Ý Nghĩa và Lợi Ích khi tụng Nghi Thức Sám Hối Sáu Căn và Niệm Hồng Danh

Kinh Phật Thường Tụng

Sám hối Sáu Căn không phải là xưng tội trước Phật và Bồ-tát để được các Ngài tha tội, mà là biểu tỏ thái độ hồi đầu bằng cách làm các việc thiện không mệt mỏi, để “tự rửa tội.”

I. Giới thiệu Nghi Thức Sám Hối Sáu Căn và Niệm Hồng Danh

  • Nghi Thức Sám Hối Sáu Căn và Niệm Hồng Danh được biên tập hoàn tất vào năm 1998 và được hiệu đính có bổ sung vào năm 2002. Toàn bộ nghi thức gồm ba phần: Phần dẫn nhập, phần chánh kinh và phần sám nguyện.
  • Phần dẫn nhập và phần sám nguyện được biên tập ngắn gọn, như các Nghi Thức Sám Hối đã được xuất bản trong và ngoài nước từ trước đến giờ. Hai bài sám nguyện và kệ sám hối được trích từ Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn của Làng Mai.
  • Phần chánh kinh gồm có hai nghi: Lạy Sám Hối Sáu Căn của vua Trần Thái Tông trong Khóa Hư Lục và Lạy Sám Hối Hồng Danh (Hồng Danh Bửu Sám). Phần đảnh lễ hồng danh của mười tám vị Phật và Bồ-tát trong phần Lạy Sám Hối Sáu Căn do chúng tôi biên soạn, dung hòa tinh thần Phật giáo Nam tông và Bắc tông, với sự có mặt của các đức Phật quá khứ, Phật vị lai, Phật Thích-ca, năm vị Bồ-tát quen thuộc của Phật giáo Đại thừa và mười vị cao đệ của Phật Thích-ca như những vị “Bồ-tát” lịch sử. Phần sám văn của hai nghi thức do cư sĩ Thành Tâm - Phan Khắc Nhượng và chúng tôi hợp dịch theo thể thơ song thất lục bát.
  • Hai nghi này có thể được thay thế cho nhau trong hai kỳ sám hối định kỳ của mỗi tháng. Có thể mặc ước nghi thức Lễ Sám Hối Sáu Căn sử dụng vào ngày 14 AL và nghi thức Lễ Sám Hối Hồng Danh sử dụng vào ngày trước ngày cuối tháng
  • Xem đầy đủ Nghi Thức Sám Hối Sáu Căn và Niệm Hồng Danh 

II. Ý nghĩa Nghi Thức Sám Hối Sáu Căn và Niệm Hồng Danh

  • Sai lầm và tội lỗi thường được quan niệm như những thuộc tính của con người, nói đúng là người phàm. Chúng là những thực tại tâm lý đạo đức, biểu hiện dưới hai dạng thức tiềm ẩn và cụ thể. Biểu hiện tiềm ẩn của tội là những động cơ sai trái, những tâm lý hay những ý niệm bất thiện, đặt nền tảng trên các thái độ tham lam, sân hận và si mê. Biểu hiện cụ thể của tội là những hành vi thể hiện qua lời nói, văn tự hoặc bằng thân tạo tác, có khuynh hướng đem lại kết quả bất hạnh và đau khổ cho mình và người, ở hiện tại và tương lai.
  • Nguyên nhân của tội lỗi, theo đạo Phật không có nguồn gốc từ “tổ tông”. Trong nhiều trường hợp, nó không phải là những khiếm khuyết về luân lý truyền thống, lại càng không thuộc về tương quan giữa con người với Thượng đế, hay những hành vi “đối thần” như các tôn giáo hữu thần đã chủ trương. Tội lỗi mang ý nghĩa đạo đức rất lớn, bắt nguồn từ những khuynh hướng xấu như vô minh, tham ái và sự sa ngã có ý thức của con người trước những cám dỗ của cuộc đời.
  • Trên nền tảng của nguyên lý tương tác và tương duyên trong mọi sự vật, đạo Phật cho rằng tội do chính con người tạo ra, trước nhất bằng tâm ý bất chính và sau là những hành vi gây đau khổ cho mình và tha nhân. Do đó, tội có thể được chuyển hóa bằng chính những tâm ý và hành vi chân chánh và thiện ích của con người. Dưới ánh sáng duyên khởi này, không cái gọi là “định mệnh” như hậu quả của những tội lỗi mà con người được tạo ra trong chuỗi đời sống quá khứ. Tội lỗi do con người tạo ra thì cũng chính con người chuyển hóa bằng thái độ và lập trường “bỏ dữ làm lành.”
  • Sám hối là cách thức giúp cho con người lầm lỗi chuyển hóa các hành vi đạo đức, canh tân đời sống tâm linh và làm mới lại cuộc đời. Để sám hối, trước nhất con người cần phải ý thức về tội lỗi của mình đã gây ra, như dấu chỉ của một “lương tâm biết hồi đầu,” kế đến là nhận thức rõ các nguyên nhân sâu xa gây ra chúng, và sau cùng là chân thành ăn năn, quyết tâm sửa đổi và không để tái phạm trong tương lai.
  • Khi năm vóc sát đất phủ phục trước ảnh tượng Phật và Bồ-tát, chúng ta phải thành tâm, phát nguyện tịnh hóa tâm hồn và hành vi đạo đức của mình. Sám hối, do vậy, không phải là xưng tội trước Phật và Bồ-tát để được các Ngài tha tội, mà là biểu tỏ thái độ hồi đầu bằng cách làm các việc thiện không mệt mỏi, để “tự rửa tội.” Các động cơ và hành vi thiện ích sẽ là các đối lực mãnh liệt để triệt tiêu các hành vi tội lỗi trong quá khứ; nhờ đó, con người được thanh tịnh, hiền thiện và thánh hóa ở hiện tại và tương lai.
  • Nếu phàm làm người không ai có thể tránh khỏi tội lỗi và sai lầm thì sám hối là mạch máu không thể thiếu cho sự sống đạo đức của bản thân, cộng đồng và xã hội.
  • Mong sao nghi thức này có thể giúp ích cho những người con Phật trong quá trình “làm mới” lại đời sống đạo đức và tâm linh của chính mình, “tái tạo” hạnh phúc từ khổ đau, “chuyển hóa” phàm tình thành thánh trí và “tiếp nhận” Niết-bàn từ phiền não, để mỗi người là một “Tịnh Độ” nơi cõi Ta-bà, bây giờ và tại đây!

III. Lợi Ích Sám Hối Sáu Căn và Niệm Hồng Danh

10 Công Đức Ấn Tống Kinh 

  • Một là, những tội lỗi đã gây ra từ trước đến nay được tiêu trừ; nếu như đã mang những nghiệp duyên nặng nề thì sẽ được chuyển hoá thành nhẹ nhàng.
  • Hai là, thường được các thiện Thần ủng hộ, tránh được các tai ương hoạn nạn, ôn dịch, nước, lửa, trộm cướp, đao binh, tù ngục...
  • Ba là, vĩnh viễn tránh khỏi những quả báo đau khổ, oán cừu oan trái của nhiều đời và hiện tại.
  • Bốn là, Long Thiên Hộ Pháp thường gia hộ nên những loài Dạ-xoa, ác quỷ, rắn độc, hùm beo đều tránh xa, không dám nhiễu hại.
  • Năm là, thân và tâm luôn được an vui, ngày không gặp việc nguy khốn, đêm ngủ không thấy ác mộng, diện mạo hiền sáng, mạnh khoẻ, an lành, việc làm thuận lợi, kết quả tốt đẹp.
  • Sáu là, tâm không mong cầu phước báu giàu sang, nhưng tự nhiên cơm ăn áo mặc được đầy đủ, gia đình trên thuận dưới hoà, con cháu đời đời hưởng lộc.
  • Bảy là, lời nói cho đến việc làm đều khiến mọi người đều sinh tâm vui vẻ, đi đến đâu cũng được mọi người chào đón niềm nở, kính mến, khen ngợi và tin tưởng.
  • Tám là, nếu mắc phải những chứng bệnh mê muội thì sẽ được trở nên thông minh lanh lợi, thân thể luôn được cường tráng khoẻ mạnh, nếu phải ở những nơi thâm sơn biên địa, thì những nơi ấy cũng trở nên thịnh vượng, sung túc. Tâm thức luôn hướng về chánh đạo, sau khi mạng chung sẽ được sinh thiên.
  • Chín là, khi tái sinh nếu là nam thì sẽ trở thành vương tôn công tử, nếu là nữ thì sẽ trở thành thiện mỹ nhân, tướng mạo đoan trang, tâm trí siêu việt, phước lộc tròn đầy.
  • Mười là, thương tất cả chúng sinh như thân bằng quen thuộc, vì chúng sinh mà gieo trồng tất cả căn lành. Nhờ công đức ấy mà thường gặp được các Đức Phật, nghe pháp, siêng năng tu tập, cuối cùng được thành Phật quả.

Ấn Quang Tổ Sư dạy: Ấn tống kinh được vô lượng công đức như vậy, nên vào những dịp chúc thọ, thành hôn, cầu phước, cầu tiêu trừ tật bệnh, cầu siêu độ hương linh. hãy tinh tan phát tâm bồ-đề, ấn tống kinh điển, để gieo trồng cội phước cho chính mình và thân bằng quyến thuộc.

Ý nghĩa và lợi ích khi tụng nghi thức sám hối sáu căn và niệm hồng danh

Tin về Kinh Phật Thường Tụng

10 Pháp Bất Thiện Không Nên Làm

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Không thành thật, không thẳng thắn, thiếu giới hạnh và tư cách.

6 Biểu Hiện của người tu tập đúng - Thầy Tánh Tuệ

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Biểu hiện rõ nhất của người có tu không phải là vốn kiến thức Phật Pháp tích lũy được, mà chính thái độ sống của người đó được toát ra từ ba nghiệp Th

Nghi Thức Tụng Kinh Bần Cùng Lão Nông

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Có một Ông già bần cùng mà thọ đến hai trăm tuổi, lông mày dài đẹp, hai lỗ tai rộng lớn, răng trắng và đều đặn, hai tay dài quá gối, xem qua dung mạo

Nghi Thức Tụng Kinh Nhân Quả Ba Đời

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Các vị cổ đức khuyên người học Phật, trước tiên phải duyệt các kinh nói về nhân qủa tội phước, chú trọng phần giới hạnh, cùng hiểu biết sự luân hồi tr

Hướng dẫn cách Tác Bạch và Cách Tụng các bộ Kinh dài nhiều phần

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Thông thường khi Phật Tử mới bước vào tìm hiểu về Phật Giáo Đại Thừa như việc tụng kinh, niệm Phật vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, mong ra qua bài viết này Thie

Nghi Thức Tụng Kinh Vô Lượng Thọ

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Nghi thức Tụng Kinh Vô Lượng Thọ. Miêu tả thế giới phương Tây của Phật A Di Đà và dạy con người cách sống thanh tịnh, giữ giới luật và niệm danh hiệu

Nghi Thức Trì Tụng Kinh Tương Lai Biến Đổi, Kinh Pháp Diệt Tận

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Đức Phật Thuyết KINH PHÁP DIỆT TẬN hay còn gọi là ĐƯƠNG LAI BIẾN KINH, KINH TƯƠNG LAI BIẾN ĐỔI do Tây Tấn Trúc Pháp Hộ Hán dịch - Như Hòa dịch bản Tiế

Nghi Thức Trì Tụng Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni ( Bản Tiếng Việt)

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Nghi Thức Trì Tụng Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni ( Bản Tiếng Việt) sử dụng để cầu siêu thai nhi, sám hối ngũ nghịch trọng tội

4 loại nghiệp chướng của người mới phát tâm học Phật

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Chúng ta khi không phát tâm học Phật tu hành thì thôi, khi bắt đầu phát tâm muốn học Phật, phát tâm muốn tu hành nghiêm túc thì nghiệp chướng kéo đến

5 Công Đức của Lạy Phật mà ít người biết

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Nghi lễ lạy Phật, ngoài thể hiện lòng tôn kính với Đức Phật, với Tam Bảo, thì còn rất lợi lạc và phước đức to lớn ... Như trong bài kinh này Đức Phật