Nghi Thức Tụng Kinh Hạnh Phúc

Kinh Phật Nguyên Thủy

Kinh Hạnh Phúc hay còn gọi là Hạnh Phúc Kinh ( trích trong Tạng Kinh, Tiểu Bộ Kinh, Tập 1, Tiểu Tụng số 5). Kinh Hạnh Phúc thường dùng để Cầu an, tụng trong Đêm giao thừa, ngày rằm, mùng 1...

Kinh Hạnh Phúc hay còn gọi là Hạnh Phúc Kinh ( trích trong Tạng Kinh, Tiểu Bộ Kinh, Tập 1, Tiểu Tụng số 5). Kinh Hạnh Phúc thường dùng để Cầu an, tụng trong Đêm giao thừa, ngày rằm, mùng 1...ThienMenh.Net xin giới thiệu đến bạn đọc Nghi Lễ Tụng Niệm Hạnh Phúc Kinh, thông thường tụng bộ kinh này mất khoảng 20 - 30 phút.

I. Đỉnh Lễ Tam Bảo

* Nhất tâm đỉnh lễ Đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Chính Giác, Ngài là thiên nhân từ phụ, bi trí vẹn toàn. (lạy)

* Nhất tâm lễ bái Giáo pháp do Đức Thế Tôn khéo thuyết giảng, đạo chuyển mê khai ngộ, thiết thực hiện tiền, vượt thời gian. (lạy)

* Nhất tâm kính lễ chư Thánh hiền tăng, đệ tử của Đức Thế Tôn, các ngài là bậc hoằng truyền Chính Pháp, xứng đáng cho chúng sinh lễ bái cúng dường. (lạy)

ĐỈNH LỄ TAM BẢO

(Phần nghi thức chung)


1. Thỉnh Chư Thiên

Xin thỉnh chư Thiên, /ngự trên cõi trời Dục giới cùng Sắc giới, /chư Thiên ngự trên đỉnh núi, /núi không liền, /hoặc nơi hư không, /ngự nơi cồn bãi đất liền, /hoặc các châu quận, /ngự trên cây cối rừng rậm hoặc ruộng vườn,/chư Dạ-xoa, Càn Thác Bà cùng Long vương dưới nước trên bờ, / hoặc nơi không bằng phẳng gần đây, /xin thỉnh hội họp lại đây. /Lời nào là kim ngôn cao thượng, /của Đức Thích Ca Mâu Ni, /mà chúng tôi tụng đây, /xin các bậc Hiền triết nên nghe lời ấy. Xin các ngài Đạo đức, /giờ này là giờ nên nghe Pháp bảo. (3 lần)

2. Dâng Cúng Tam Bảo

Con xin dâng các lễ vật này, /nhất là nhang đèn để cúng Phật - Pháp - Tăng tam bảo, /ngưỡng cầu cho các bậc ân nhân, /nhất là cha mẹ con và con, /đều được sự tấn hoá, /sự lợi ích, /sự bình an lâu dài.

3. Lễ Phật

Con đem hết lòng thành kính, /làm lễ đức Thế tôn đó, /Ngài là bậc A-la-hán cao thượng, /được chứng quả Chính Biến Tri, /do Ngài tự ngộ,/không thầy chỉ dạy. (3 lần)

4. Lễ Bái Phật Bảo

Đức Phật tham thiền về sổ tức quán, /ngồi trên bồ đoàn, /dưới bóng cây Bồ-đề quý báu, /và đắc thắng toàn bọn Ma vương, /mà thành bậc Chính Đẳng Chính Giác./Ngài là bậc tối thượng hơn cả chúng sinh, /con đem hết lòng thanh kính, /mà làm lễ Ngài. Chư Phật đã thành Chính Giác trong kiếp quá khứ,/chư Phật sẽ thành Chính Giác trong kiếp vị lai, /chư Phật đang thành Chính Giác trong kiếp hiện tại này, /con đem hết lòng thành kính, /mà làm lễ chư Phật trong tam thế
ấy.

5. Ân Đức Phật

Hồng danh Phật nhiệm mầu Ứng cúng/ Chính Biến Tri, Minh Hạnh đủ đầy/Ơn đức Thiện Thệ cao dày/ Bậc Thế Gian Giải chỉ bày chân tâm/ Vô Thượng Sĩ đoạn mầm ách phược/ Bậc trọn lành Điều Ngự Trượng Phu/ Trời, người quy phục Đạo sư/ Phật, Thế Tôn hiển Chân Như độ đời.

6. Quy Ngưỡng Phật

Chẳng có chi đáng cho con phải nương theo, /chỉ có Đức Phật là quý báu, /nên con phải hết lòng thành kính mà nương theo, /đặng cầu sự an lạc đến cho con, /y như lời chân thật này.

7. Sám Hối Phật

Con đem hết lòng thành kính, /cúi đầu làm lễ vi trần dưới chân Đức Phật /là đấng Chí Tôn Chí Thánh. /Các tội lỗi mà con đã vô ý, /phạm đến Phật Bảo, /cúi xin Phật Bảo xá tội lỗi ấy cho con.

8. Lễ Bái Pháp Bảo

Các Pháp đúng theo đạo Bát chính, /là con đường đi của bậc Thánh nhân, /là con đường chính dẫn người hữu trí nhập Niết-bàn được. /Pháp Bảo là Pháp trừ diệt các sự lao khổ, /và các điều phiền não, /là Pháp chỉ dẫn chúng sinh, /thoát khỏi cái khổ sinh tử luân hồi, /con đem hết lòng thành kính, /mà làm lễ Pháp ấy. Các Pháp của chư Phật đã có trong kiếp quá khứ, /các Pháp của chư Phật sẽ có trong kiếp vị lai, /các Pháp của chư Phật đang giáo truyền trong kiếp hiện tại này, /con đem hết lòng thành kính, /mà làm lễ các Pháp trong tam thế ấy.

9. Ân Đức Pháp

Pháp Bất diệt Cha lành khéo dạy/ Lìa danh ngôn hý luận, nghĩ bàn/ Vượt thời gian, vượt không gian/ Thiết thực hiện tại, hoát nhiên tỏ tường./ Pháp hướng thượng, đến rồi thấy rõ/ Lìa si mê, xả bỏ vọng trần/ Trí nhân ngộ tính chân nhân/ Tự mình chứng nghiệm pháp thân diệu thường.

10. Quy Ngưỡng Pháp

Chẳng có chi đáng cho con phải nương theo, /chỉ có Pháp Bảo là quý báu, /nên con phải hết lòng thành kính mà nương theo, /được cầu sự an lạc đến cho con, /y như lời chân thật này.

11. Sám Hối Pháp

Con đem hết lòng thành kính, /cúi đầu làm lễ hai hạng Pháp Bảo, /là Pháp học và Pháp hành./ Các tội lỗi mà con đã vô ý, /phạm đến Pháp Bảo, /cúi xin Pháp Bảo xá tội lỗi ấy cho con.

12. Lễ Tăng Bảo

Chư Thánh Tăng đã được trong sạch quý báu, /là bậc đáng cho người dâng lễ cúng dường, /vì lục căn của các ngài đã thanh tịnh, /lòng tham muốn đã dứt trừ, /là Tăng đã thoát ly trần tục, /con đem hết lòng thành kính, /mà làm lễ chư Thánh Tăng ấy.
Chư Tăng đã đắc đạo cùng quả trong kiếp quá khứ,/chư Tăng sẽ đắc đạo cùng quả trong kiếp vị lai, /chư Tăng đang đắc đạo cùng quả trong kiếp hiện tại này, /con đem hết lòng thành kính, /mà làm lễ chư Thánh Tăng trong tam thế ấy.

13. Ân Đức Tăng

Bậc Diệu Hạnh, Thanh văn đệ tử/ Bậc Chính Chân, Pháp lữ Tăng già/ Bậc Mô Phạm cõi sa bà/ Thân tâm trực hạnh, lìa xa luân hồi/ Thành đạo quả bốn đôi, tám chúng/ Đệ tử Phật, Ứng Cúng tôn nghiêm/ Cung nghinh, kính lễ một niềm/ Thánh đức cao cả, phúc điền dày sâu.

14. Quy Ngưỡng Tăng

Chẳng có chi đáng cho con phải nương theo, /chỉ có Đức Tăng là quý báu, /nên con phải hết lòng thành kính mà nương theo, /được cầu sự an lạc đến cho con, /y như lời chân thật này.

15. Sám Hối Tăng

Con đem hết lòng thành kính, /cúi đầu làm lễ hai bậc Tăng Bảo, /là Phàm Tăng và Thánh Tăng. /Các tội lỗi mà con đã vô ý, /phạm đến Tăng Bảo, /cúi xin Tăng Bảo xá tội ấy cho con.

16. Lễ Bái Bảo Tháp

Con xin thành kính làm lễ tất cả Bảo Tháp, /ngọc Xá-lợi, /đại thụ Bồ-đề, /và Kim thân Phật đã tạo thờ trong khắp mọi nơi.

17. Kệ Dâng Hoa

Dâng hoa cúng đến Phật-đà,
Nguyện mau giải thoát sinh già khổ đau.
Hoa tươi nhưng sẽ úa sầu,
Tấm thân tứ đại khỏi sao điêu tàn.
Dâng hoa cúng đến Đạt-ma,
Nguyện mau giải thoát sinh già khổ đau.
Hoa tươi nhưng sẽ úa sầu,
Tấm thân tứ đại khỏi sao điều tàn.
Dâng hoa cúng đến Tăng-già,
Nguyện mau giải thoát sinh già khổ đau.
Hoa tươi nhưng sẽ úa sầu,
Tấm thân tứ đạ

II. Phần Kinh Văn

1. Bố Cáo Kinh Hạnh Phúc :

Xin thỉnh tất cả chư Thiên /ngự trong hư không thế giới, /hoặc ngoài hư không thế giới này, /là bậc đã có lòng an tịnh /và đã quy y Tam Bảo, /là bậc năng chuyên cần việc hanh phúc./Xin thỉnh tất cả chư Thiên /ngự trên Tu-Di Sơn Vương tinh anh bằng vàng ròng cao thượng./Xin thỉnh tất cả chư Thiên/là bậc Tịnh giả đồng tụ hội nơi đây /đặng nghe lời vàng của Đức Thích Ca Mâu Ni, /là Pháp Vô Thượng /làm cho phát sanh điều hoan lạc./

Sự phước báo mà chúng tôi đã làm; /có thể độ thành tựu các thứ quả, /cầu xin Dạ-xoa, chư Thiên cùng Phạm Thiên trong cả thế giới Ta Bà /đều hoan hỷ thọ lãnh phước ấy. /Tất cả Dạ-xoa chư Thiên cùng Phạm Thiên /khi đã thọ lãnh phước ấy, /xin đồng tâm hoan hỷ trong Phật Pháp. /Xin dứt lòng dễ duôi /và tùy phương tiện quý báu để hộ trì Phật Pháp, /cầu xin Phật Pháp hằng được thạnh đạt /và chúng sanh hằng được tấn hóa. /Cầu xin tất cả chư Thiên hộ trì Phật Pháp /và tiếp độ chúng sanh. /Cầu xin cho tất cả chúng sanh đều được yên vui, /đươc vô khổ cụ, /là ngươi có thiện tâm luôn cả thân bằng cùng quyến thuộc./

Tất cả nhân loại cùng chư Thiên trong mười triệu thế giới Ta Bà, /hằng mong cầu và cố gắng tìm xét trong 12 năm, /những điều hạnh phúc vẫn chưa tìm thấy, /tiếng xôn xao thấu đến cõi trời Phạm Thiên; /trong khi ấy Đức Phật có giảng giải những sự hạnh phúc /làm cho các tội lỗi đều Phải tiêu diệt, /chúng sanh nhiều không xiết kể, /đã nghe và được dứt khỏi các sự thống khổ./.

2. Kinh Hạnh Phúc

Ta là Ananda/ được nghe lại như vầy:/ Một thuở nọ Đức Thế Tôn ngự tại Kỳ Viên Tịnh Xá, / của trưởng giả Cấp-Cô-Độc,/gần thành Xá-Vệ./

Khi ây có vị Trời chiếu hào quang xinh đẹp, /làm cho trọn cả Kỳ Viên sáng ngời rực rỡ, /vị Trời ấy đến nơi Phật ngự, /đảnh lễ Đức Thế Tôn xong rồi /đứng tại chỗ nên đứng. /Khi đã đứng yên, /vị Trời ấy bèn bạch với Đức Thế Tôn bằng lời kệ rằng:/

Tất cả chư Thiên cùng nhân loại, /đều cầu mong được những hạnh phúc, /và cố tìm xét những điều hạnh phúc. /Bạch Đức Thế Tôn, /xin Ngài mở lòng bác ái, /giảng giải về những hạnh phúc cao thượng. /Đức Thế Tôn tùy lời hỏi mà giảng rằng:/

1. Một: tư cách không xu hướng theo kẻ dữ,/

    Hai: tư cách thân cận các bậc Trí tuệ,/

    Ba: tư cách cúng dường các bậc nên cúng dường,/

    Cả ba điều ấy là hạnh phúc cao thượng./

2. Một: tư cách ở trong nước nên ở,/

    Hai: tư cách của người đã làm được việc lành để dành khi trước,/

    Ba: nết hạnh giữ mình theo lẽ chánh,/

    Cả ba điều ấy là hạnh phúc cao thượng./

3. Một: nết hạnh của người được nghe nhiều học rộng,/

    Hai: sự suốt thông phận sự của người xuất gia và tại gia,/

    Ba: điều học mà người đã thọ trì được chín chắn,/

    Bốn: lời mà người nói ra được ngay thật,/

    Cả bốn điều ấy là hạnh phúc cao thượng./

4. Một: nết hạnh phụng sự mẹ,/

    Hai: nết hạnh phụng sự cha,/

    Ba: sự tiếp độ vợ con,/

    Bốn: những nghề chẳng lẫn lộn nghiệp dữ,/

    Cả bốn điều ấy là hạnh phúc cao thượng./

5. Một: nết hạnh bố thí,/

    Hai: nết hạnh ở theo Phật Pháp,/

    Ba: sự tiếp độ quyến thuộc,/

    Bốn: những nghề vô tội,/

    Cả bốn điều ấy là hạnh phúc cao thượng./

6. Một: nết hạnh ghê sợ và tránh xa tội lỗi,/

    Hai: sự thu thúc để tránh xa sự uống rượu,/

    Ba: sự không dễ duôi Phật Pháp,/

    Bốn: những nghề vô tội,/

    Cả ba điều ấy là hạnh phúc cao thượng./

7. Một: sự tôn kính bậc nên tôn kính,,/

    Hai: nết hạnh khiêm nhường,/

    Ba: tri túc với của đã có,/

    Bốn: nết hạnh biết đền ơn người,/

    Năm: nết hạnh tùy thời nghe Pháp./

    Cả năm điều ấy là hạnh phúc cao thượng./

8. Một: sự nhẫn nại,/

    Hai: nết hạnh người dễ dạy,/

    Ba: nết hạnh được thấy được gặp các bậc Sa-Môn,/

    Bốn: nết hạnh biện luận về Phật Pháp,/

    Cả bốn điều ấy là hạnh phúc cao thượng./

9. Một: sự cố gắng đoạn tuyệt điều ác,/

    Hai: nết hạnh hành theo Pháp cao thượng,/

    Ba: nết hạnh thấy các Pháp Diệu Đế,/

    Bốn: nết hạnh làm cho thấu rõ Niết Bàn,/

    Cả bốn điều ấy là hạnh phúc cao thượng./

10. Một: tâm không xao động vì pháp thế gian,/

      Hai: không có sự uất ức,/

      Ba: dứt khỏi tham dục,/

      Bốn: lòng tự tại,/

      Cả bốn điều ấy là hạnh phúc cao thượng./

Tất cả chư Thiên và nhân loại, /nếu được thực hành theo những điều hạnh phúc như thế, /là người thắng quá trong mọi nơi,/ thì hằng được hạnh phúc trong mọi nơi. / Chư Thiên này!/ Các người nên tin rằng, /cả 38 điều hạnh phúc ấy, /là hạnh phúc cao thượng./.

III. Hồi Hướng

(Phần nghi thức chung)

1. Hồi Hướng Chư Thiên (1)

Chư Thiên ngự trên hư không
Địa cầu thượng ngự rõ thông mọi điều
Long vương thần lực có nhiều
Đồng xin hoan hỷ phúc đều chúng tôi
Hộ trì Phật giáo tăng bồi
Các bậc Thầy tổ an vui lâu dài
Quyến thuộc tránh khỏi nạn tai
Chúng sinh được hưởng phúc dài bền lâu
Chúng tôi vui thú đạo mầu
Tu hành tinh tấn ngõ hầu vô sinh.

2. Hồi Hướng Cho Người Quá Vãng

Con xin hồi hướng quả này,
Thấu đến quyến thuộc nơi đây cho tường,
Cùng là thân thích tha phương,
Hoặc đã quá vãng hoặc thường hiện nay

Chúng sinh ba giới bốn loài,
Vô tưởng hữu tưởng chẳng nài đâu đâu,
Nghe lời thành thật thỉnh cầu,
Xin mau tựu hội lĩnh thâu quả này
Bằng ai xa cách chưa hay,
Cầu xin Thiên chúng mách ngay với cùng,
Thảy đều thụ lĩnh hưởng chung,
Dứt rồi tội lỗi thoát vòng nạn tai,
Nguyện nhiều Tăng chúng đức tài,
Đạt thành Thánh quả hoằng khai đạo lành
Nguyện cho Phật Pháp thịnh hành,
Năm ngàn năm chẵn phúc lành thế gian.

3. Hoan Hỷ Phúc

Phúc căn con đã tạo thành,
Do thân, khẩu, ý tu hành gieo nên.
Đều là phúc báu vững bền,
Có thể tiếp chúng độ lên thiên đàng.
Cung trời Đao Lợi thọ nhàn,
Chúng sinh hữu tưởng nhân gian Sa-bà.
Chư Thiên, Phạm Thiên cùng là,

Bậc trời vô tưởng được mà hưởng an.
Phúc con hồi hướng dâng ban,
Chúng sinh hay biết hoàn toàn lĩnh thu.
Bằng ai chưa rõ lời cầu,
Xin cùng Thiên chúng đến hầu mách ngay.
Có người làm phúc được rày,
Lại đem hồi hướng, hiện ngay khắp cùng.
Chúng sinh hoan hỷ lĩnh chung,
Hưởng được phúc quý ung dung thanh nhàn.
Chúng sinh thế giới các hàng,
Bởi nhờ thọ thực sinh an mạng trường.
Xin thu phúc báu cúng dường,
Hoá thành thực phẩm mùi hương thoả lòng.

4. Hồi Hướng Chư Thiên (2)

Ngưỡng cầu các đấng chư Thiên
Trong vòng tịnh xá ngự yên hằng ngày
Ngự nơi đền tháp xưa nay
Những nơi biệt thất, nơi cây Bồ-đề
Chúng con xin hội họp về
Sẽ dùng pháp thí tiện bề cúng dâng

Rồi xin hộ độ chư Tăng
Cửa từ ẩn náu, phúc hằng hà sa
Tỳ-khưu chẳng luận trẻ già
Cao hạ, trung hạ, hoặc là mới tu
Thiện nam, tín nữ công phu
Đều là thí chủ, đồng phù trợ nhân
Những người trong khắp thôn lân
Kiều cư châu quận được phần an khang
Chúng sinh bốn loại thông thường
Noãn, thai, thấp, hoá khi nương pháp lành
Giải thoát Pháp Bảo nên hành
Được mà dứt khổ, truyền quanh đoạ đày
Cầu cho hưng thịnh lâu dài
Pháp thiện trí thức các ngài mở mang
Bậc tu xin được bình an
Cầu cho Tăng chúng các hàng hoà nhau
Lại thêm phẩm hạnh thanh cao
Những quả lợi ích đến mau kịp thì
Cầu xin Pháp Bảo hộ trì
Cho người tu đã quy y Phật rồi

Xin cho cả thảy chúng con
Tấn hoá trong Pháp, Phật roi giáo truyền.

5. Thỉnh Chư Thiên Hồi Quy

Mong chư thiên hoan hỷ quả phúc của chúng tôi đã tạo, /cho được thành tựu những hạnh phúc. Chúng nhân hãy bố thí, /hãy trì giới, /hãy là người vui thích tham thiền niệm Phật thường thường. /Chư thiên đã đến rồi, /xin thỉnh các ngài hồi quy. Tất cả Chính Biến Tri đều duy trì oai lực, /chư Độc Giác cũng có oai lực, /các bậc A-la-hán cũng có oai lực; /tôi xin kết hợp sự duy trì, /bằng cách phát quang hoàn
toàn các oai lực ấy

6. Nguyện Cầu

Do sự phúc báu mà chúng con đã trong sạch làm đây; xin hồi hướng đến thân bằng quyến thuộc đã quá vãng, cầu mong cho các vị ấy hằng được sự an vui. (lạy)
Do sự phúc báu mà chúng con đã trong sạch làm đây; xin chia phúc đến thân bằng quyến thuộc còn đang hiện tiền, cầu mong cho các vị ấy hằng được sự an vui.( lạy)
Do sự phúc báu mà chúng con đã trong sạch làm đây; hãy là pháp duyên lành, để dứt khỏi những điều ô nhiễm, ngủ ngầm nơi tâm trong ngày vị lai. (lạy)

Do sự phúc báu (cúng dường) mà con đã trong sạch làm đây, hãy là pháp duyên lành để thành tựu Niết-bàn trong ngày vị lai.

7. Phổ Nguyện

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Ðệ tử và chúng sinh
Ðồng viên thành Chính giác.
(lạy)

 

Tin về Kinh Phật Nguyên Thủy

Nghi Thức Tụng Kinh Rải Tâm Từ

Kinh Phật Nguyên Thủy - 2 năm trước
Nhân Duyên có bài Kinh Rải Tâm Từ, và nên Thực hành Kinh Rải Tâm từ

Nghi Thức Tụng Kinh Châu Báu

Kinh Phật Nguyên Thủy - 2 năm trước
Ratana Sutta (Kinh Châu Báu) ngày nay thường được tụng đọc để xua tan bệnh tật, rủi ro, và ma quỷ. ( Cũng tương tự với Kinh Phổ Môn của Phật Giáo Phát

Nghi Thức Tụng Kinh Bại Vong

Kinh Phật Nguyên Thủy - 2 năm trước
Nội dung của Kinh Bại Vong nói về việc 1 thiên nhân ( người trời) đến hỏi Đức Thế Tôn về những điều dẫn đến cửa Bại Vong, Thế Tôn nói đến 12 điều dẫn

Nghi Thức Tụng Tiểu Kinh Nghiệp Phân Biệt

Kinh Phật Nguyên Thủy - 2 năm trước
Tiểu Kinh Nghiệp Phân Biệt nói về việc cùng là con người với nhau nhưng lại có sự khác biệt, người giàu, người nghèo, người ít bệnh, người nhiều bệnh,