Văn Khấn Ông Công Ông Táo 23 tháng chạp và Sắm lễ

Văn Khấn Các Ngày Lễ Tết Trong Năm

Hướng Dẫn Sắm Lễ, Văn Khấn cúng Ông Táo Về trời. Nên cúng Ông Công Ông Táo vào lúc mấy giờ và Nên cúng Ông Công Ông Táo ở Bếp hay Bàn Thờ thì tốt. Sắm lễ chay hay mặn

1. Ý nghĩa cúng Ông Công Ông Táo ngày 23 tháng chạp:

Ngày 23 tháng Chạp là chính lễ cúng ông Táo về trời để bẩm báo với Ngọc Hoàng Thượng Đế các sự kiện xảy ra ở dưới trần gian.

Người Việt xưa cho rằng, trong mỗi gia đình đều có vị thần bếp (còn gọi là thần Táo quân - vua Bếp) trông nom cuộc sống của họ.

Thần Táo quân gồm 3 người, hai táo ông và một táo bà.Cứ đến ngày 23 lịch âm tháng chạp hàng năm lại cưỡi cá chép về thiên đình để bẩm báo việc tốt xấu của từng người trong gia đình, nên ngày 23 tháng Chạp được gọi là ngày Tết ông Công ông Táo

Ngày nay, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, nhà nhà đều thành kính sắm sửa lễ vật để tiễn ông Táo lên chầu Trời.

Tết Ông Công Ông Táo năm 2020 rơi vào tháng 2 năm 2021. Dương lịch tức ngày mùng 4 tháng 2 năm 2021. Xem thêm Lịch Vạn NiênLịch Vạn Sự tại ThienMenh.NET

Văn Khấn Sắm Lễ Cúng Ông Công Ông Táo

Tại sao lại cúng Ông Công Ông Táo trước 12h trưa

Theo quan điểm dân gian, chúng ta nên cúng Ông Công Ông Táo vào chiều ngày 22 hoặc trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, vì ngày 23 Tháng Chạp là ngày mà ông Táo lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng, để cho ngài kịp dự tiệc trên Thiên Đình thì phải Hóa Sớ lễ vàng mã trước 12 giờ trưa.

Có nên cúng Ông Táo ở Bếp không?

Theo quan điểm của Đạo Phật, thần linh là có thật, nhiều người nghĩ rằng ông Táo coi việc bếp núc nên ngài sống ở Bếp(!) do đó phải cúng ông Táo ở Bếp. Điều này hoàn toàn sai. Trích dẫn của Đại Đức Thích Trúc Thái Minh cho rằng, ngài là thần nên luôn phải cúng ở vị trí trang nghiêm, sạch sẽ nhất trong nhà, đó chính là bàn thờ. Do đó chúng ta không nên cúng ông Táo ở bếp.

Xem thêm: Tết Ông Công Ông Táo và Ý Nghĩa Việc Thả Cá Chép 

>> Xem ngày tốt nói chung trong tháng

2. Sắm lễ cúng Ông Công ông Táo ngày 23 tháng chạp: 

Việc cúng tiễn ông Táo được thực hiện tại gia. Lễ cúng ông Táo gồm có:

+ Môt mâm cỗ chay ( nên cúng chay tốt hơn cúng mặn), bánh kẹo, trầu cau, rượu...

+ Ba bộ mũ áo, hia hài Táo quân cùng vàng nén.

+ Ba con cá chép sống để Táo quân cưỡi bay lên Trời.

(Tại miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam thì người ta chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

3. Văn Khấn cúng Ông Công Ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật.

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là:............................................

Ngụ tại ( ở tại)……………………………………….

Hôm nay ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắm sửa hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân hiển linh trước án thụ hưởng lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hội toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành

Chúng con lễ biện tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì

Nam mô a di đà phật !

Nam mô a di đà phật !

Nam mô a di đà phật !

Chú ý: Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối... để cá chở ông Táo lên chầu trời.

 

Tin về Văn Khấn Các Ngày Lễ Tết Trong Năm

Văn Khấn Tết Đoan Ngọ Diệt Sâu Bọ ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch

Tết Đoan ngọ còn được dân gian gọi là bằng cái tên dân dã hơn là Tết giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong

Văn Khấn Tạ Mộ Thanh Minh và Sắm Lễ Thanh Minh

Tiết Thanh Minh sẽ diễn ra trong vòng 15 ngày. Ngày đầu tiên của Tiết Thanh Minh gọi là Tết Thanh Minh. Trong khoảng thời gian 15 ngày này mọi người đ

Văn Khấn Sắm Lễ Tết Hàn Thực ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch

Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc - thường không đốt lửa trong 3 ngày và chỉ ăn đồ lạnh đã nấu sẵn trước đó

Văn Khấn Tết Trung Thu ngày Rằm Tháng 8

Nhân dịp Tết Trung thu mọi người đều gửi biếu ông, bà, cha, mẹ, người thân, người mà mình mang ơn bánh Trung thu, cốm, chuối, hồng... để tỏ lòng biết

Văn Khấn Tết Hạ Nguyên (Tết Trùng Thập, Tết Cơm Mới)

Nhân Tết Hạ Nguyên hay còn gọi là Tết Trùng Thập, Tết Cơm Mới mọi người đều mua quà và gạo nếp cùng những đặc sản lúc giao mùa Thu Đông biếu ông, bà,

4 Bài Văn Khấn Rằm Tháng 7: Cúng Phật, Thần, Gia Tiên, Cô Hồn, Phóng Sinh

ThienMenh.NET Tổng Hợp đầy đủ nhất 4 Nghi lễ Cúng Rằm Tháng 7 Tại nhà bao gồm Lễ Cúng Phật, Cúng Thần Linh và Gia Tiên, Cúng Cô Hồn, Cúng Phóng Sinh.

Văn Khấn Sắm Lễ Cúng Tết Nguyên Tiêu Rằm tháng Giêng

Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng Giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng” Ngày rằm tháng Giêng, ngày trăng tròn đầu tiên của năm

Văn Khấn Tổ Tiên ngày mùng 1 Tết, mùng 2 Tết và mùng 3 Tết

Theo phong tục ngày Tết, thì ngày 30 Tết Âm Lịch (hoặc ngày 29 Tết, nếu tháng thiếu), thì nhà nhà đều sắm lễ ""Rước Ông bà"" về cùng với con cháu tron

Văn Khấn Giao Thừa Lễ Trừ Tịch Ngoài Trời và Trong Nhà

Văn Khấn Sắm lễ Giao Thừa Ngoài Trời và Trong Nhà. Tại sao phải cúng Giao thừa trong nhà và ngoài trời, Cúng Giao thừa ngoài trời trước hay trong nhà

Văn Khấn Tất Niên ngày 30 Tết - Hướng dẫn Sắm Lễ

Hướng Dẫn Sắm Lễ, Văn Khấn cúng Tất Niên ngày 26 hoặc 27 hoặc 28 hoặc 29 hoặc 30 Tết âm lịch. Sắm lễ cúng Tất Niên làm chay hay mặn thì tốt| ThiênMệnh