Ý nghĩa Kinh Địa Tạng ,Lợi Ích Khi Trì Tụng Kinh Địa Tạng

Kinh Phật Thường Tụng

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện - Kinh nói về hạnh nguyện của bồ tát địa tạng được tôn giả A Nan trùng tuyên lại lời của Đức Phật dạy. Giải thích Ý Nghĩa và Lợi ích khi tụng của Kinh Địa Tạng

1. Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai

Địa Tạng Vương Bồ Tát là một trong sáu vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo Đại thừa. Năm vị còn lại là Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát và Di Lặc Bồ Tát.

Địa Tạng Vương Bồ Tát là một vị Bồ Tát chuyên cứu độ sinh linh trong Địa ngục và trẻ con yểu tử. Có khi Địa Tạng cũng là người được xem là chuyên cứu giúp lữ hành phương xa. Đó là vị Bồ Tát duy nhất được diễn tả với bạch hào (lông trắng xoáy nằm giữa hai mắt) trên trán. Tay trái của ngài cầm Như ý châu( Viên Ngọc lớn) tay phải ngài cầm Tích trượng có sáu vòng, biểu hiện của sự cứu độ chúng sinh của Bồ Tát trong Lục đạo Luân Hồi. ( Phân biệt ngài Địa tạng và ngài Mục Kiền Liên là 2 ngài khác nhau, ngài Mục Kiền Liên tay trái ngài có thể cầm 1 chiếc bát , tay phải cũng cầm trượng như ngài Địa Tạng.

Xem thêm Bài viết: Phân Biệt Sự Khác Nhau giữa ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát và Ngài Mục Kiền Liên Bồ Tát)

2. Duyên khởi của Kinh Địa Tạng

Kinh Địa Tạng có 3 quyển: Quyển Thượng, Quyển Trung và Quyển Hạ. Có tất cả 13 Phẩm. Kinh Địa Tạng tên đầy đủ là “Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện - Kinh nói về hạnh nguyện của bồ tát địa tạng được tôn giả A Nan trùng tuyên lại lời của Đức Phật dạy. Trong 1 chuyến đi đến cung trời Đao Lợi của Đức Phật để thăm thánh mẫu Mada là mẹ ruột của ngài, để thuyết pháp giáo hóa cho bà, thì Đức Phật đã nói lại hạnh nguyện của ngài Địa Tạng Vương Bồ tát 

Trong kinh Địa Tạng Bồ-tát Bổn Nguyện, đức Phật nói về bốn tiền thân, với bốn đại nguyện của ngài Địa Tạng như sau.

  • Trong vô lượng kiếp về trước, ngài Địa Tạng là một vị Trưởng giả, nhờ phước duyên được chiêm ngưỡng, đảnh lễ và được sự chỉ dạy của đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai, vị Trưởng giả này đã phát đại nguyện: “Từ nay đến tận đời vị lai, tôi vì những chúng sanh tội khổ trong sáu đường mà giảng bày nhiều phương tiện làm cho chúng nó được giải thoát hết cả, rồi tự thân tôi mới chứng thành Phật quả.” 
  • Vào thời quá khứ vô số kiếp trước, thuở đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, tiền thân của Ngài là một người nữ dòng dõi Bà-la-môn có nhiều phước đức và oai lực; nhưng mẹ của cô không tin vào nhân quả tội phước, tạo rất nhiều ác nghiệp, sau khi chết bị đọa vào địa ngục. Là người con chí hiếu, cô rất thương nhớ mẹ, và đã làm vô lượng điều lành, đem công đức ấy hồi hướng cho mẹ, và cầu nguyện đức Phật cứu giúp. Nhờ các công đức chí thành ấy, đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại đã cho cô biết là mẹ của Cô đã được thoát khỏi cảnh địa ngục và vãng sanh về cõi trời. Vô cùng hoan hỉ trước tin ấy, cô đã đối trước đức Phật Giác Hoa phát nguyện: “Tôi nguyện từ nay nhẫn đến đời vị lai những chúng sanh mắc phải tội khổ, thì tôi lập ra nhiều phương chước làm cho chúng đó được giải thoát.”
  • Trong hằng hà sa số kiếp về trước, thuở đức Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai, ngài Địa Tạng là một vị vua rất Từ bi, thương dân như con … nhưng chúng sanh lúc ấy tạo rất nhiều ác nghiệp, vị vua hiền đức này đã phát nguyện: “Như tôi chẳng trước độ những kẻ tội khổ làm cho đều đặng an vui chứng quả Bồ Ðề, thời tôi nguyện chưa chịu thành Phật.”
  • Vô lượng kiếp về thuở quá khứ, thời đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai, ngài Địa Tạng là một hiếu nữ tên Quang Mục có nhiều phước đức. Nhưng mẹ của Quang Mục lại là người rất ác, tạo vô số ác nghiệp. Khi mạng chung, bà bị đọa vào địa ngục. Quang Mục tạo nhiều công đức hồi hướng cho mẹ, và nhờ phước duyên cúng dường một vị A-la-hán, vị Thánh này đã cho biết rằng, mẹ của cô đã thoát khỏi cảnh địa ngục sanh vào cõi người, nhưng vẫn còn chịu quả báo sinh vào nhà nghèo hèn, hạ tiện, lại bị chết yểu… vì lòng thương mẹ và chúng sanh, Quang Mục đã đối trước đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai phát nguyện: “Từ ngày nay nhẫn về sau đến trăm nghìn muôn ức kiếp, trong những thế giới nào mà các hàng chúng sanh bị tội khổ nơi địa ngục cùng ba ác đạo, tôi nguyện cứu vớt chúng sanh đó làm cho tất cả đều thoát khỏi chốn ác đạo: địa ngục, súc sanh và ngạ quỉ, v.v... Những kẻ mắc phải tội báo như thế thành Phật cả rồi, vậy sau tôi mới thành bậc Chánh Giác.

3. Ý Nghĩa Của Kinh Địa Tạng

Địa: có nghĩa là dày chắc, Tạng là chứa đủ. Địa tạng có nghĩa là công đức của bồ tát địa tạng dày sâu như đất, chứa đựng hết nỗi đau của chúng sanh, hạnh nguyện của ngài Địa Tạng Vương Bồ-tát:

 “Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật. 

Chúng sanh độ tận, phương chứng Bồ-đề”

Có nghĩa là 

"Địa ngục mà trống hết thì ngài mới thành phật

Chúng sanh mà độ hết thì ngài mới vào cảnh giới niết bàn"

Địa Tạng Vương Bồ Tát là một vị Bồ Tát đại từ đại bi thệ nguyện độ thế rất rộng lớn. Ngài là giáo chủ của cõi U Minh. “U Minh Giáo Chủ Bổn Tôn Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát”. “Bổn” là Bổn tâm, “Tôn” là tôn quý, “Địa” là tâm địa, “Tạng” là Như Lai tạng. Như vậy, chỉ có Bổn tâm mới là tôn quý nhất, đó là kho Như Lai tạng tâm địa. Chỉ có Bổn tâm mới làm chủ được cõi u minh, tức là làm chủ cõi địa ngục tham – sân – si của chính mình. Đó cũng chính là ý nghĩa sâu xa của Kinh Địa Tạng. Cõi địa ngục theo tinh thần Phật Giáo là Bất như ý xứ ( hay còn gọi là nơi không như ý mình muốn). Nếu như trong cuộc sống hàng ngày, cảm thấy đau khổ không lối thoát thì đó cũng khác gì địa ngục đâu. 

4. Lợi ích khi tụng kinh Địa Tạng

“ Nếu có chúng sinh nào khi nghe đến tên Bồ Tát mà chắp tay hoặc khen ngợi, kính cẩn hay luyến mộ, thì người đó siêu việt 30 kiếp tội. Nếu có chúng sinh nào họa hình Bồ Tát, hoặc đúc hay khắc tượng Bồ Tát bằng vàng, bạc, đồng, hay bằng đá, rồi một lần chiêm ngưỡng lễ bái, thì người đó trăm lần sanh lại trong cõi trời 33 vĩnh viễn lìa khỏi ác đạo. 

Nếu là đàn bà mà chán làm thân gái, tận tâm thờ phụng hình tượng Bồ Tát, cho đến trọn đời, thì kiếp sau thoát khỏi thân gái. Nếu có chúng sinh nào ca hát, tán tụng trước tượng Bồ Tát, Phật, trổi nhạc, ca vịnh rồi dùng hương hoa cúng dường hoặc khuyên gọi một hay nhiều người làm theo, thì ngay bây giờ và sau này đều được thiện thần phù hộ, người ấy vĩnh viễn lìa khỏi mọi sự gian nan và tai vạ bất ngờ.

Nếu có chúng sinh nào nằm liệt trên giường bệnh, cầu sống và chết cũng không được, và lại có người đêm nằm mơ thấy ác quỷ vào trong nhà, hay đi đường hiểm trở chơi đùa với quỷ, lâu rồi thành bệnh đêm nằm khổ sở, buồn rầu thê thảm. Đó là luận theo con đường của nghiệp chưa định là nặng hay nhẹ, cho nên tạm chưa được khỏi bệnh, hay khó xả bỏ thọ mạng. Sự việc đó dưới con mắt phàm tục của chúng ta thì cảm thấy rất khó hiểu. Nhưng nếu ta đối trước Chư Phật, Bồ Tát, lớn tiếng đọc một lượt Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, hay lấy vật dụng đáng quý nhất của bệnh nhân, như quần áo hay châu báu, lớn tiếng nói trước bệnh nhân rằng: “Tôi là bệnh nhân trước kinh và tượng, tôi không tiếc mọi vật này, xả bỏ tất cả để cúng dường in kinh, đúc tượng Bồ Tát, Phật hay xây Tháp và Chùa, hoặc thắp đèn thờ cúng và bố thí cho thường trụ”. Cứ như vậy đọc trước bệnh nhân 3 lần để người bệnh nghe rõ. Nếu bệnh nhân đến lúc hấp hối, từ 1 đến 7 ngày, cứ lớn tiếng xướng bạch như trên và lớn tiếng tụng Kinh này, thì người này sau khi chết, những tội ác dù nặng đến đâu cũng đều được thoát khỏi hẳn.

Nếu có chúng sinh nào thấy có người đọc Kinh này (tức là Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện), một lòng khen ngợi, và cung kính sẽ được ngàn muôn phương tiện. Hãy khuyên họ cần tận tâm đừng thối chuyển, công đức này sẽ không thể lường được. Nếu có chúng sinh nào nằm mơ thấy quỷ thần hiện hình, hoặc khóc lóc hay thở than, hay sợ hãi. Đó đều là do trong quá khứ có những quyến thuộc rơi vào ác đạo chưa được ra khỏi. Không trông mong được phước lực cứu bạt. Nếu đối trước Phật thành tâm đọc Kinh này, hay là nhờ thỉnh người khác đọc 3 hoặc 7 lần, sẽ nhờ công đức đó đều được giải thoát. Từ đó trong giấc mơ không còn thấy quỷ thần nữa. Nếu có người hèn kém, chẳng được tự do biết mà sám hối tội xưa, niệm đọc danh hiệu Bồ Tát ngàn vạn lần, thì thường được tôn quý. Nếu có trai gái mới sanh trong 7 ngày, mà đọc kinh này và niệm danh hiệu Bồ Tát hàng vạn lần, thì hài nhi ấy tội trong đời trước được tận diệt. An lạc lâu dài, tăng thêm phước thọ.”

Nam Diêm Phù Đề, chúng sinh có những cử chỉ và ý niệm không đẹp, đó đều là nghiệp chướng và tội ác. Nếu trong 10 ngày chay, tức là mỗi tháng ngày mùng một, mùng tám, mười bốn, rằm, mười tám, hai mươi ba, hai mươi bốn, hai mươi tám, hai mươi chín và ba mươi vì những ngày kể trên là ngày tập hợp các tội, hãy đối trước tượng Phật đọc một lượt Kinh này, thì bốn bề trong xứ đều lìa khỏi mọi tai nạn. Những người cư ngụ trong khu này trong trăm ngàn năm mãi mãi lìa khỏi tội ác. Cơm no áo ấm, tai ương đi khỏi, phước đến, những câu nói ở trên đều là những lời của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói với Phổ Quảng Bồ Tát.

Ở tại phía Nam có một nơi thanh tịnh. Có một am đường xây cất bằng vật liệu, đất, đá, tre, gỗ. Trong am nhiều pho tượng hình và Địa Tạng Bồ Tát tạc bằng vàng hay đá đất và gỗ. Thắp hương, thờ cúng, chiêm lễ tán thán, nếu ai ở chỗ đó có lo điều lợi ích:

Một là Đất đai màu mỡ.

Hai là Người, nhà bình an

Ba là Kẻ chết được sinh Thiên.

Bốn là Giàu sang sống lâu.

Năm là Mọi mong cầu được như ý.

Sáu là Không có tai họa về nước và lửa.

Bảy là Tránh mọi tà ma.

Tám là Tuyệt khỏi ác mộng.

Chín là Ra vào đều có thiện thần phù hộ.

Mười là Thường gặp Thánh nhân.

Đó là những lời của Kiên Lao Địa Thần trình với Đức Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nếu có chúng sinh nào khi lâm chung nghe thấy tên Bồ Tát bằng tai, sau khi chết đi vĩnh viễn lìa khỏi ba đường ác khổ sở, nếu quyến thuộc người đó lấy đồ vật quý giá hay tiền tài của người bịnh, tạc hay vẽ tượng Bồ Tát Địa Tạng. Hoặc có thể khi bệnh chưa lâm chung được tai nghe mắt thấy sự việc này, thì người này nghiệp báo nặng sẽ được trừ khỏi. 

Tôi có một người bạn tên là Hứa Bỉnh Khôn, có đứa cháu ngoại tên là Cố Tôn Tín, từ năm lên 2 cho đến lúc 6 tuổi bị chứng bệnh kết hạch, các thầy thuốc đều bó tay. Lúc đó nghe lời khuyên của Hứa Bỉnh Khôn, người nhà đem những đô quý giá của đứa trẻ, bán được một số tiền. Rôi trước mặt đứa bé nói ba lần, đem bán những đô nầy được 10 đông. Khôn tạc bức tượng của Địa Tạng Bô Tát đặt ở giữa sảnh đường dưới nhà. Mỗi ngày kính cẩn lễ bái. Không bao lâu, bệnh tình đứa trẻ không chữa mà khỏi. Đến nay đã 4 năm qua. Tất cả những chứng bệnh lặt vặt như nhức đầu cảm nóng cũng không có nữa. Ngày mùng 2 tháng 3 năm Dân Quốc thứ 16 (1927) tôi đến thăm Hứa Bỉnh Khôn ở đường Nạp Kim số 283 tại Thượng Hải, được biết đó là chuyện mắt thấy tai nghe. Chứng minh là công đức lợi ích của Bô Tát Địa Tạng thật không thể lường và còn rất nhiều sự tích linh cảm của Bô Tát Địa Tạng, qua các thời đại ghi rõ sự thực, có ghi chép tường tận ở trong Linh Cảm Địa Tạng Bô Tát (Xin các tín hữu hãy đọc kỹ).

Và tuổi thọ lại càng tăng lên, nếu những người ấy nghiệp báo đã hết, vì phạm tội nghiệp, đáng phải xuống địa ngục, thì mọi nghiệp chướng sẽ được thuyên giảm, sớm được siêu độ, sung sướng vui vẻ. Nếu có những chúng sinh khi thiếu thời, cha mẹ và anh chị em đều mất, quanh năm nhớ tiếc muốn biết bây giờ họ ra sao?

Người này nếu có thể ở trong một cho đến 7 ngày, tạc hay họa hình Bồ Tát. Nghe tên, thấy hình, kiên trì chiêm lễ thờ cúng, chẳng thối sơ tâm, thì quyến thuộc của người này nếu rớt xuống ác đạo, thì được giải thoát sanh lên cõi người, cõi trời được vui vẻ. Nếu là những người đã được sinh nhân thiên rồi sẽ được chuyển sanh lên hàng Thánh, hưởng thọ sự vui sướng vô cùng. Nếu trong 21 ngày, một lòng chiêm lễ hình tượng và đọc tụng danh hiệu Địa Tạng Bồ Tát đủ mười ngàn lần thì được Bồ Tát hiện thân, cho biết quyến thuộc ở nơi đâu, hoặc ở trong mộng dẫn gặp người thân. Nếu lại có thể mỗi ngày tụng niệm danh hiệu Bồ Tát một ngàn lần, cho đến ngàn ngày sẽ được Bồ Tát sai khiến quỷ thần hay Thổ Công trong xứ đó hộ vệ. Trong đời này sẽ được mọi sự an lạc, và cũng được Bồ Tát xoa đỉnh thọ ký cho.

Nếu có chúng sinh nào muốn phát lòng từ tâm mà cứu độ chúng sinh, muốn vượt khỏi tam giới, tu vô thượng Bồ Đề, người này nếu gặp được Bồ Tát, nghe danh Bồ Tát, một lòng quy y thờ cúng lễ bái, thì những mong muốn nhất định được mau thành, kể cả những chuyện bình thường cầu gì được nấy. Nếu có chúng sinh nào đọc tụng Kinh điển Đại Thừa mà không dễ thành thuộc lãnh ngộ, nếu nghe tên Bồ Tát, thấy tượng Bồ Tát, kính cẩn dâng hương hoa, mọi cách phụng thờ cung kính thưa thỉnh, lấy một ly nước trong đặt trước tượng Phật, một ngày một đêm sau chắp tay, nhìn về phương Nam trịnh trọng mà uống, uống rồi kiêng rượu thịt, tà dâm, giết hại, và vọng ngữ trong bảy ngày hay hai mươi mốt ngày. Người đó ở trong mộng thấy Bồ Tát hiện thân, được gội nước, khi tỉnh giấc sẽ cảm thấy thông minh, nghe đọc Kinh điển qua tai thì nhớ mãi mãi không quên.

Nếu có chúng sinh nào ăn mặc thiếu thốn, mang nhiều bệnh tật, hay gia đạo bất an, đêm ngủ hay ác mộng đủ loại khổ sở thì cung kính. Xưng danh hiệu Bồ Tát đủ mười ngàn lần, tự nhiên tai nạn sẽ đi, phước đức sẽ đến. Nếu có chúng sinh nào trước khi có việc phải vào rừng và vượt biển, trước khi đi phải tụng niệm danh hiệu Bồ Tát một vạn lần, thì sẽ được quỷ thần Thổ Công phù hộ, miễn được mọi sự nguy nan. Những sự việc kể trên đều là lời nói của Đức Quán Thế  Âm Bồ Tát.

Nếu chúng sinh nào thấy hình tượng Địa Tạng Bồ Tát, hay nghe thấy tiếng tụng Kinh, hay tụng niệm và thờ phụng, cúng dường những đồ ăn thức uống, quần áo và những đồ quý giá, thành tâm cúng bái đảnh lễ thì sẽ được 28 thứ lợi ích:

  1. Là Thiên Long hộ niệm.
  2. Là Quả lành thiện càng ngày càng tăng.
  3. Là Gặp các bậc Thánh.
  4. Là Bồ Đề chẳng thối.
  5. Là Y thực phong túc.
  6. Là Các tật bệnh không đến.
  7. Là Rời xa thủy và hỏa tai.
  8. Là Không có bị nguy về đạo tặc.
  9. Là Ai thấy cũng đều kính mến.
  10. Là Quỷ thần hộ trì.
  11. Là Nữ chuyển thành nam.
  12. Là Con gái Vua chúa.
  13. Là Đoan chính tướng tốt.
  14. Là Đa sanh Thiên thượng.
  15. Là Hoặc làm Đế vương.
  16. Là Túc trí mạng thông.
  17. Là Hữu cầu giai tùng.
  18. Là Quyến thuộc sung sướng.
  19. Là Mọi chuyện đều tiêu diệt.
  20. Là Nghiệp đạo vĩnh trừ.
  21. Là Nói đi đều thông.
  22. Là Đêm nằm an lạc.
  23. Là Tiên vong ly khổ.
  24. Là Chứa phước suốt đời.
  25. Là Chư Thánh tán thưởng.
  26. Là Thông minh lợi căn.
  27. Là Có lòng từ mẫn.
  28. Là Sau cùng thành Phật.

Nếu chúng sinh nào lễ lạy chiêm bái lạy hình tượng Bô Tát hay khen ngợi những việc làm trong Địa Tạng Bổn Nguyện thì sẽ được 7 điều lợi ích như sau :

  1. Là Mau tới đất Thánh.
  2. Là Ác nghiệp tiêu diệt.
  3. Là Chư Phật phù hộ.
  4. Là Bô Đề không giảm.
  5. Là Tăng trưởng bổn lực.
  6. Là Túc mạng đều thông.
  7. Là Cuối cùng thành Phật.

Những điều này đều là do Đức Phật Thích Ca nói với Hư Không Tạng Bồ Tát.

Còn có điều rất quan trọng, tức là trong phẩm Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện xưng Danh Hiệu đã ghi rõ Địa Tạng Bồ Tát không đợi Phật hỏi, tự mình trịnh trọng thưa với Phật rằng: Nếu có chúng sinh nào xưng niệm Phật danh hiệu, có thể giảm vô lượng tội, được vô lượng phước. Vậy thì Chư Phật quá khứ như Vô Biên Thân Phật, Sư Tử Hống Phật, Ca Sa Tràng Phật, Bảo Tánh Phật, Bảo Tướng Phật, Bảo Thắng Phật, Tịnh Nguyệt Phật, Mãn Nguyệt Phật, Nguyệt Diện Phật. Nếu được nghe danh hiệu Chư Phật trong khảy móng tay rồi phát tâm quy y, ở vô thượng đạo, vĩnh viễn chẳng thoái chuyển.

Nếu người ấy mạng chung, người nhà thay thế lớn tiếng niệm Phật, người mạng chung được trừ đi mọi trọng tội, huống hồ là tự mình niệm Phật. Ta thấy rằng Chư Phật Bồ Tát rất thương yêu chúng sinh, còn hơn là Cha Mẹ thương con cái, phàm có nhớ nghĩ, sẽ được hóa độ. Còn có một vị Phật A Di Đà, rất từ bi. Thế giới của Đức Phật này gọi là Tây Phương Cực Lạc, chỉ cần niệm đọc câu Nam Mô A Di Đà Phật đời ta sẽ được 10 thứ lợi ích công đức. Khi sắp chết thì Phật đến tiếp dẫn. Từ đó thoát khỏi những khổ đau luân hồi. Như có người chí tâm niệm một tiếng Thánh hiệu sẽ được diệt

80 ức kiếp sinh tử trọng tội. Ta nên biết rằng niệm A Di Đà Phật được công đức rất lớn:

  1. Là vì A Di Đà Phật đã từng phát đại nguyện tiếp dẫn chúng sinh về Tây Phương, thế giới Cực Lạc. Vì vậy chúng ta với thế giới Cực Lạc có mối nhân duyên rất lớn.
  2. Là vì A Di Đà Phật là pháp giới tạng thân, có công đức của Chư Phật trong mười phương. A Di Đà Phật là một vị Phật có đầy đủ tất cả, cũng giống như lưới báu, ngàn hạt châu xâu thành một xâu, một hạt lại xâu thành ngàn hạt châu, không thừa không thiếu. Cho nên công đức của việc niệm Phật A Di Đà rất lớn. Ta nên biết rằng, các công đức và những sự lợi ích khác, phàm những việc có liên quan đến phước báu sau này, dù có hưởng trọn một ngày, chúng ta chỉ niệm A Di Đà Phật, không những kiếp này được hưởng ngay phước báu, mà sau khi đến Tây Phương Cực Lạc vĩnh viễn không thay đổi, vĩnh viễn siêu thoát lục đạo luân hồi, trọn vẹn xa rời khỏi sanh tử. Chúng ta thường tụng niệm danh hiệu của Địa Tạng Bồ Tát và chuyên tâm một lòng niệm Nam Mô A Di Đà Phật, sau này được hưởng những niềm vui thật là vô cùng vô tận.






Tin về Kinh Phật Thường Tụng

10 Pháp Bất Thiện Không Nên Làm

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Không thành thật, không thẳng thắn, thiếu giới hạnh và tư cách.

6 Biểu Hiện của người tu tập đúng - Thầy Tánh Tuệ

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Biểu hiện rõ nhất của người có tu không phải là vốn kiến thức Phật Pháp tích lũy được, mà chính thái độ sống của người đó được toát ra từ ba nghiệp Th

Nghi Thức Tụng Kinh Bần Cùng Lão Nông

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Có một Ông già bần cùng mà thọ đến hai trăm tuổi, lông mày dài đẹp, hai lỗ tai rộng lớn, răng trắng và đều đặn, hai tay dài quá gối, xem qua dung mạo

Nghi Thức Tụng Kinh Nhân Quả Ba Đời

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Các vị cổ đức khuyên người học Phật, trước tiên phải duyệt các kinh nói về nhân qủa tội phước, chú trọng phần giới hạnh, cùng hiểu biết sự luân hồi tr

Hướng dẫn cách Tác Bạch và Cách Tụng các bộ Kinh dài nhiều phần

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Thông thường khi Phật Tử mới bước vào tìm hiểu về Phật Giáo Đại Thừa như việc tụng kinh, niệm Phật vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, mong ra qua bài viết này Thie

Nghi Thức Tụng Kinh Vô Lượng Thọ

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Nghi thức Tụng Kinh Vô Lượng Thọ. Miêu tả thế giới phương Tây của Phật A Di Đà và dạy con người cách sống thanh tịnh, giữ giới luật và niệm danh hiệu

Nghi Thức Trì Tụng Kinh Tương Lai Biến Đổi, Kinh Pháp Diệt Tận

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Đức Phật Thuyết KINH PHÁP DIỆT TẬN hay còn gọi là ĐƯƠNG LAI BIẾN KINH, KINH TƯƠNG LAI BIẾN ĐỔI do Tây Tấn Trúc Pháp Hộ Hán dịch - Như Hòa dịch bản Tiế

Nghi Thức Trì Tụng Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni ( Bản Tiếng Việt)

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Nghi Thức Trì Tụng Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni ( Bản Tiếng Việt) sử dụng để cầu siêu thai nhi, sám hối ngũ nghịch trọng tội

4 loại nghiệp chướng của người mới phát tâm học Phật

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Chúng ta khi không phát tâm học Phật tu hành thì thôi, khi bắt đầu phát tâm muốn học Phật, phát tâm muốn tu hành nghiêm túc thì nghiệp chướng kéo đến

5 Công Đức của Lạy Phật mà ít người biết

Kinh Phật Thường Tụng - 3 năm trước
Nghi lễ lạy Phật, ngoài thể hiện lòng tôn kính với Đức Phật, với Tam Bảo, thì còn rất lợi lạc và phước đức to lớn ... Như trong bài kinh này Đức Phật