Lịch Và Các Nền Văn Minh Cổ

Phong tục tập quán

Nước Việt Nam ngày nay - tiền thân là nước Văn Lang cổ - có lịch sử lập nước rất sớm, là một nước chuyên nghề trồng lúa nước lâu đời ở phương Đông

1. Lịch Babilon và lịch Rùa Việt Thường

Điểm lại những gì còn có thể chứng minh được bằng hiện vật của nền văn minh nhân loại, ta phải kể đến kỳ nguyên Babylon cùng nền lịch toán cổ đại xứ này, khi mà chữ viết mới ở giai đoạn sơ khai. Kỷ nguyên Babylon coi như khỏi thời của văn minh ở Trung Đông, bắt đầu từ năm 3100 trước Công Nguyên, tương đương với thời kỳ tôn giáo ở Ấn Độ, thời kỳ Phục Hưng và Thần Nông của phương Đông. Giai đoạn này cũng chính là giai đoạn hình thành “lịch Rùa" của thị tộc Việt Thường (nước Văn Lang xưa) cùng những ký hiệu "âm - dương" để viết chữ số theo "Hệ Nhị phân và chữ viết Khoa Đẩu sơ khai của họ. Trí thức lịch toán của loài người tuy mới là sơ khai, nhưng những dữ liệu khảo cổ cho thấy người Babylon đã có một kiến thức toán học đáng kể, hơn cả người Ai Cập một ngàn năm sau đó.

2. Lịch Ai Cập và nền văn minh Ai Cập

Xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 18 trước Công Nguyên, với những di tích Kim Tự Tháp còn nổi tiếng cho đến ngày nay. Thời kỳ này tương ứng với thời kỳ Nghiêu - Thuấn của Trung Quốc với những công trình trị thủy đầu tiên. Đó cũng là thời kỳ của dân tộc Lạc Việt đã sáng tạo ra "Lịch Rùa” (được khắc trên mai rùa), đồ đem sang cống vua Nghiêu ở Bình Dương xưa. Tra cứu Lịch vạn niên tại Thienmenh.NET

3. Lịch Hy Lạp và nền văn minh Hy Lạp

Lịch toán Hy Lạp đã rất phát triển cùng với nền văn minh Hy Lạp, coi như tiêu biểu của trí tuệ con người thời ấy, xuất hiện 500 năm trước Công Nguyên. Thời kỳ này đã phát triển một nền khoa học với đầy đủ ý nghĩa của nó, bao gồm Triết học, Xã hội học, Pháp luật, đề cập đến những vấn đề về Nhà nước và Tôn giáo, cho đến các ngành khoa học tự nhiên như Hình học. Vật lý, Hóa học, Thiên văn Lịch toán đến Sinh học. Có thể coi văn minh Hy Lạp là tiền thân của nền văn hóa phương Tây ngày nay. Tương ứng với thời kỳ này ở phương Đông là thời Xuân Thu - Chiến Quốc của Trung Quốc, thời kỳ ra đời của rất nhiều trường phái tư tưởng á Đông, thời đại của Bách gia chu tử Trung Quốc cổ và là thời của văn minh Đông Sơn, văn minh ’’Trống Đồng" Lạc Việt. Đọc thêm Tất Tật Thông Tin Dương Lịch, Âm Lịch, Năm Nhuận

4. Lịch KiTô và nền văn minh Do Thái

Đầu kỷ nguyên, đạo Kitô ra đời cùng với những tư tưởng về tự do và bác ái trong Kinh Thánh đánh dấu một thời kỳ văn minh mới, đó là nền văn minh Do Thái. Lịch toán tiến bộ của họ đã được Hội Thánh sửa đổi và là nền tảng của Công lịch hiện tại. Thời kỳ này tương ứng với thời đại nhà Hán Trung Quốc cùng với Âm - Dương lịch theo năm "Can Chi" tồn tại cho đến ngày nay. Cũng là thời kỳ nền văn minh "Trống Đồng" của Lạc Việt bị xóa sổ, đồng hóa suốt một ngàn năm, làm cho dấu vết còn lại rất ít. Điển hình là việc Mã Viện năm 43 sau Công Nguyên, khi đánh thắng Hai Bà Trưng đã cho thu hồi toàn bộ Trống Đồng để đúc thành đồng mang về nước. Số đồng vét cuối cùng không mang được về hết, chúng đã cho đúc thành "cột đồng" khắc bây chữ "Đồng Trụ chiết, Giao Chỉ diệt", mong cho dân Giao Chỉ chóng bị tiêu diệt.

5. Lịch Ả Rập và nền văn minh Ả Rập 

Vào thế kỷ thứ 2 cho đến thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên nền văn minh Hy Lạp sụp đổ kéo theo các cuộc chiến tranh tôn giáo liên miên ở phương Tây đẩy các nước phương Tây vào sự trì trệ kéo dài cho đến thế kỷ 14. Thời kỳ đó là thời kỳ Nho giáo thịnh hành ở Trung Quốc làm nền tảng cho chế độ phong kiến tập quyền kéo dài ở đất nước này. Trong khi đó thì vào khoảng năm 900 sau Công lịch, người Ả Rập đã có công rất lớn trong việc kế thừa và gìn giữ nền văn minh Hy Lạp, tạo dựng nên nền văn minh Ả Rập nổi tiếng cùng với nền lịch toán của họ. Phần lớn các trước tác của các học gia Hy Lạp đã thất truyền, hiện chúng ta chỉ biết đến qua các bản dịch tiếng Ả Rập (vì thế nhiều thuật ngữ cổ Hy Lạp được thêm tiếp đầu ngữ là Al - từ tiếng Ả Rập vào: như Algebra. Alchemie w...)

Sự Phức Tạp Của Những Bộ Lịch Cùng Giấc Mơ Về Một Bộ Lịch Chung

6. Lịch và khoa Chiêm tinh Bói toán

Từ Thế kỷ thứ 10 cho đến đầu thế kỷ 17 sau Công nguyên, không có công trình toán học hay Thiên văn nào lỗi lạc. Đó là thời kỳ thịnh hành của khoa Chiêm Tinh phương Tây và Xem Bói toán phương Đông; là thời kỳ các Tôn giáo và "khoa học thần bí" ngự trị trong tư tưởng con người. Tuy nhiên ở Trung Quốc những nhà Thiên văn Lịch toán vẫn kiên trì theo dõi bầu trời đêm, đã ghi lại được một vài sự kiện thiên văn đáng giá, đánh dấu sự phát triển liên tục của khoa này và sự nghiêm túc của các nhà Thiên văn phương Đông: Ngày 30 tháng 4 năm 1006, sách sử Trung Quốc có ghi được sự xuất hiện của một ngôi sao mới (khoa học hiện đại gọi là "siêu sao" (supernova) cạnh sao Beta Lupi ở rìa chòm sao Nhân Mã (Centaurus). Sao mới này đã chiếu sáng màu vàng suốt một năm trên bầu trời. 

Năm 1054 Tông sử lại ghi được thêm được vụ nổ ngôi sao ”Con Cua” (Supernova Crab Nebula) còn chiếu sáng cho đến nay và khoa thiên văn hiện đại đã chụp ảnh được. Một nền khoa học tự nhiên thực thụ, nhuốm màu tư duy thiên về cơ lý được coi là bắt đầu từ đầu thế kỷ 17, với cột mốc lịch sử chính là cây đại thụ Galileo Galilei (1564 - 1642).

Lịch toán phương Tây thoát ly hẳn khỏi khoa chiêm tinh bói toán cổ để trở thành môn Thiên văn Lịch toán hiện đại mang đầy đủ tính khoa học và được phổ’ biến toàn thế giới, gọi là Công lịch. Trong khi đó lịch toàn Á Đông với lý thuyết Âm Dương - Ngũ Hành và Hệ Can Chi cổ, còn mang sẵn trong lòng nó tính dự báo theo nguyên lý toán Nhị phân vẫn tồn tại trong thế giới các nước Á Đông song song với Công lịch.

7. Lịch Việt Nam - đi tìm nền văn minh đã mất

Nước Việt Nam ngày nay - tiền thân là nước Văn Lang cổ - có lịch sử lập nước rất sớm, lại là một nước chuyên nghề trồng lúa nước lâu đời ở phương Đông và hiện nay là ở Đông Nam Á. Để phục vụ nghề nông, ông cha ta không thể không làm lịch. Tiếc thay lịch vốn đã được khắc trên mai rùa từ thời chữ viết '’tượng hình” mới sơ khai, mà người Trung Quốc xưa gọi là chữ "Khoa Đẩu” và sau này là cả nền văn hóa của nước Văn Lang xưa, đã bị mai một trước nạn ngoại xâm và bành trướng của phương bắc kéo dài liên miên hàng ngàn năm, rồi lại tiếp nạn bị đô hộ và đồng hóa thêm trên một ngàn năm nữa. Thời "quốc nạn” này đã kéo dài nhiều ngàn năm thời tiền sử đã là căn nguyên gây nên sự sụp đổ của nền văn hóa nông nghiệp thiên về hòa bình cổ.

Người Hoa xưa vốn là một dân tộc du mục thiện chiến tận phương Bắc đã gây ra nạn binh đao trong nhiều thế kỷ liên tiếp mới có thể chiếm hết đất đai phì nhiêu vùng Trung Nguyên và cả phía Nam - vốn là địa bàn cư trú của các dân tộc gọi là Tam Miêu và Bách Việt, những cư dân chuyên về nông nghiệp với những nền văn hóa hòa bình - để tạo dựng nên nước Trung Quốc rộng lớn ngày nay. Mảnh đất còn sót lại của người Việt cổ sau đó lại bị một ngàn năm đô hộ. Thử hỏi có một nền văn hóa nào còn có thể bảo toàn được nguyên vẹn trước nạn đồng hóa lâu dài đó. Chỉ có điều chắc chắn là các dân tộc Bách Việt đã sinh sống nhiều đời và phát triển tại cốc lưu vực sông lớn như Dương Tử, Hoàng Hà và cả sông Hồng ngày nay, tất yếu đã biết phát triển nghề nông rất sớm. Đi theo nền văn minh nông nghiệp cổ đại, nền lịch toán cổ không thể thiếu để phục vụ cho việc gieo trồng đúng vụ. Tiếc thay tất cả đều không còn sau nhiều ngàn năm biến cố.

Muốn tìm lại vết tích nền lịch toán của nước Văn Lang xưa không thể bỏ qua việc tìm hiểu vết tích còn lại của nền văn hóa cổ đó. Tuy nhiên việc tìm kiếm này không phai dễ Nó gắn liền với lịch sử nhiều ngàn năm bị ngoại xâm và bị đồng hóa. Ngày nay ta phải tốn nhiều thời gian, nhiều sức lực và chỉ còn có thể dựa vào nguồn sử liệu ít nói của kẻ chiến thắng (tuy rất hiếm hoi và đã bị xuyên tạc). Nguồn tài liệu chính lại là những chuyện cổ tích và và truyền thuyết còn mang dấu ấn lịch sử được lưu truyền nhiều đời trong nhân dân, kèm nguồn tư liệu đã sử nhưng có một cốt lõi là "sự thật" vì chúng còn được lưu giữ cả trong các đền miếu thờ các vị thần đã có công cứu dân, cứu nước từ thời xa xôi, nên chính sử hậu sinh không hề chép, nhưng vẫn còn lưu lại dấu vết trong hàng vạn tượng đồng, bia đá, hiện hữu khắp các làng quê. Thêm nữa là những làng nghề cổ đại mang dấu ấn xa xưa, như nghề luyện sắt còn sót lại ở Nghệ An, nghề đúc đồng và chế tác những đồ "đồng điếu", "đồng thau" tinh xảo, nghề vẽ tranh và nội dung những bức tranh dân gian v.v...

Một nguồn tài liệu quan trọng là những kết quả khảo cổ cùng nguồn sử liệu của các học giả bốn phương nghiên cứu về chủng tộc học và nguồn gốc các nền văn hóa Đông phương và cả vùng Đông Nam Á. Chính khảo cổ học từ năm 1932 thế kỷ trước đã chứng minh: nền văn hóa Hòa Bình thuộc lưu vực sông Hồng Việt Nam là trung tâm nông nghiệp sớm nhất thế giới, nơi phát minh nghề trồng lúa nước và khoai sọ đầu tiên của loài người, trước cả vùng "Lưỡng Hà" ở Trung Đông tới 3000 năm. Họ đã là chủ nhân của nền văn hóa Hòa Bình thời đồ đá cũ và trung, có cách đây đến 16.000 năm cho đến nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng sau này. Từ 4000 năm trước, lưu vực sông Hồng đã đạt đến trình độ cao về nghề nông và chài lưới. Họ đã tạo nên nền văn hóa Phùng Nguyên với kỹ thuật chế tác đồng thau khá điêu luyện, tìm thấy ở khắp miền Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội và Hải Phòng. Giáo sư nhân chủng học người Mỹ Wilhelm Solheim II, tại Đại Học Hawaii, chuyên gia nghiên cứu về thời tiền sử Đông Nam Á, đã viết về một di chỉ khảo cổ ở một vùng biên giới phía bắc Thái Lan (tức vùng giáp lãnh thổ nước Văn Lang xưa) rằng, ông đã tìm thấy một mảnh gốm in vết vỏ của một hạt lúa có niên đại muộn nhất là 3600 năm trước Công Nguyên. Như vậy có nghĩa là trước cả ngàn năm so với những hạt lúa tìm thấy ở Ấn Độ và Trung Hoa, cũng đều được xác định bằng phương pháp Cacbon. Như vậy là người Việt cổ đã biết trồng lúa nước rất sớm. Tài liệu lịch sử Trung Quốc sau này lại ghi là thời quan Thái Thú Nhâm Ngao sang cai trị mới dạy dân Giao Chỉ cách trồng lúa là sai sự thật. Đó chỉ là cách đề cao công lao không có thực của sự thống trị. Tiếp theo nền văn hóa Phùng - Nguyên của người Việt cổ là nền văn hóa Đồng Đậu, thuộc trung kỳ thời đại đồng thau, đã cách ngay nay đến 3070 năm trước, tìm thấy ở Yên Lạc - Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, với nhiều kỹ thuật chế tác phong phú như rìu, lao, lưỡi câu, mũi tên v.v… Đọc để hiểu thêm: Lịch Âm Dương Và Nguồn Gốc Lịch Việt Nam

Thời hậu kỳ đồng thau thuộc văn hóa Gò Mun, cách ngày này khoảng 3050 năm, với những hiện vật phong phú gồm các mũi lao nhọn, mũi tên đồng, giáo, rìu, liềm, dũa, lưỡi câu và cả những đồ trang sức, cũng đã tìm thấy năm 1961 ở Lâm Thao - Phú Thọ. Đến khoảng 2820 năm về trước, thì dân Việt ở lưu vực sông Hồng và sông Mã xưa đã bước sang thời đại đồ sắt và nền văn hóa Đông Sơn phát triển rực rỡ với những trống đồng chạm khắc tinh vi nổi tiếng khắp nơi. Khoảng năm 2700 về trước (tương ứng với thời nhà Chu Trung Quốc), là thời kỳ văn hóa Đông Sơn của nước Văn Lang xưa phát triển rực rỡ.

Như thế là tài liệu khảo cổ cũng đã chứng minh rằng nước Văn Lang đã tồn tại lâu đời và đã đã tạo dựng một nền văn minh lúa nước rất sớm.

Ngay từ năm 1932, nhiều chuyên gia khảo cổ trên thế giới đã cho rằng nền văn hóa Hòa Bình (Việt Nam) có cách ngày nay tới 16.000 năm trước CN chứ không phải chỉ 12.000 năm như đánh giá cũ, và ở đây đã là một trung tâm nông nghiệp sớm nhất thế giới, trước cả vùng ‘Lưỡng Hà" mà giới khảo cổ vẫn cho là nơi xuất xứ của nghề trồng lúa.

 

 

Tử vi phương đông

Tin về Phong tục tập quán

Tuy có chút nóng nảy nhưng anh ấy là cung hoàng đạo có tính cách rất đáng yêu.

Phong tục tập quán - 3 tháng trước
Ngay cả khi Kim Ngưu tức giận, chỉ cần bạn đủ thân thiện, bạn có thể xoa dịu cơn giận của họ

Lời khuyên cải thiện mối quan hệ với người khác giới theo 12 cung hoàng đạo

Phong tục tập quán - 3 tháng trước
Bạch Dương cần học cách kiềm chế cảm xúc của mình, suy nghĩ kỹ trước khi nói và chừa chỗ cho người khác.

Top 5 Cung Hoàng Đạo Yêu Sâu Đậm Nhất

Phong tục tập quán - 3 tháng trước
Tình yêu đối với một Kim Ngưu là tạo ra một mối quan hệ lâu dài dựa trên sự tin tưởng và ổn định.

Những cung hoàng đạo nào sẽ gặp may mắn về sự nghiệp trong năm 2025

Phong tục tập quán - 3 tháng trước
Bọ Cạp cũng có khả năng học hỏi và thích ứng mạnh mẽ. Họ có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc và những thách thức mới.

Số 9 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 4 tháng trước
Những người có đường đời số 9 có một tâm trí rất giàu trí tưởng tượng và sáng tạo,

Số 8 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 4 tháng trước
Nếu bạn thuộc số 8, bạn hẳn đã nhận thấy rằng bạn có xu hướng dễ bị sao nhãng và rất khó để bạn tập trung toàn bộ sự chú ý vào một dự án

Số 7 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 4 tháng trước
Nếu bạn đã tính toán và phát hiện ra rằng mình thuộc nhóm số 7, bạn là một người đặc biệt vì bạn không thích bất cứ điều gì thêm thắt và thích mọi thứ

Số 6 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 4 tháng trước
Số học 6 được biết đến là "Mẹ" của tất cả các con số trong Số học vì nó liên quan đến trách nhiệm gia đình và giữ mọi người lại với nhau.

Số 5 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 5 tháng trước
Theo số học, những người có số học là 5 sẽ trở thành những nhà văn, nhân viên bán hàng, người của công chúng, quản lý người nổi tiếng, v.v. tuyệt vời.

Số 4 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 5 tháng trước
Những người có số 4 trong số học rất thực tế đối với cuộc sống và thực tế. Họ thích tìm hiểu mọi chi tiết về những điều họ muốn biết.