LỊCH CÁC SỰ KIỆN KINH PHẬT THÁNG 4

Xem lịch tháng

CÁC SỰ KIỆN PHẬT GIÁO THÁNG 4 NĂM 2028

7
3/2028

Ngày mất Cư sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám (23-4-1969)

Dương lịch: 1/4/2028
Trong sự nghiệp chấn hưng Phật giáo nước nhà, tại miền Trung, vào những năm của thập kỷ 1930, Cư sĩ, bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám là người đã cống hiến nhiều công lao xuất sắc, đưa Phật giáo miền Trung phát triển vững chắc và sâu rộng. Để ghi nhớ những công lao của một cư sĩ ưu tú của Phật giáo, chư vị Tôn Đức Giáo phẩm Thừa Thiên-Huế đã tạc một bức tượng bán thân cư sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám trong khuôn viên Tổ đình Từ Đàm, Huế.
15
3/2028

Ngày mất cư sĩ Đoàn Trung Còn, ngày 15 tháng 3 năm 1988

Dương lịch: 9/4/2028
Đoàn Trung Còn, pháp danh Hồng Tai, hay Tỳ kheo Thích Hồng Tại, là một cư sĩ Phật giáo và học giả Phật học có tiếng tại Việt Nam. Ông được đánh giá là có công rất lớn cho sự nghiệp chấn hưng Phật giáo và phổ biến Phật học tại Việt Nam vào giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20.
15
3/2028

Ngày mất cư sĩ Mai Thọ Truyền, ngày 17-4-1973

Dương lịch: 9/4/2028
Hội Phật Học Nam Việt được thành lập vào năm 1950 tại Sài Gòn do sự vận động của cư sĩ Mai Thọ Truyền. Ban đầu, hội đặt trụ sở tại chùa Khánh Hưng, và sau đó ít lâu, tại chùa Phước Hòa. Cư Sĩ Mai Thọ Truyền giữ trách vụ tổng thư ký.
16
3/2028

Ngày Vía Đức Chuẩn Đề Bồ Tát

Dương lịch: 10/4/2028
Thân Đức Chuẩn Đề Bồ Tát có màu vàng trắng hay màu vàng lợt, ngồi kiết gia trên đài sen, có hào quang tỏa sáng xung quanh, mình mặc thiên y, trên đầu trang điểm ngọc anh lạc. Đầu đội mão báu có ngọc lưu ly rũ treo, có 18 tay đều đeo vòng xuyến khảm Xà Cừ và mỗi tay đều cầm các loại khí cụ biểu thị cho các Tam Muội Gia, gồm có 3 mắt. Vị Bồ-tát nầy chuyên hộ trì Phật pháp và bảo hộ những chúng sinh có mạng sống ngắn ngủi được thọ mạng lâu dài. Pháp môn tu hành của vị Bồ-tát nầy là trì tụng bài chú: Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà Câu chi nẫm, đát diệt tha: án, chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha.
4
4/2028

Ngày Vía Đức Văn Thù Bồ Tát

Dương lịch: 28/4/2028
Văn-thù-sư-lợi là một vị Bồ Tát tượng trưng cho trí huệ, một trong những vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo. Văn-thù với lưỡi kiếm và kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được vẽ khoảng ngang đầu. Người ta xem đó là biểu tượng trí huệ phá đêm tối của Vô minh. Về sau chúng ta thường thấy ngài Văn-thù cưỡi trên một con sư tử.

BÌNH LUẬN