Giỗ có thể làm to hoặc làm nhỏ, tùy theo gia cảnh, tùy theo con cháu đông hay vắng và nhiều khi lại tùy theo sự liên lạc giữa người sống và người chết.
Giỗ là một buổi lễ, nghi thức theo phong tục tập quán nhằm tưởng nhớ đến những người đã qua đời.
Người Việt Nam rất trọng lễ, và trọng lễ thì ân nghĩa giữ phần quan trọng.
Tổ tiên sinh ra ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra mình. Người con hiếu thảo biết ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ, và đã hiếu với cha mẹ phải hiếu với ông bà tổ tiên tức là nguồn gốc của mình.
Lúc ông bà cha mẹ còn sống, con cháu phải phụng dưỡng, phải tuân theo những lời dạy bảo của người lớn, phải lựa ý chiều chuộng, phải ăn ở sao để cho các Người được hài lòng.
Khi các Người trăm tuổi, ngoài việc lo ma chay chôn cất, con cháu phải thờ cúng các Người, cũng như thờ cúng tổ tiên về trước.
Thờ cúng tổ tiên là lập bàn thờ tại nhà và cúng bái trong những ngày sóc vọng giỗ Tết.
Trong quan niệm dân gian Việt Nam, qua việc thư cúng tổ tiên, giới vô hình và giới hữu hình luôn luôn như có một sự liên lạc mật thiết. Nghi lễ thờ cúng chính là môi trường gặp gỡ của thế giới hữu hình và vũ trụ thần linh. .
Đối với người Việt Nam cổ, chết chưa phải là hết, thể xác tuy chết đi nhưng linh hồn vẫn còn và vẫn hằng lui tới gia đình. Thể xác tiêu tan nhưng linh hồn bất diệt.
Cha ông ta luôn tin rằng trần sao âm vậy, người sống cần gì, sống làm sao thì người chết cũng như vậy và cũng có một cuộc "SỐNG" ở cõi âm như cuộc của người trên dương thế, nói khác đi, người chết cũng cần ăn, uống, tiêu pha, nhà ở như người sống.
Chính vi tin như vậy, việc cúng lễ là cần thiết.
Tục lại còn tin rằng vong hồn người khuất thường luôn ngự trên bàn thờ để gần gũi con cháu, theo dõi con cháu trong công việc hàng ngày và giúp đỡ con cháu trong từng trường hợp cần thiết.
Sự tin tưởng vào vong linh ông bà cha mẹ ngự trên giường thờ, có ảnh hưởng nhiều đến hành động của người sống. Nhiều người vì sợ vong hồn cha mẹ buồn đã tránh những hành vi xấu xa, và đôi khi định làm một công việc gì cũng suy lính kỹ lưỡng, xem công việc lúc sinh thời cha mẹ có chấp nhận hay không. Người ta sợ làm cho vong hồn cha mẹ phải tủi hổ qua hành động của mình và mang tội bất hiếu.
Giỗ là một buổi lễ, nghi thức theo phong tục tập quán nhằm tưởng nhớ đến những người đã qua đời. Ý nghĩa của giỗ là để nhắc nhở con cháu về những người đã đi trước; gắn kết tình cảm của các thành viên trong cùng một gia đình, dòng họ, đôi khi trong cùng nghề.
Tra cứu lịch vạn niên tại Thienmenh.NET
Ngày giỗ chính là ngày kỷ niệm người chết đã qua đời, còn thường được gọi là kỵ nhật.
Người chết sau khi được an táng theo phong tục lễ nghi, nằm yên dưới mộ, con cháu cũng phải dẹp sầu, dẹp nhớ thương để trở lại cuộc sống hàng ngày, nhưng hàng năm khi đến ngày người chết qua đời, con cháu dù bận rộn cũng phải nhớ để làm giỗ, nói làm giỗ chứ không nói cúng giỗ, vì chỉ những người theo các tôn giáo, có chấp nhận sự thờ cúng tổ tiên mới cúng, còn những người thân đã chết, chỉ làm giỗ mà không cúng.
Trong ngày giỗ người ta làm cỗ bàn mời thân bằng quyến thuộc. Ở nhà quê, ngày giỗ là một dịp để gia chủ được mời lại những người đã từng mời mình đi ăn uống. Người ta gọi là trả nợ miệng.
Giỗ có thể làm to hoặc làm nhỏ, tùy theo gia cảnh, tùy theo con cháu đông hay vắng và nhiều khi lại tùy theo sự liên lạc giữa người sống và người chết. Giỗ cha mẹ, giỗ ông bà thường làm to, giỗ anh em, chú bác cùng các vị cao tằng tổ khảo, tỷ, thường chủ cơm canh cúng đơn sơ để khỏi bỏ giỗ.
Trong những giỗ này người ta gọi là giỗ mọn, không có mời bạn bè thân thuộc, chỉ trong nhà cúng ổi ăn với nhau.
Tóm lại giỗ là ngày kỷ niệm người chết qua đời có cỗ bàn cúng kiến tùy gia đình.
Trong ngày giỗ có phân biệt giỗ đầu, giỗ hết với những ngày kỵ nhật khác, gọi là cát ky.
Cúng giỗ là một buổi lễ kỷ niệm ngày người mất qua đời quan trọng của người Việt, được tính theo Âm lịch. Ngày này là ngày để thể hiện tấm lòng thủy chung, thương xót của người đang sống với người đã khuất, thể hiện đạo hiếu đối với Tổ tiên. Nhà giàu thì tổ chức làm giỗ linh đình, mời người thân trong dòng họ, bạn bè gần xa, anh em bằng hữu về dự giỗ. Nhà nghèo thì chỉ cần lưng cơm, đĩa muối, quả trứng, ba nén nhang, một đôi nến và vài món ăn giản dị cúng người mất cũng đã có lòng Thành kính đối với người đã mất. Lòng thủy chung, thương xót người đã khuất chỉ phụ thuộc vào việc con cháu phải nhớ ngày người mất để làm giỗ, không liên quan đến việc làm giỗ lớn hay nhỏ.
Thân bằng, cố hữu của những người quá cố nếu thấy lưu luyến thì đến dự giỗ theo ngày đã định sẵn từ trước, không cần phải đợi đến thiệp mời như tiệc cưới, lễ mừng, không nên có chuyện hữu thỉnh hữu lai, vô thỉnh bất đáo, nghĩa là có mời thì đến, không mời không đến.
Ngày giỗ đầu tức là ngày kỷ niệm đầu tiên của người chết, đúng một năm sau ngày mất.
Ngày nay còn gọi là ngày Tiểu Tường. Con cháu còn mang tang, sự đau đớn như còn ở trong tâm khảm người sống, và con cái còn đang thương cha mẹ, vợ đang thương chồng, cha mẹ đang thương con ... Xem ngày tốt xấu tháng này
Đúng vậy, một năm tuy thời gian có dài, nhưng chưa đủ hàn gắn vết thương đau, chưa đủ xóa bỏ mọi kỷ niệm giữa người sống và người chết, chưa đủ làm khuây khỏa được nỗi buồn mất đi một người thân.
Trong ngày tiểu tường, khi cúng tế người chết, người sống vận tang phục như ngày đưa ma, nhất là con cháu, để chứng tỏ với vong hồn người khuất nỗi nhớ thương chưa nguôi. Và con cháu, khi tế lễ cũng lại khóc như ngày đưa ma.
Ở những nhà khá giả, trong ngày tiểu tường có mời phường kèn để thổi kèn thờ từ bữa tiên thường cho đến hết ngày giỗ.
Những quần áo xô gai mũ gậy trong đám tang, con cháu lại đem mặc trong ngày tiểu tường phải áo xô mũ chuối và dùng gậy để lễ và đáp lễ khách khứa tới ăn giỗ lễ trước bàn thờ cha mẹ mình.
Đối với người xưa, sắc phục chứng tỏ lòng hiếu của con cái đối với cha mẹ.
Ngày tiểu tường, các gia đình khá giả thường cúng rất lớn để mời khách khứa họ hàng làng nước.
Cũng trong dịp tiểu tường này, người sống thường sắm đủ mọi đồ dùng để tốt cho người chết: quần áo, giường màn, bát đĩa, gà vịt. Có khi cả xe cộ thuyền bè. Tóm lại, tất cả những đồ dùng nhật dụng con người cần tới. Dương sao, âm vậy, ở cõi trần đã có thì cõi âm cũng phải có.
Trong lễ đốt mã này, còn có hình nhân. Người ta tin rằng hình nhân bằng giấy đốt xuống cõi âm theo pháp luật của một pháp sư sẽ hóa thành người hầu hạ người khuất.
Có nhiều con cháu, biết tính các ông bà quá cố, thường đốt những nữ hình nhân để lấy người hầu hạ và đấm bóp cho các cụ.
Đã có nhiều bà vợ hay ghen lúc sống, lại ghen cả với chồng lúc chết, nhất định không chịu đốt mã nữ hình nhân..
Tục lễ đốt hình nhân này có nguồn gốc rất cổ xưa.
Nguyên trước về thời đại phong kiến, khi một người đàn ông chết thì vợ cả. vợ lẽ đều tự sát ngay ở mộ. Những con hầu đầy tớ, chính là những nô lệ, cũng đều bị giết để chôn theo.
Về sau bản tính tự vệ của con người đã khiến người ta nghĩ tới cách lấy hình nhân thế mạng.
Sự tin tưởng của con cháu ở nơi linh hồn ông cha bất diệt khiến người ta nghĩ đến việc đốt mã để trang bị cho người chết mọi thứ cần dùng cho cuộc "sống" hàng ngày ở cõi âm.
Với nếp sống văn minh ngày nay, có người cho rằng đốt mã là vô lý nhưng không muốn trái ý những người thân nên vẫn có đốt mã trong ngày giỗ với quan niệm rằng dù đó là một điều sai cũng không hề gì, còn nếu đúng thực, bỏ đi e mang tội.
Sau khi lễ Tạ và hóa vàng xong, gia chủ bầy cỗ bàn mời họ hàng, khách khứa ăn giỗ. Khách đến ăn giỗ ăn mặc trang nghiêm, vẫn còn một sự bi ai, sầu thảm như ngày để tang năm trước.
Sau lễ này, người ta sẽ sửa sang lại mộ cho người quá cố, thi hài vẫn nằm dưới huyệt hung táng.
Ngày Đại Tường hay giỗ hết tức là ngày giỗ năm thứ hai sau khi người chết đã qua đời.
Trong ngày đại tường con cháu vẫn ăn vận tang phục xô gai để cúng giỗ và để đáp lễ khách khứa tới lễ giỗ và lần vận xô gai này là lần cuối cùng.
Lễ đại tường cũng được cử hành long trọng, và trong những gia đình khá giả thường có cuộc tế vong.
Lúc tế lễ con cháu vẫn khóc, tuy nỗi đau đớn qua thời gian hai năm đã dịu bớt nhiều. Ngày giỗ khiến con cháu nhớ lại lúc lâm chung của người khuất và nhắc lại biết bao kỷ niệm giữa người mất người còn. Người không còn nữa, nhưng kỷ niệm kia còn bền vững với thời gian có bao giờ phải mở cho được. Người xưa bảo ngày giỗ là chung thân chi tang chính cũng vậy.
Trong ngày giỗ hết, bà con thân thuộc thường nhắc tới người khuất rất nhiều và câu hay được nhắc tới là câu sau đây:
Chóng thật! Mới ngày nào! Sống thì lâu chứ chết chẳng mấy chốc đã ra người tiên cổ.
Ý nghĩa câu nói ở đây rất sâu xa! Với ngày lễ đại tường, con cái sắp sửa bỏ hết tang phục.
Ngày xưa, vợ để tang chồng, suốt trong thời gian để tang không được dự một cuộc vui nào, không được tới những nơi đình đền cúng lễ, không được tắm gội và cả răng cũng không được xỉa.
Sau ngày lễ đại tường, người ta sẽ chọn một ngày tốt, nhất là ngày trực trừ, nghĩa là ngày người ta muốn phế bỏ cái gì cũng tốt cả, để làm lễ trừ phục, tức là lễ bỏ tang: người ta đem đốt hết những quần áo tang, gậy chống, mũ rơm, khăn xô, áo xô...
Lễ trừ phục xong, người vợ mới được sống cuộc đời bình thường trở tại, nghĩa là được dự những cuộc vui đi lễ bái, tắm gội... Xưa khác nay ở chỗ đó. Nay một thiếu phụ có tang chồng đâu có chịu những sự kìm hãm khắc khổ đó.
Trong ngày giỗ hết, người ta cũng lại đốt mã cho người khuất và mã đốt năm này lại nhiều hơn năm trước. Tục tin rằng mã đốt năm trước là mã biếu: người chết nhận được đồ dùng của con cháu đốt trong ngày Tiểu Tường phải đem biếu các ác thần để tránh những sự quấy nhiễu, cũng giống như ở trên trần gian phải đút lót bọn tham quan ô lại để sống yên ổn.
Trước khi đốt mã, thường có cúng lễ ở ngay tại mộ người khuất, và vàng mã cũng đem đốt ở ngay trước mộ. Những gia đình khá giả có làm chay ngay tại mộ, mời tăng ni tới cúng và tụng kinh niệm phật trước khi đốt mã.
Cỗ bàn trong ngày giỗ hết cũng rất linh đình. Ngoài điều con cháu muốn trả nợ miệng, con cháu còn nghĩ rằng từ trước tới ngày này hương hồn người khuất còn luôn luôn phảng phất trong nhà, nhưng rồi đây, sau lễ trừ phục, người khuất sẽ thưa về thăm con cháu, bởi vậy con cháu muốn dâng ông cha một lễ tiệc thật là thịnh soạn trước lễ trừ phục.
Khách khứa trong lễ đại tường cũng được mời rất đông. Con cháu muốn mọi người chứng kiến lòng thành của mình qua những cuộc cúng tế và qua cỗ bàn, tượng trưng cho lòng thành của người sống đối với người đã khuất.
Ngày đại tường hết, những ngày giỗ năm sau chỉ là những ngày giỗ thường hay kỵ nhật, và việc cúng lễ sẽ cử hành như những người đã qua đời trước. Bởi vậy ngày giỗ hết là ngày giỗ quan trọng nhất trong tất cả những ngày giỗ đối với người qua đời.
Kể từ năm thứ ba trở đi, ngày giỗ là ngày giỗ thường còn gọi là cát ky.
Tại sao gọi là Cát Kỵ? Cát kỵ là ngày giỗ lành. Qua hai năm với tiểu tường và đại tường, người chết còn nằm dưới huyệt hung táng, nghĩa là táng lúc đầu tiên. Sau ngày đại tường con cháu làm lễ cát táng tức là lễ bốc mộ, nhặt hài cốt của người chết sang vào tiểu nhỏ để táng ở một nơi khác. Việc táng này gọi là cát táng. Tiểu bằng sành, hình giống chiếc áo quan nhỏ đủ để hài cốt người chết.
Những ngày giỗ sau lễ cát táng gọi là cát kỵ. Sở dĩ gọi là cát kỵ, ngoài ý nghĩa trên, còn vì lý do ngày giỗ là ngày con cháu tụ họp để cúng lễ người khuất, sự tụ họp của con cháu chính là một điều tốt đẹp. Ngoài ra, trong thời gian hung táng, con cháu còn lo sợ vong hồn người khuất bị trùng quỷ xuất nhiễu, trong nhà lục dục.
Khi đã cải táng, không còn trùng quỷ nào có quyền hành tới người chết nữa. Ngày giỗ để kỷ niệm người chết qua đời thực đáng gọi là một ngày giỗ tết đẹp. Và lại (trong những ngày cát kỵ không còn tiếng khóc, tiếng kèn như trong những ngày giỗ đầu và giỗ hết.
Trong lễ giỗ này, con cháu chỉ mặc đồ thường phục, không khóc như ngày đưa ma nữa, không còn cảnh bi ai, sầu thảm, là dịp để con cháu người quá cố sum họp để tưởng nhớ người đã khuất và diện mời khách không còn rộng rãi như hai lễ Tiểu Tường và Đại Tường.
Ngày giỗ thường được duy trì đến hết năm đời. Đến sau năm đời, vong linh người quá cố được siêu thoát, đầu thai hóa kiếp trở lại nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa mà nạp chung vào kỳ xuân tế. Nhưng quan trọng hơn là con cháu còn nhớ đến tổ tiên và người đã khuất, thể hiện lòng thành kính. Cúng giỗ không nhất thiết phải quá đắt đỏ, linh đình hay quá cầu kỳ, nhà nghèo chỉ cần có đĩa muối, bát cơm úp, quả trứng luộc thì cũng đã giữ được đạo hiếu với tổ tiên.