bằng hai quẻ Ký tế và Vị tế đã xong rồi lại chưa xong.

Nguồn Gốc Bói Quẻ: Ý Nghĩa 64 Quẻ Dịch Trong Bói Quẻ (P2)

Cách Xem Bói Bài Tại Nhà - 2 năm trước
Quẻ Địa Thiên Thái là quẻ số 11 trong Kinh dịch. Quẻ này hay còn gọi là quẻ Thái.

Tarot Kiều: Một Phần Thú Vị Trong Văn Hóa Tarot Thế Giới

Cách Xem Bói Bài Tại Nhà - 2 năm trước
Tarot Kiều bắt một nhịp cầu nối giữa Đông và Tây để người đọc bài cùng nhìn tarot và Truyện Kiều qua lăng kính khác.

Dự Báo Tarot Cho Tháng 5 Năm 2022: The Devil

Cách Xem Bói Bài Tại Nhà - 2 năm trước
Lá bài The Devil tượng trưng cho bản năng của con người, tham vọng, ham muốn, tình dục và tiền bạc.

Ý Nghĩa của 32 Con Bài trong Bói Bài Tây

Cách Xem Bói Bài Tại Nhà - 2 năm trước
Ý nghĩa các lá bài không nằm ngoài ý nghĩa của các nước bài và phụ thuộc về giá trị lởn nhỏ của các lá bài mà phản ánh mức độ khác nhau

Khám Phá Ý Nghĩa Lá Bài Tarot: The World

Cách Xem Bói Bài Tại Nhà - 2 năm trước
Lá bài The World - Thế giới là Số 21, là lá bài cuối cùng trong Bộ bài Chính của bộ bài Tarot.

Khám Phá Ý Nghĩa Lá Bài Tarot: The Judgment

Cách Xem Bói Bài Tại Nhà - 2 năm trước
Khi Lá bài Phán xét xuất hiện trong bài đọc Tarot, nó chỉ ra một kiểu thức tỉnh nào đó

Khám Phá Ý Nghĩa Lá Bài Tarot: The Sun

Cách Xem Bói Bài Tại Nhà - 2 năm trước
Lá bài The Sun - Mặt trời là lá bài Số “19” trong Bộ chính Arcana của bộ bài tarot.

Khám Phá Ý Nghĩa Lá Bài Tarot: The Moon

Cách Xem Bói Bài Tại Nhà - 2 năm trước
The Moon là một lá của bộ bài tarot giúp tạo ra Major Arcana.