Thờ Vọng Là Gì? Tại Sao Phải Thờ Vọng

Phong tục tập quán

Bàn thờ vọng là bàn thờ áp dụng cho những trường hợp con cháu sống xa quê, hướng vọng về quê thờ cúng cha mẹ, ông bà tổ tiên.

“Vọng bái” nghĩa là vái lạy từ xa. Bàn thờ vọng là loại bàn thờ mà những người sống xa quê hương, ít có điều kiện về nhà lập nên để thờ cúng tổ tiên.

1. Việc thờ cúng trong ngày giỗ

Trong việc thờ cúng tổ tiên điều quan trọng nhất là con cháu hằng năm làm giỗ. Người chết sau khi được an táng theo đúng phong tục, con cháu sau đó có thể trở lại cuộc sống bình thường. Nhưng hằng năm khi đến ngày người chết qua đời, con cháu phải nhớ ngày để làm giỗ. Trong ngày giỗ, người ta làm cỗ bàn mời họ hàng thân thuộc. Ngày giỗ là một dịp để gia chủ mời lại những người đã từng mời mình đi ăn uống, người ta thường gọi là trả nợ miệng.

Trong việc làm giỗ, đáng chú ý là ngày cáo giỗ (ngày trước ngày người chết mất) và ngày giỗ chính (chính ngày mất). Giỗ được tiến hành mỗi năm một lần xong quan trọng nhất là giỗ đầu và giỗ hết. Xem thêm Giỗ Và Những Ngày Quan Trọng Trong Cúng Giỗ

2. Thờ vọng là gì? Tại sao phải thờ vọng

Những con cháu ở xa quê, ít có điều kiện để về quê vào dịp giỗ tết, họ lập bàn thờ vọng để thờ ông bà, cha mẹ tổ tiên.

Ngày xưa, lập bàn thờ vọng chưa trở thành phong tục phổ biến bởi đa số người nông dân đều sinh cơ lập nghiệp tại quê hương, chỉ có một số trường hợp đặc biệt mới đi nơi khác làm ăn sinh sống gọi là biệt quán, ly hương.

Đến thời phong kiến, khi triều đình có những điểm lễ lớn, các quan trong triều tập trung trước sân rồng để làm lễ vọng bái Thiên tử tức là vái lạy từ xa. Các quan Tỉnh, huyện và những tướng lĩnh ở nơi biên ải thiết lập hương án hướng về kinh đô quỳ lạy. Họ cũng thiết lập hương án hướng về quê làm lễ khi nghe tin cha mẹ hoặc ông bà mất mà chưa kịp về quê chịu tang. Họ lập bàn thờ tạm rồi cáo quan xin về cử tang ba năm.

Từ đó, bàn thờ vọng được hình thành và chỉ có những người sống xa quê mới lập bàn thờ vọng. Những người ở gần quê cha đất tổ thì dù có giàu hay nghèo, sang hay hèn thì cũng phải có trách nhiệm đưa lễ đến nhà thờ họ hay nhà con trưởng làm lễ vào dịp giỗ tết. Người ta không lập bàn thờ vọng đối với đời thứ ba ngay tại quê nhà. Nếu trưởng họ hay con trưởng đã mất hoặc ở xa quê thì người con thứ kế trưởng được lập bàn thờ chính, còn bàn thờ tại nhà người con trưởng là bàn thờ vọng. Đó là một phong tục rất có ý nghĩa. Ngày giỗ ông bà tổ tiên cũng là ngày sum họp của gia đình, gia tộc. Xem thêm Lịch âm tại Thienmenh.NET

Trước khi lập bàn thờ vọng, phải về quê báo cáo tổ tiên tại bàn thờ chính rồi xin phép chuyển một lư hương phụ hoặc một vài chân hương đến bàn thờ vọng. Bàn thờ luôn đặt cao hơn chỗ tiếp khách, nếu có điều kiện thì đặt ở một phòng riêng. Bát hương thờ gia thần đặt cao hơn bát hương thờ Gia tiên, bàn thờ hướng về quê chính.

3. Bàn thờ vọng và cách lập bàn thờ vọng

Bàn thờ vọng là bàn thờ áp dụng cho những trường hợp con cháu sống xa quê, hướng vọng về quê thờ cúng cha mẹ, ông bà tổ tiên. Hương khói trong các ngày giỗ, lễ, tết,… Ngày xưa, nền kinh tế chưa phát triển, con cháu thường ở quê làm ăn không rời xa quê cha đất tổ. Rất ít trường hợp phải xa quê cho nên bàn thờ vọng chỉ là hiện tượng cá biệt tạm thời, chưa thực sự phổ biến. Sau này, bàn thờ vọng được biết đến với ý nghĩa rộng hơn: con cháu ở xa quê hương lập bàn thờ vọng để thờ cúng, tưởng nhớ ông bà tiên tổ chứ không hẳn chỉ sử dụng khi người thân mất mà chưa thể về kịp. Cũng không nên lạm dụng ý nghĩa của bàn thờ vọng. Dân tộc ta luôn coi chữ Hiếu là truyền thống tốt đẹp, không nên vì lập bàn thờ vọng rồi mà viện cớ không về quê, được thấy con cháu sum vầy, nhớ về cội nguồn vẫn là điều mong ước nhất của ông bà cha mẹ.

Như vậy, bàn thờ vọng ông bà cha mẹ chỉ được lập đối với những người phải sống xa quê. Khác với bàn thờ chính bắt buộc phải lập ở quê ở nhà con trưởng, trong trường hợp con trưởng xa hoặc qua đời thì sẽ lập ở nhà cháu trưởng. Nếu con trưởng khuyết hoặc xa quê, thì người con thứ 2 thế trưởng được lập bàn thờ chính Vào ngày giỗ, lễ tết con thứ phải có phận sự góp lễ hoặc đưa lễ đến nhà có bàn thờ chính. Đây là một phong tục rất hay và ý nghĩa, phù hợp với chữ hiếu đi đôi với chữ đệ. Đó cũng là mong muốn của ông bà, cha mẹ khi sống cũng lúc mất luôn mong muốn con cháu, anh em sinh sống hòa thuận.

Khi bắt đầu lập bàn thờ vọng thì về quê báo cáo với gia tiên tại bàn thờ chính. Sau đó, xin phép chuyển một lư hương phụ hoặc mấy nén hương đang cháy dở đến bàn thờ vọng rồi thắp tiếp. Nếu có nhà riêng, rộng rãi khang trang, thì có thể đặt bàn thờ ở 1 phòng riêng thờ cúng tôn nghiêm. Hướng về quê chính để khi gia trưởng thắp hương vái lạy thuận  hướng vái lạy về quê. Không nên đặt ở buồng ngủ, trừ trường hợp quá chật hẹp, không được đặt cạnh chỗ uế tạp, hoặc cạnh lối đi. Nếu nhà quá chật ở trong môi trường tập thể, thì đặt một lọ cắm hương đầu giường nằm của mình cũng đủ, miễn là có lòng thành kính, chẳng cần phải câu nệ hướng nào, cao thấp rộng hẹp ra sao.

4. Ngày tiên thường và ngày giỗ chính

4.1. Ngày tiên thường

Ngày tiên thường là ngày hôm trước ngày giỗ. Vào ngày tiên thường, con cháu cúng cáo giỗ để báo cho người đã khuất hôm sau về hưởng giỗ, đồng thời xin phép Thổ công cho phép hương hồn người đã khuất và vong hồn nội, ngoại cùng về hưởng giỗ. Người ta chỉ cúng cáo giỗ vào những ngày giỗ trọng còn những ngày giỗ mọn chỉ cúng ngày chính giỗ. Giỗ ông, bà, cha, mẹ, chồng, vợ được gọi là giỗ trọng.

Cúng cáo giỗ bao gồm cúng tại gia và cúng ngoài mộ. Người gia trưởng mang lễ ra mộ người được hưởng giỗ để mời vong hồn về. Nhân dịp này, con cháu thường đắp diêm, sửa sang lại mộ phần. 

Ngày tiên thường, bàn thờ được dọn dẹp lau chùi từ sáng để chuẩn bị cúng cáo giỗ vào buổi chiều. Mọi người gửi giỗ vào ngày tiên thường và sửa soạn làm giỗ ngày hôm sau. Trong ngày tiên thường cũng làm giỗ, trước cúng Gia tiên sau con cháu ăn uống với nhau. Cúng cáo giỗ phải cúng Công thần thổ địa trước, cúng Gia tiên sau.

4.2. Ngày giỗ chính

Ngày giỗ chính là ngày mất của người được giỗ. Kể từ lúc cúng cáo giỗ, bàn thờ lúc nào cũng khói hương nghi ngút.

Điều bắt buộc trong cỗ cúng giỗ là phải có bát cơm úp và một quả trứng luộc (ngày nay không nhất thiết phải có). Gia chủ có thể mời khách khứa trong làng đến dự. Những nhà hào trưởng trong làng có khi mời cả làng đến ăn giỗ. Nhà thầy giáo thì cả học trò đến ăn giỗ, nhà quan lý thì cả tổng lý tri huyện đến lễ giỗ. Khách khứa khi đi ăn giỗ đều mang trà, cam, rượu... đến lễ giỗ. Con cháu khi khách khứa đến thăm thì phải đón đồ lễ đặt lên bàn thờ trước khi khách lễ. Sau khi khách lễ xong gia chủ phải đứng để đón đáp lễ rồi mời khách ăn trầu, uống trà.

Cỗ được sắp thành từng mâm đặt ỏ chiếc cũi tầm. Một mâm cỗ thường sắp cho bốn người ăn. Chủ nhà lựa chọn những người cùng lứa tuổi, ngôi vị để mời vào một mâm. Đàn bà và đàn ông không ngồi chung. Cỗ giỗ thường mời vào buổi trưa rồi lai rai đến chiều.

Sau khi khách ra về, chủ nhà thắp thêm một tuần hương nữa rồi lễ tạ xin hoá vàng.

Tuỳ theo phong tục của từng địa phương, từng vùng, từng gia cảnh mà việc tổ chức giỗ có sự khác nhau. Nhớ đến ngày giỗ của ông bà tổ tiên là điều quan trọng, thể hiện lòng thành với vong linh tiên tổ chứ không căn cứ vào việc làm giỗ to hay nhỏ. Chỉ với chén nước, nén hương, bát cơm, quả trứng, đĩa muối mà tâm thành thì cũng giữ được đạo hiếu.

Tử vi phương đông

Tin về Phong tục tập quán

10 Dấu Hiệu Của Trí Tuệ Cảm Xúc

Phong tục tập quán - 8 tháng trước
Trí tuệ cảm xúc bắt đầu với cái được gọi là nhận thức cá nhân và xã hội, khả năng nhận biết cảm xúc và tác động của chúng.

Giải Mã Giấc Mơ: Mơ Thấy Răng Rụng Có Ý Nghĩa Gì?

Phong tục tập quán - 9 tháng trước
Giấc mơ có nhiều cách giải thích khác nhau tùy theo bối cảnh mà những đồ vật hoặc tình huống đó được mơ.

3 Quy Tắc Và 5 Mẹo Kiểm Soát Tính Bốc Đồng

Phong tục tập quán - 9 tháng trước
Khi bạn khám phá ra các chiến lược để bỏ qua các triệu chứng bốc đồng và hậu quả là mất kiểm soát cảm xúc, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhiều về m

Số Nợ Nghiệp Chướng Và Ý Nghĩa Của Chúng

Phong tục tập quán - 10 tháng trước
Khi ai đó được sinh ra, họ mang theo năng lượng số tùy thuộc vào ngày sinh và tên mà họ nhận được.

Mẹo Để Giữ Bình Tĩnh Trong Những Tình Huống Căng Thẳng Theo Cung Hoàng Đạo

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Thông qua Chiêm tinh, bạn có thể hiểu rõ hơn về đặc điểm tính cách của từng cung và thông qua chúng, hiểu rõ hơn cách bạn đối phó với căng thẳng và nh

Ý Tưởng Giúp Bạn Kiên Cường Trong Thời Kỳ Khủng Hoảng

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Nếu bạn có một mục tiêu tối cao ở phía trước, bạn sẽ không đạt được nó bằng cách chạy theo nó. Bạn phải tiến bộ dần dần, đặt ra những mục tiêu ngắn hạ

5 Cách Xây Dựng Khả Năng Phục Hồi Cảm Xúc Của Bạn

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Sự tăng trưởng và phát triển cá nhân diễn ra mạnh mẽ hơn khi mọi người bước ra khỏi vùng an toàn của họ.

6 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Đang Lãng Phí Cuộc Đời Mình

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Nếu bạn không sống đích thực, có lẽ bạn đang phải đối mặt với một số nỗi sợ hãi và trở ngại khiến bạn không thể tiến lên phía trước.

7 Đặc Điểm Của Người Tự Nhận Thức - Tích Cực

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Những người tự nhận thức có khả năng điều chỉnh cách tiếp cận và phong cách của họ cho phù hợp với các tình huống khác nhau

7 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Đang Yêu Nhầm Người

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Bài viết này có vẻ hơi buồn, nhưng nó sẽ làm sáng tỏ những điều mà mọi người chỉ khám phá ra khi họ trải qua những tình huống khó khăn trong tình yêu.