• Văn Khấn Các Ngày Lễ Tết Trong Năm
Văn Khấn Sắm lễ Giao Thừa Ngoài Trời và Trong Nhà. Tại sao phải cúng Giao thừa trong nhà và ngoài trời, Cúng Giao thừa ngoài trời trước hay trong nhà trước.
Theo quan niệm dân gian, mỗi năm sẽ có các vị thần khác nhau về cai quản hạ giới. Hết năm, các vị thần sẽ bàn giao cho những vị thần mới tới cai quản. Bởi vậy, để "tống cựu nghênh tân" (tiễn thần cũ, đón thần mới), các gia đình sẽ chuẩn bị 2 mâm cỗ: Một mâm cỗ trong nhà cúng tổ tiên, ông bà và một mâm cỗ ngoài trời cúng các vị thần, vị Phật. Do đó mà sẽ thực hiện lễ cúng giao thừa ngoài trời trước để đón các vị Phật, vị Thần năm mới, sau đó mới vào nhà cúng tổ tiên, ông bà.
Lễ cúng Giao thừa được cử hành đúng thời khắc giao thừa, kết thúc năm cũ, chuyển sang năm mới. Cúng Giao thừa là một nghi lễ thành kính và trang trọng, toàn thể thành viên trong gia đình đứng trước bàn thờ gia tiên cầu khấn cho một nám mới được khoẻ mạnh, vạn sự may mắn tôt lành.
Ngày 30 Tết âm lịch năm Tân Sửu 2021 rơi vào ngày 11-02-2021 dương lịch
( vì là cúng để tiếp đón Thần, Phật nên cúng ngoài trời phải là mâm cúng Chay.)
( cúng Ông bà tổ tiên, để được phước báu nên cúng mâm chay tốt hơn mâm mặn)
Lễ vật cúng Giao thừa gồm:
Sau khi cung kính bày lễ lên bàn thờ thì đốt nến (đèn), thắp hương thơm và thành kính cầu khấn.
Xem thêm: Xem ngày tốt để tiến hành Cúng Tất Niên
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy:
Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần.
Nay là phút giao thừa năm ................................
Chúng con là...................................................... ..................................................................................
Ngụ tại................................................................
Phút thiêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân.
Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng đế giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt.
Quan cũ về triều để khuyết, lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.
Nhân buổi tân xuân, chúng con thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thanh, dâng hiên Tôn thần, dot nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh. Chúng con kính mời ngài Cựu niên Đương cai, ngài Tân niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Phúc Đức Chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các Bản gia Táo quân và chư vị Thần linh cai quản ở xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Thời được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.
Trải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
>>Xem thêm Lịch Vạn Niên và Lịch Vạn Sự tại ThienMenh.NET
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Nay phút giao thừa năm .......................................
Tín chủ (chúng) con là .........................................
Phút giao thừa vừa tới, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, dâng lên trước án, cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn thần, tiến cúng tổ tiên, đốt nén hương, thành tâm kính lễ.
Chúng con xin kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các ngài Bản giạ Táo quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này giáng lâm trước hương án thụ hưởng lễ vật.
Con lại kính mời các cụ Tiên linh Cao tằng tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, Bá thúc huynh đệ, Cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng về linh sàng thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ chúng con lại kính mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ, y thảo thụ mộc ngụ tại đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước hương án thụ hưởng lễ vật.
Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho toàn thể gia chủ chúng con nám mới tốt lành, sức khoẻ dồi dào, tấn tài tấn lộc, vạn sự tốt lành, vạn điều như ý.
Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.
Cẩn cáo.