Quả Báo Phá Thai và Cách Hóa Giải Nghiệp Báo Phá Thai

Phật Pháp Nhiệm Màu

Trong giáo lý nhà Phật, sát sinh chính là một trong những tội nặng nhất. Trong đó, giết người hay phá thai được xem là điều tối kỵ. Nhân quả của việc sát sinh là sức khoẻ kém, mạng yểu, luôn gặp bất hạnh, không may mắn

1. Phá Thai là gì: 

  • Kinh Phạm Võng nói: “Đệ tử Phật không được tự mình giết, bảo người giết, dùng phương tiện giết, khen ngợi việc giết, thấy giết lòng vui theo. Không dùng bất kỳ phương pháp nào, ngay cả đọc chú, để giết hại. Không được tạo nhân giết hại, duyên giết hại, phương pháp giết hại, nghiệp giết hại. Cho đến hễ chúng sinh nào có mạng sống, thì không được cố ý giết hại. “Tự mình giết” tức là chính mình thực hiện hành động kết liễu mạng sống của chúng sinh; bao gồm cả hành động tự sát. “Bảo người giết” tuy là không tự tay giết hại nhưng bảo người khác thực hiện hành động sát sinh, hoặc sai người thay mình đến nơi khác để sát sinh. Như vậy tội “tự mình giết” và “bảo người giết” đều nặng như nhau.
  • Trong giáo lý nhà Phật, sát sinh chính là một trong những tội nặng nhất. Trong đó, giết người hay phá thai được xem là điều tối kỵ. Nhân quả của việc sát sinh là sức khoẻ kém, mạng yểu, luôn gặp bất hạnh, không may mắn...
  • Xem thêm: Tử Vi Hôm Nay của bạn thế nào

Theo quan điểm của nhà Phật, một đứa trẻ khi tái sinh vào gia đình nhà nào đó có 4 nhân duyên.

  • Một là để đòi nợ, khi bố mẹ sinh ra, đứa bé bệnh tật ốm đau. Nó làm cho cuộc đời của đấng sinh thành đau khổ, đến khi nhắm mắt xuôi tay vẫn chưa yên lòng được. Trường hợp này cha mẹ kiếp trước nợ con cái nên kiếp này chúng đến để đòi lại.
  • Trường hợp thứ hai là để trả nợ. Đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh, mau ăn, mau lớn, ngoan ngoãn không để cho mẹ phiền lòng vì bất cứ việc gì.
  • Thứ ba, đứa con sống lo cho cha mẹ đầy đủ về nhiều mặt từ vật chất đến tinh thần. Đây là trường hợp báo ân.
  • Còn cuối cùng là có những đứa con gây cho cha mẹ khổ đau, oan ức, uất giận. Thậm chí, có trường hợp vì con hư hỏng mà tức giận đến chết. Đây là trường hợp báo oán.
    “A di đà phật! phán quan! A Ngọc hôm nay muốn thỉnh vấn phán quan quả báo của việc phá thai”.
    Phán quan: “phá thai thì âm phủ nghiêm trị. Âm luật đã định, kẻ có âm đức gồm 3: một là cứu mạng người; hai là thành tựu quả phụ thủ tiết; ba là chí thiện không ai biết. Trong định luật nhân quả, âm đức đủ để thay đổi vận mạng; từ cổ chí kim, có rất nhiều tấm gương, đều do âm đức mà làm quan quí nhân tại dương gian, con cháu hiển hách. Phá thai thật ra là đoạt mất sinh mệnh chúng sinh, phạm sát sinh giới. Vả lại đứa trẻ còn chưa đẻ ra, thiên tính thiện lương thì đã bị giết, cũng đồng như giết cha mẹ và làm thân phật chảy máu, mà còn kết ác duyên với đứa nhỏ, do đó mà nói không oán không thù thì không thành quyến thuộc. Duyên phận của trẻ nhỏ và cha mẹ, một là đòi nợ, hai là trả nợ mà thôi. Nếu như trẻ nhỏ đến trả nợ, nhân vì bị giết mà sản sinh ra tâm oán hận thì biến trở thành ác duyên rồi; còn nếu trẻ nhỏ vốn là đến đòi nợ thì rắc rối to rồi, đã là ác duyên mà còn thêm tâm sân hận, kết quả là nợ thêm càng nhiều.

2. Nguyên nhân gây ra ra phá thai

2.1. Thai chết lưu, thai dị tật, hoặc nguyên nhân khách quan khiến đứa nhỏ không thể sinh ra.

Không phải cha mẹ cố ý phá thai, là con nhỏ phước báo không đủ, ví dụ như thai chết trong bụng, chửa trứng, hoặc bệnh thai phụ khác dẫn đến con nhỏ không thể được sinh ra, việc này người lớn phải cố sám hối, niệm kinh siêu độ, hồi hướng trẻ nhỏ sớm ngày thoát khổ được vui.

Xem thêm: Tử Vi Tháng Mới 12 Con Giáp

2.2. Phá thai vì không có tiền nuôi con

Vì kinh tế không tốt nên phá thai, cái này âm luật không tha thứ cho, không được vì vấn đề kinh tế mà sát sanh. Phương pháp xử lí mọi việc rất quan trọng, cho dù tại dương gian có bao nhiêu khổ cực cũng còn hơn phá thai rồi bị đọa địa ngục thọ báo trăm ngàn lần, hãy nhớ kỹ ! cũng có thể là đứa trẻ đến báo ơn, sau khi sanh rồi, kinh tế có thể chuyển sang hướng tốt, đương nhiên là phải xem tùy theo mỗi trường hợp.

2.3. Mang thai ngoài ý muốn nên phá thai

Là cái mà hiện tại dương gian có nhiều nhất. Rất nhiều nam nữ chưa kết hôn, có con rồi đi phá thai, quả báo của hành vi này rất lớn

Quả báo của việc phá thai và hóa giải nghiệp phá thai thế nào

3. Quả báo sau khi nạo phá thai

Có 4 Quả Báo nặng nề sau khi phá thai

3.1. Linh hồn hài nhi hay quấy phá người mẹ

  • Những linh hồn này rất thống khổ, chúng chưa đi hết đường đời của mình trên dương thế, nhưng đã phải lìa đời quá sớm. Xuống tới âm gian cũng chẳng có chỗ cho chúng nương thân. Chúng phải chịu đói, chịu khát, chịu lạnh, và chịu đựng sự cô đơn dày vò khôn thấu. Chúng phải đợi tới khi dương thọ vốn ghi trong sổ âm tào kết thúc, chúng mới được giải thoát và được đi đầu thai kiếp khác. Chính vì vậy mà những đứa trẻ này đầy lòng oán hận với những người đã hút phá thai, đặc biệt là người mẹ ruột của mình.

3.2. Linh hồn thai nhi quấy phá không cho mẹ sinh đẻ thêm

  • Sau khi cha mẹ nạo hút chúng đi lại muốn sinh thêm em chúng sẽ rất tức giận, đồng thời trút cơn tức giận đó lên đầu em trai và em gái của mình. Chúng hành hạ em mình, thậm chí còn khiến các bà mẹ phải sảy thai, hoặc thai bị chết lưu. Đối với linh hồn những hài nhi thù hận mẹ mình sâu nặng, thậm chí còn nhân lúc người mẹ bị sảy thai mà lấy đi mạng của mẹ. Đó là nhân quả việc phá thai mà người mẹ phải chịu đựng.

3.3. Nhập vào cơ thể mẹ khiến họ mắc bệnh tật khó chữa

  • Linh hồn hài nhi có rất nhiều phương thức báo thù mẹ chúng, không chỉ riêng cách sảy thai. Một cách thường thấy là chúng nhập vào thân thể của người mẹ không chịu xuống. Chúng bám vào đâu thì nơi đó sẽ thấy khó chịu và mắc bệnh nọ tật kia

3.4. Khiến cho người mẹ mất lý trí

  • Linh hồn các hài nhi có năng lượng rất lớn, chúng có thể can nhiễu vòng từ trường bao bọc xung quanh con người, khiến người mẹ mất đi lý trí. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học hiện đại, cho rằng tỷ lệ tự sát của những người mẹ từng đọa thai cao hơn từ 3 đến 5 lần so với những phụ nữ không đọa thai. Điều này là do người mẹ bị linh hồn anh hài bị đọa thai khống chế và mất đi lý trí.

4. Hóa Giải Nghiệp Báo Khi Nạo Phá Thai thế nào

Trong “Kinh Lăng Nghiêm", Đức Phật dạy: “Nếu dùng tài vật, hoặc công sức lao lực bồi thường đủ thì nợ sẽ tự chấm dứt. Nếu như giữa lúc trả nợ đó lại giết hại thân mạng hoặc ăn thịt lẫn nhau thì như thế mãi cho đến trải qua vô số kiếp, giống như bánh xe xoay chuyển lúc lên cao lúc xuống thấp, xoay chiều đổi liên tục chẳng ngưng nghỉ. Trừ phi tu Xa Ma Tha hoặc đến khi Phật ra đời, nếu không mối nợ đó sẽ chẳng thể dừng”.  Giữa chúng sinh với nhau nếu có nợ về phương diện tiền bạc, thì dầu là sinh thân người hoặc thân súc sinh, hoặc ở đời này hoặc đời sau, hoặc là dùng tiền vật, hoặc dùng công sức lao lực, phải trả sòng phẳng cho nhau. Nợ trả đủ rồi, nghiệp báo như vậy đối với nhau đều chấm dứt.
Thế nhưng nếu như là món nợ mạng sống thì sao? Lúc kết oán lẫn nhau thì hoặc đem đối phương giết hại hoặc ăn thịt đối phương. Anh ăn thịt của tôi, thì tôi sẽ giết thân mạng anh; tôi ăn thịt anh, thì anh lại sẽ giết thân tôi; giống như bánh xe lăn mãi chẳng có lúc ngừng. Chỉ đến lúc đó đôi bên đều rõ thấu hiểu lẫn nhau rồi, không tạo thêm nghiệp nữa, như thế mới chấm dứt được món nợ.
Nếu không thì món nợ máu sâu như biển cả này, rất khó nguôi ngoai. Bạn hãy suy nghĩ mà xem, một sinh mạng chưa kịp ra đời thì đã thành những hương linh chết oan uổng. Những hương linh này rất khó hòa giải, bởi vậy cần phải gặp người có đạo hạnh, không tham tài lợi, mới có thể siêu độ cho họ được. Đồng thời, cha mẹ cần phải luôn thành tâm sám hối, nỗ lực làm thêm nhiều thiện hạnh tích lũy công đức, và niệm hồng danh Phật thường xuyên để hồi hướng cho thai nhi.
Để hóa giải nghiệp báo phá thai, người mẹ nên làm 3 việc dưới đây

4.1. Đặt cho thai nhi bị phá một cái tên

  • Người mẹ nạo phá thai là đã mắc lỗi với vong linh thai nhi ấy, mắc lỗi với chính con của mình. Vì thế, hãy đặt một cái tên đàng hoàng cho đứa trẻ như là để chuộc lỗi, ân hận về việc mình đã làm với con.
    Người mẹ cảm niệm thai nhi là nam thì là nam, cảm niệm là nữ thì nó sẽ là nữ, dựa vào đó xin đặt Pháp danh và tên gọi cho con phù hợp.

4.2. Thật tâm xin lỗi

  • Kinh Phật có dạy, được làm người khó như một con rùa mù ở giữa biển cả mênh mông, phải rất lâu mới trồi lên được mặt nước một lần. Trên mặt biển có một khúc gỗ mục trôi, con rùa làm sao trồi lên gặp đúng bộng cây đang trôi vô định đó, điều ấy thật khó xảy ra.
  • Vậy, khi một người mẹ chối bỏ một thai nhi nghĩa là chỉ trong một phút, họ đã phá đi sự cố gắng, tu tập một kiếp thậm chí là ngàn kiếp của đứa trẻ đó.
  • Hãy nói lời xin lỗi con với tất cả tấm lòng, đừng viện cớ, đừng bào chữa, đừng đổ thừa hoàn cảnh, bởi vì dù có cớ gì và hoàn cảnh chi cũng không hợp lý để có thể tước quyền sống của một con người.

4.3. Cầu siêu cho thai nhi

  • Các “vong” thai nhi khi bị phá bỏ thường chuyển từ yêu thương sang oán hờn nên rất khó siêu thoát. Vì thế, theo các nhà tâm linh, cha mẹ nên làm những điều tốt đẹp, tạo phước rồi hướng cho con. Vào Tháng 6, tháng 7 âm lịch hàng năm, tại các chùa ở Việt Nam thường làm lễ hồi hướng cầu siêu cho thai nhi, cha mẹ, ông bà nên đến làm lễ để cầu siêu cho con cháu.

 

Tin về Phật Pháp Nhiệm Màu

Phước Báu là gì? 10 Cách tạo ra Phước Báu

Phật Pháp Nhiệm Màu - 2 năm trước
Phước Báu hay còn gọi là Phước Đức, là những điều tốt lành đến cho bản thân hay gia đình mình, xa hơn cho một cộng đồng, cho một đất nước.

Ý nghĩa và Lợi ích to lớn của việc Lạy Phật mà ít người biết

Phật Pháp Nhiệm Màu - 3 năm trước
Các Tông Phái Phật Giáo từ Tịnh Độ, Thiền, Thiên Thai, đến Luật Tông, Mật Tông v.v.. đều chú trọng vào việc Lạy Phật như một hành trì căn bản. Có nhữn

Phật dạy 7 cách bố thí không cần dùng đến tiền

Phật Pháp Nhiệm Màu - 3 năm trước
Vì sao chúng ta làm việc không thành công, bởi vì chúng ta thiếu phước báu, để có phước báu hãy học cách bố thí,

Số Mạng Thật Sự Có Thể Thay Đổi Được Không ?

Phật Pháp Nhiệm Màu - 3 năm trước
Khi xưa có thầy bói toán nói với cha tôi rằng cha tôi có thể không qua khỏi bốn mươi lăm tuổi (45 tuổi). Cho nên, ông từ chức trở về quê nhà, định lán

Cách Khai Thị và Cứu Chúng Sanh về Tây Phương Cực Lạc

Phật Pháp Nhiệm Màu - 3 năm trước
Mỗi khi gặp một chúng sanh chuẩn bị giết hại, bị chết, hãy niệm Phật và khai thị cho họ về Tây Phương Cực Lạc

"Bồ Tát Sợ Nhân, Chúng Sanh Sợ Quả" Hòa thượng Thích Thanh Từ thuyết giảng

Phật Pháp Nhiệm Màu - 3 năm trước
Người Phật tử tu hành đầu tiên là phải hiểu lý nhân quả, biết nhân nào nên làm nhân nào nên tránh, đó là chúng ta tiến vào con đường giác

Nghi Lễ Trấn Trạch, Nhập Trạch, và Bồi Hoàn Long Mạch tại gia

Phật Pháp Nhiệm Màu - 3 năm trước
Trước khi Nhập Trạch chuyển về nhà mới, chúng ta nên làm lễ Trấn Trạch và Bồi Hoàn Long Mạch. Vậy thế nào là Lễ Trấn Trạch, thế nào là Bồi Hoàn Long M

Ăn Chay có được ăn trứng gà không ?

Phật Pháp Nhiệm Màu - 3 năm trước
Rất nhiều người ăn chay có câu hỏi thắc mắc " có được ăn trứng gà không". Bài Viết này, Thienmenh.net sẽ lý giải câu hỏi của bạn đọc dưới quan niệm ăn

Chết Yểu Dưới Góc Nhìn của Phật Pháp

Phật Pháp Nhiệm Màu - 3 năm trước
Tại sao có người sống thọ có người chết yểu, chết yểu là như thế nào, tại sao lại chết yểu, mời bạn đọc cùng ThienMenh.Net tìm hiểu về nguyên nhân thọ

Ngày Vía Đức Quan Thế Âm Bồ Tát Tụng Kinh Gì

Phật Pháp Nhiệm Màu - 4 năm trước
Trong các kinh điển nói về ngài Quan Thế Âm Bồ Tát, hai tác phẩm nổi bật nhất nói về Bồ tát Quan Thế Âm mà chúng ta thường biết đến là kinh Lăng Nghiê