Năm Nhuận Và Những Điều Bí Ẩn

Phong tục tập quán

Theo như dương lịch chúng ta đang sử dụng hiện nay, năm nhuận là năm có dư ra một ngày và ngày đó là ngày 29/2.

1. Năm nhuận là gì và tại sao có năm nhuận?

1.1. Năm nhuận là gì?

Đa phần các nước trên thế giới sử dụng lịch dương, tuy nhiên vẫn có một số nước sử dụng lịch âm hoặc song song cả 2 loại lịch. Dù là lịch nào đi chăng nữa thì vẫn phải có năm nhuận nhằm đảm bảo sự lặp lại chính xác và trùng khớp của thời tiết và mùa vụ.

Vì trái đất xoay tròn và cũng xoay quanh mặt trời, còn mặt trăng thì xoay quanh trái đất, nên những hiện tượng như ngày đêm, trăng tròn khuyết và bốn mùa đều tùy thuộc vào vị trí của mặt trời và mặt trăng đối với trái đất. Có ba hiện tượng thiên văn dùng để tính thời gian.

- Một ngày là thời gian trái đất xoay hết một vòng.

- Một tháng theo âm lịch là thời gian từ ngày không có trăng tới ngày không có trăng kế tiếp, thường là khoảng 29 ngày.

- Một năm là thời gian trái đất quay hết một vòng chung quanh mặt trời.

Vì thời gian của những hiện tượng thiên văn này không hoàn toàn ăn khớp với nhau nên các nền văn minh trên thế giới đặt ra nhiều loại lịch, nhưng không có cái nào hoàn hảo cả.

Theo như dương lịch chúng ta đang sử dụng hiện nay, năm nhuận là năm có dư ra một ngày và ngày đó là ngày 29/2. Tháng 2 của những năm không nhuận chỉ có 28 ngày.

Đối với âm lịch năm nhuận là năm có dư ra 1 tháng và tháng đó không cố định, được điều chỉnh sao cho phù hợp qua các năm.

1.2. Tại sao lại có năm nhuận?

Năm nhuận chỉ là một thủ pháp của các nhà làm lịch nhằm làm cho năm âm lịch và dương lịch không sai lệch nhau nhiều, không có hàm ý gì về thời tiết, khí hậu.

Dương lịch là lịch được tính theo chu kỳ quay của trái đất quanh mặt trời. Theo dương lịch, một năm chính là một chu kỳ quay quanh mặt trời của trái và có 365 ngày. Trên thực tế để hoàn thành chu kỳ đó, trái đất cần phải mất 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây. Phần dư ra được cộng dồn cứ 4 năm 1 lần trở thành một ngày và được thêm vào lịch tháng 2 (ngày 29 tháng 2).

Còn theo như lịch Trung Quốc hay âm lịch thì chu kỳ quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất là khoảng 29,53 ngày nên một năm âm lịch chỉ có khoảng 354 ngày (làm tròn) vì vậy sau một vài năm âm lịch thì người ta phải bổ sung một tháng gọi là “tháng nhuận” để đảm bảo năm âm lịch tương đối phù hợp với chu kỳ của thời tiết, là yếu tố phụ thuộc vào chu kỳ quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Năm nhuận trong âm lịch sẽ có 1 tháng được lặp lại. 

2. Cách xác định năm nhuận

Năm 46 TCN, Julius Caesar đưa ra một loại lịch mang tên ông – lịch Julius (Julian Calendar) – được cải biên từ lịch La Mã sử dụng ngay trước đó. Lịch La Mã cũng lấy 12 chu kỳ tuần Trăng để làm một năm, và như vậy mỗi năm có 355 ngày. Vì 355 ngày là nhỏ hơn chu kỳ biểu kiến của Mặt trời nên cứ khoảng 2 hoặc 3 năm, lại có một năm được chèn thêm một tháng nhuận có độ dài 22 hoặc 23 vào giữa tháng hai và tháng ba, khiến cho những năm như vậy có độ dài 377 hoặc 378 ngày.

Tuy nhiên, để giữ ổn định chu kỳ năm, Julius Caesar đã cho sử dụng loại lịch mà theo đó mỗi năm đều có 365 ngày và cứ 4 năm thì có một năm nhuận 366 ngày, đáp ứng độ dài trung bình là 365,25 ngày cho mỗi chu kỳ biểu kiến của Mặt trời. 

Vì lịch Julius dần dần đi lệch với hiện tượng thiên nhiên nên việc tính ngày Lễ Phục Sinh cũng bị sai lệch. Do đó vào năm 1582 Đức Giáo Hoàng Gregory XIII quyết định sửa đổi lại lịch julius cho hợp với thiên nhiên. Đồng thời quy tắc tính năm nhuận được xác lập lại, theo đó năm nhuận là những năm đảm bảo hai yếu tố là Số năm chia hết cho 4; những năm tròn thế kỷ buộc phải chia hết cho 400.

2.1. Năm nhuận âm lịch

Âm lịch của Việt Nam thật sự là loại âm dương lịch (lunisolar calendar) chứ không phải thuần túy âm lịch vì tháng là tính theo mặt trăng nhưng lại có những tháng nhuận để bắt kịp sự tuần hoàn của trái đất quanh mặt trời.

Theo âm lịch 3 năm sẽ có 1 năm nhuận và 19 năm sẽ có 2 năm nhuận chỉ cách nhau 2 năm. Do đó người ta quy ước thứ tự năm nhuận trong chu kỳ 19 năm là các năm thứ 3, 6, 9, 11, 14, 17, 19.

Tháng âm lịch bắt đầu vào một ngày không có trăng. Ngày đó mặt trời, mặt trăng và trái đất nằm cùng trên một đường thẳng và mặt trăng thì ở giữa mặt trời và trái đất.

Theo Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn trong cuốn sách “Lịch và Lịch Việt Nam” (xuất bản năm 1982 trên Tập San Khoa Học Xã Hội) thì điểm đó gọi là điểm sóc. Thời gian từ một điểm sóc tới điểm sóc kế tiếp là khoảng 29.53 ngày. Như vậy 12 tháng âm lịch chỉ có 354.36 ngày, so với một năm dương lịch thì thiếu trên 10 ngày. Muốn cho không bị thiếu hụt thì âm lịch phải có tháng nhuận chứ không phải ngày nhuận.

Để tính năm nhuận trong âm lịch chúng ta cũng dựa vào quy ước này để tính bằng cách lấy năm dương lịch tương ứng chia cho 19. Nếu chia hết hoặc số dư là các số 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm đó là năm nhuận.

Tháng nhuận của âm lịch không lặp đi lặp lại như ngày nhuận của dương lịch và được các nhà làm lịch tính toán một cách phù hợp.

Về quy luật của âm lịch Việt Nam, ông Hồ Ngọc Đức có giải thích trường hợp âm lịch của Trung Quốc và của Việt Nam có khi khác nhau một ngày: “Khi tính ngày Sóc và ngày chứa Trung khí bạn cần lưu ý xem xét chính xác múi giờ. Đây là lý do tại sao có một vài điểm khác nhau giữa lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc.” Vì trên thực tế, giờ Hà Nội của chúng ta lấy theo múi giờ (GMT+7, kinh tuyến 105 độ Đông) còn giờ Bắc Kinh lấy theo múi giờ (GMT+8, kinh tuyến 120 độ Đông).

Các bạn có thể tham khảo thêm tháng nhuận của các năm sắp tới trong âm lịch:

- Năm 2020 nhuận tháng 4

- Năm 2023 nhuận tháng 2

- Năm 2025 nhuận tháng 6

- Năm 2028 nhuận tháng 5

- Năm 2031 nhuận tháng 3

2.2. Năm nhuận dương lịch

Được tính theo chu kỳ quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Được bổ sung 1 ngày vào tháng 2 tức dư ra một ngày (29/2). 

Cách tính năm nhuận của dương lịch: Năm nào mà đúng vào các tiêu chuẩn sau đây là năm nhuận:

- Năm nào chia chẵn cho 4.

- Với các năm có tận cùng là 2 chữ số 0, nếu chia hết cho 400 thì đó là năm nhuận. Ngược lại không phải năm nhuận. Ví dụ: năm 1600, 2000,… là năm nhuận, năm 1700, 1900 không phải là năm nhuận.

Lịch tính theo cách này được gọi là lịch Gregory và chính là Dương lịch được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới ngày nay. Nếu muốn phân biệt với lịch Việt Nam (âm lịch) thì gọi là dương lịch.

Xem ngày tốt tháng này tại Thienmenh.net

Tử vi phương đông

Tin về Phong tục tập quán

10 Dấu Hiệu Của Trí Tuệ Cảm Xúc

Phong tục tập quán - 8 tháng trước
Trí tuệ cảm xúc bắt đầu với cái được gọi là nhận thức cá nhân và xã hội, khả năng nhận biết cảm xúc và tác động của chúng.

Giải Mã Giấc Mơ: Mơ Thấy Răng Rụng Có Ý Nghĩa Gì?

Phong tục tập quán - 9 tháng trước
Giấc mơ có nhiều cách giải thích khác nhau tùy theo bối cảnh mà những đồ vật hoặc tình huống đó được mơ.

3 Quy Tắc Và 5 Mẹo Kiểm Soát Tính Bốc Đồng

Phong tục tập quán - 9 tháng trước
Khi bạn khám phá ra các chiến lược để bỏ qua các triệu chứng bốc đồng và hậu quả là mất kiểm soát cảm xúc, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhiều về m

Số Nợ Nghiệp Chướng Và Ý Nghĩa Của Chúng

Phong tục tập quán - 10 tháng trước
Khi ai đó được sinh ra, họ mang theo năng lượng số tùy thuộc vào ngày sinh và tên mà họ nhận được.

Mẹo Để Giữ Bình Tĩnh Trong Những Tình Huống Căng Thẳng Theo Cung Hoàng Đạo

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Thông qua Chiêm tinh, bạn có thể hiểu rõ hơn về đặc điểm tính cách của từng cung và thông qua chúng, hiểu rõ hơn cách bạn đối phó với căng thẳng và nh

Ý Tưởng Giúp Bạn Kiên Cường Trong Thời Kỳ Khủng Hoảng

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Nếu bạn có một mục tiêu tối cao ở phía trước, bạn sẽ không đạt được nó bằng cách chạy theo nó. Bạn phải tiến bộ dần dần, đặt ra những mục tiêu ngắn hạ

5 Cách Xây Dựng Khả Năng Phục Hồi Cảm Xúc Của Bạn

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Sự tăng trưởng và phát triển cá nhân diễn ra mạnh mẽ hơn khi mọi người bước ra khỏi vùng an toàn của họ.

6 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Đang Lãng Phí Cuộc Đời Mình

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Nếu bạn không sống đích thực, có lẽ bạn đang phải đối mặt với một số nỗi sợ hãi và trở ngại khiến bạn không thể tiến lên phía trước.

7 Đặc Điểm Của Người Tự Nhận Thức - Tích Cực

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Những người tự nhận thức có khả năng điều chỉnh cách tiếp cận và phong cách của họ cho phù hợp với các tình huống khác nhau

7 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Đang Yêu Nhầm Người

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Bài viết này có vẻ hơi buồn, nhưng nó sẽ làm sáng tỏ những điều mà mọi người chỉ khám phá ra khi họ trải qua những tình huống khó khăn trong tình yêu.