Vu Lan Báo Hiếu: Đại Lễ Của Những Người Con

Phong tục tập quán

Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, Vu Lan chính là báo hiếu, và không chỉ đối với cha mẹ kiếp này mà còn là đối với cha mẹ nhiều kiếp trước nữa.

1. Lễ vu lan là gì?

Theo Wikipedia, Vu lan (chữ Hán: 盂蘭), còn được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông) và phong tục Trung Hoa.

Đã là người Việt Nam thì chắc chắn ai cũng biết đến ngày Lễ Vu Lan, và cũng từng ít nhất một lần đến chùa tham dự ngày đại lễ này. Hằng năm, tất cả các chùa dù là lớn hay nhỏ đều sẽ tổ chức Lễ Vu Lan, bởi đối với các tăng ni thì đây chính là một lễ lớn.

Đại Lễ Vu Lan sẽ được diễn ra vào ngày Rằm tháng Bảy Âm Lịch hằng năm. Đây là cơ hội để các Phật tử về dâng hương, trước là cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền luôn luôn được bình an, khỏe mạnh, kế nữa là các vị cha mẹ bảy đời quá khứ được thoát khỏi khổ ải nơi địa ngục, sớm về cõi Trời an lạc.

Không chỉ ở Việt Nam của chúng ta, mà tất cả các chùa ở khắp nơi trên thế giới đều tổ chức ngày đại lễ này.

Cho nên khi nhắc tới ngày Lễ Vu Lan thì mọi người sẽ ngay lập tức nghĩ ngay đó chính là ngày Lễ Báo Hiếu Cha Mẹ.

2. Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan báo hiếu

Từ rất xa xưa, Kinh Vu Lan Bồn của Phật Giáo đã ghi chép rằng:

Nguồn gốc của danh từ Vu lan là phiên âm chữ phạn Ullambana, dịch theo ngôn ngữ của người Trung Hoa là Giải Đảo Huyền, có nghĩa cứu khỏi tội treo ngược.

Vậy Lễ Vu Lan có nghĩa là không ngừng báo đáp, ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ hiện tiền và cầu nguyện cho cha mẹ bảy đời (cửu huyền thất tổ) sớm thoát khỏi cảnh tội đồ nơi địa ngục.

Lễ Vu Lan không đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà đã trở thành “lễ hội văn hóa tình người”. Pháp hội Vu Lan còn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” với tiên tổ.

Ngày lễ Vu Lan là một trong hai lễ lớn nhất của Phật giáo, nhằm báo hiếu công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Lễ Vu Lan không chỉ là ngày lễ của các Phật tử mà đã trở thành một lễ hội văn hóa tinh thần chung của xã hội, mang đến thông điệp về lòng biết ơn và đền ơn như một biểu hiện và cư xử văn hóa đáng được con người lưu tâm, thực hiện.

Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, Trưởng ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Đại lễ Vu Lan kêu gọi ý thức xã hội về tinh thần đền ơn đáp nghĩa của Đức Phật, khuyến khích con người tri ân, đền ơn bốn nguồn ân đức, đó là tri ân và đền ơn cha mẹ sinh thành; thầy cô giáo những người dạy dỗ, truyền đạt tri thức cho con người; tri ân các bậc tiền bối đã dựng xây đất nước, các Anh hùng Liệt sỹ đã hy sinh mang lại độc lập, chủ quyền thiêng liêng cho toàn đất nước và cuối cùng là tri ân chính đồng loại con người.

Trong thời đại ngày nay, tinh thần đạo hiếu cần được đề cao, biểu dương mạnh mẽ hơn để truyền thống đó luôn được bồi đắp, ngày càng trở thành sức mạnh văn hóa của dân tộc hôm nay và mãi mãi về sau.

Vu Lan Báo Hiếu: Đại Lễ Của Những Người Con

3. Nguồn gốc lễ vu lan

Lễ Vu Lan báo hiếu bắt nguồn từ sự tích Đức Mục Kiền Liên cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ nơi địa ngục.

Mẹ của Mục Kiền Liên là bà Thanh Đề theo đạo Bà La Môn, bà là người sống rất xa hoa, tham lam, độc ác, không tin Tam Bảo. Mỗi ngày bà thường nấu rất nhiều thức ăn, và làm vương vãi khắp nơi trên mặt đất.

Còn cậu bé Mục Kiền Liên, con trai của bà thì tính tình lại trái ngược hoàn toàn với mẹ của mình. Cậu bé luôn nhặt lại những hạt cơm bà làm rơi xuống, rửa sạch rồi ăn chúng.

Cho nên, tất cả những người quen biết đều yêu mến và khen ngợi Mục Kiền Liên là một cậu bé ngoan, hiếu thảo. Và xem Mục Kiền Liên như là một tấm gương để giáo dục con em của mình.

Sau khi bà Thanh Đề qua đời, Mục Kiền Liên đã xuất gia theo học Phật, và trở thành đệ tử của Đức Phật. Có được phép thuật, Mục Kiền Liên liền dùng tuệ nhãn tìm mẹ khắp nơi trong trời đất, cuối cùng tìm thấy mẹ nơi đại địa ngục.

Trông thấy mẹ tóc tai dơ bẩn, chỉ còn da bọc xương, đói khát, úp mặt xuống đất, không thể ngưỡng nổi đầu lên. Mục Kiền Liên đau xót khôn nguôi, ôm bà bật khóc rồi dâng cho mẹ một bát cơm ăn đỡ đói.

Nhưng bà Thanh Đề vẫn còn quá sân tham, nên khi cơm đưa đến miệng thì cơm hóa thành lửa đỏ, không thể ăn được. Bất lực không thể cứu được mẹ nên Mục Kiền Liên quay về tìm sự giúp đỡ của Đức Thế Tôn.

Đức Phật nói: Ngày 15/7 âm lịch là ngày tốt tức là ngày Tự Tứ của chư Tăng, con hãy mời tất cả các nhà sư lại và sắm sửa làm lễ cúng dường Tam Bảo để lấy phước cứu mẹ con.

Mục Kiền Liên làm theo lời Phật dạy, mẹ của người thoát khỏi kiếp đọa đày, và được sanh về cõi lành. Từ đó, ngày rằm tháng bảy âm lịch hằng năm trở thành ngày tri ân, báo hiếu trong Phật giáo.

Nên Vu Lan là ngày lễ tưởng nhớ công ơn của cha mẹ cùng tổ tiên nhiều đời nhiều kiếp của mỗi người chúng ta.

Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, Vu Lan chính là báo hiếu, và không chỉ đối với cha mẹ kiếp này mà còn là đối với cha mẹ nhiều kiếp trước nữa.

Ngoài ra, Lễ Vu Lan còn giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về văn hóa của Phật Giáo, đó là “Từ, bi, hỷ, xả”, “Phổ độ chúng sanh”…

Vu Lan Báo Hiếu: Đại Lễ Của Những Người Con

4. Phong tục Lễ Vu Lan tại một số nước trên thế giới

Không chỉ ở Việt Nam, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đón lễ Vu Lan theo những phong tục khác nhau.

4.1. Nhật Bản

Có thể nói, lễ hội Obon được coi như lễ Vu Lan của người Nhật Bản. Obon là lễ hội được mong chờ nhất trong mùa thu của người Nhật Bản. Lễ hội này mang ý nghĩa chào đón sự ghé thăm của những linh hồn tổ tiên đã khuất, thể hiện lòng biết ơn và cầu an cho các linh hồn.

Ngày nay, lễ hội này cũng trở thành dịp để sum họp gia đình và thể hiện tình yêu thương đối với những người còn sống.

Trước ngày tổ chức lễ hội, tức khoảng ngày 13 tháng 7 âm lịch, người dân sẽ treo những chiếc lồng đèn trước cửa nhà và cả những con đường dẫn vào nhà để chào đón và dẫn lối cho các linh hồn đã khuất về thăm nhà cũ.

Cùng ngày, người dân Nhật Bản sẽ thực hiện các hoạt động giống như tục Tảo Mộ của người Việt Nam cũng như chuẩn bị mâm cỗ cúng gồm các loại bánh đặc trưng cùng trái cây được trình bày đẹp mắt.

Kết thúc lễ hội Obon, người Nhật Bản sẽ thả vô số những đèn hoa đăng trên mặt nước, còn gọi là nghi thức Togo Nagashi. Đây được thay cho lời chào tạm biệt để các linh hồn tổ tiên có thể trở về thế giới riêng của họ sau chuyến viếng thăm con cháu.

4.2. Trung Quốc

Thường thì người Phật tử ở Trung Hoa tổ chức lễ Vu lan từ ngày 15/7 cho đến ngày 30/7 âm lịch. Trong ngày lễ Vu Lan, người dân Trung Quốc thường sắm sửa mâm cỗ thịnh soạn để dâng lên tổ tiên ba lần mỗi ngày, buổi lễ chính vào lúc hoàng hôn. Bên cạnh đó, họ cũng đi thăm viếng mộ phần của người đã khuất cũng như quét dọn, sửa sang lăng mộ.

Xem thêm ngày tốt 2020 tại ThienMenh

Trong ngày lễ Vu lan, các vị chư Tăng thường tổ chức các buổi lễ cầu nguyện cho người đã khuất được ấm no, an lành. Phật tử ở Trung Hoa thường tới những ngôi chùa lớn để thắp hương, cầu nguyện, phát gạo cho người nghèo, đốt giấy tiền, vàng mã cho những người đã khuất. Bữa ăn được chuẩn bị chu đáo (thường là ăn chay) sẽ được phục vụ với các ghế trống cho mỗi người quá cố trong gia đình và đối xử với những người đã chết như thể họ vẫn đang còn sống.

Đài Loan

Vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, người Đài Loan luôn giữ truyền thống lâu đời đó là thả đèn hoa đăng để soi sáng những linh hồn người đã khuất. Người Đài Loan quan niệm rằng, đèn trôi càng xa, gia chủ càng gặp nhiều tài lộc.

Theo truyền thống, mỗi hộ gia đình sẽ chuẩn bị lễ vật để cúng cho những hồn ma đói tại một ngôi miếu hoặc trên một bàn thờ tạm phía trước nhà. Ngoài ra, họ cũng mời các nhà sư để cầu nguyện cho người thân đã qua đời được bình an, siêu thoát.

Cũng vào dịp này, người Đài Loan thường tổ chức những lễ hội rước ma với quy mô lớn ở nhiều nơi trên cả nước.

4.3. Hàn Quốc

Với người Hàn Quốc, dịp lễ Vu Lan báo hiếu - diễn ra vào Rằm tháng 7 là dịp để mọi người thể hiện tấm lòng tri ân, báo ân, cùng cầu nguyện cho cha mẹ hiện tại có thêm phúc thọ, cha mẹ, ông bà quá cố được siêu thoát.

Trong ngày này, người Hàn Quốc thường tự tay chuẩn bị những tấm thiệp tình cảm hay tặng những món quà ý nghĩa cho cha mẹ mình.

Gần giống như ở Việt Nam, trong ngày này, những ai may mắn còn mẹ sẽ cài lên ngực mẹ đóa hoa cẩm chướng màu đỏ, còn những ai thiệt thòi không còn mẹ thì cài lên ngực mình đóa hoa cẩm chướng màu trắng.

4.4. Việt Nam

Tại Việt Nam, việc cúng Rằm tháng Bảy bao giờ cũng phải cúng ở chùa (thờ Phật) trước, rồi mới đến cúng tại gia. Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm, khi Mặt Trời đã lặn. 

Vào ngày này, theo đạo Phật, những người con thường làm một số việc để thể hiện lòng thành kính của mình đối với ông bà, cha mẹ như đến chùa tụng kinh, niệm phật, chuẩn bị mâm cơm dâng lên bàn thờ Tổ tiên, ăn chay, dành tặng những lời chúc, những món quà ý nghĩa cho ông bà, cha mẹ.

Đặc biệt, lễ Vu Lan ở Việt Nam còn có nghi lễ cài hoa hồng lên ngực áo. Ai vẫn còn cha mẹ thì cài hoa hồng đỏ, ai đã mất mẹ cài hoa hồng trắng. Đây là một nghi lễ được thực hiện từ thập niên 60 do Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng.

5. Ý nghĩa bông hồng cài trên ngực áo

Trước đây, ngày Lễ Vu Lan vốn được tổ chức vào ngày 14 và 15 của tháng 7 âm lịch. Nhưng mấy năm trở lại đây đã trở thành một đại lễ, nên rất nhiều nơi đã tổ chức Lễ Vu Lan kéo dài suốt 30 ngày trong tháng 7 âm lịch.

Nghi thức “Bông Hồng Cài Áo” là để tưởng nhớ những người mẹ đã tạ thế, đồng thời để tôn vinh những người mẹ còn lại trên thế gian này với các con các cháu.

Trong nghi thức, các Phật Tử với hai giỏ hoa hồng bên người, một giỏ hoa hồng đỏ và một giỏ hoa hồng trắng, sẽ cài hoa lên áo của người đến chùa tham dự lễ.

Vu Lan Báo Hiếu: Đại Lễ Của Những Người Con

Như chúng ta đã biết, hoa hồng chính là biểu tượng của sự cao quý và tình yêu bất diệt.

Với ý nghĩa thiêng liêng đó, nên cứ đến ngày lễ này, mọi người khi tham dự lễ sẽ được cài một bông hoa màu hồng lên ngực áo, đó là ý nghĩ của việc bạn còn đầy đủ cả mẹ lẫn cha.

Lúc đầu, nghi thức này chỉ sử dụng hoa hồng màu đỏ, nhưng về sau, một số nơi bắt đầu phân chia ra thành nhiều màu sắc hoa hồng khác nhau.

Như người nào đã mất hết cha và mẹ thì cài hoa hồng màu trắng, người nào còn đầy đủ cha mẹ thì cài hoa hồng màu đỏ, người nào chỉ còn mỗi cha hoặc là mẹ thì sẽ cài hoa hồng màu nhạt hơn.

6. Phân biệt ngày lễ Vu Lan và lễ Xá tội vong nhân

Trên thực tế, lễ Vu Lan và lễ Xá tội vong nhân đều được cúng vào ngày Rằm tháng Bảy, song xuất phát từ những điển tích riêng biệt. Lễ Vu Lan là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, còn lễ Xá tội vong nhân là để cúng cho những vong hồn không nơi nương tựa, không người thờ cúng.

Theo tín ngưỡng dân gian, lễ Xá tội vong nhân là đến ngày Rằm tháng Bảy, những vong hồn còn lang bạt nơi trần gian chưa về với cõi âm sẽ được bắc cầu cho siêu độ. Cũng có quan điểm cho rằng đây là ngày cõi âm mở cửa địa ngục để các linh hồn được siêu thoát, về cõi trần để tái sinh.

Xem lịch vạn niên tại ThienMenh

Để cho các vong hồn này không quấy nhiễu đời sống và có thể siêu thoát thì người ta cúng cháo loãng, gạo, bỏng, muối…

Truyền thuyết khác nói rằng, phật A Nan Đà khi đang ngồi trong tịnh thất thì có một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) hiện lên báo, 3 ngày nữa ông sẽ chết và hóa thành quỷ đói. Cách duy nhất để sống đó là cúng cho bọn quỷ đói thức ăn để được tăng thọ.

Ngài còn được Phật truyền cho bài chú "Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni", đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước.

Do có sự trùng hợp, mà vào ngày rằm tháng 7 tại Việt Nam, mọi gia đình đều cúng hai mâm: cúng tổ tiên tại bàn thờ tổ tiên và cúng chúng sinh (cúng thí thực hay cúng cô hồn) ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè (nếu đường rộng), thời gian cúng có thể là vào buổi sáng, trưa hoặc chiều.

Ở chùa khi cúng chúng sinh xong người ta thường gọi những đứa trẻ xung quanh đến rồi cho chúng cùng nhảy vào tranh cướp những vật cúng: như bỏng, oản... tượng trưng cho những cô hồn…

Vào "tháng cô hồn", người Việt Nam tin rằng đây là tháng không may mắn và có những điều kiêng kỵ như không mua sắm, không đi chơi đêm, không nhổ lông chân, không phơi quần áo, không bơi lội… và tùy vùng còn có thêm những kiêng kỵ khác như không khai trương, mở cửa hàng, lập gia đình, xây nhà,... Nhiều người còn kiêng cữ và ăn chay trong tháng 7 nên các hàng quán bán thức ăn mặn và rượu bia buôn bán ế ẩm và thường đóng cửa sớm.

Trên đây là những thông tin cần biết về ngày Vu Lan báo hiếu. Hãy thể hiện tình cảm của mình dành cho ba mẹ – những người thân yêu nhất của mình trong những ngày này nhé.

Xem thêm: Tổng Hợp 4 Bài Văn Khấn Phật, Thần Linh, Gia Tiên, Cô Hồn ngày rằm Tháng 7

Tử vi phương đông

Tin về Phong tục tập quán

10 Dấu Hiệu Của Trí Tuệ Cảm Xúc

Phong tục tập quán - 7 tháng trước
Trí tuệ cảm xúc bắt đầu với cái được gọi là nhận thức cá nhân và xã hội, khả năng nhận biết cảm xúc và tác động của chúng.

Giải Mã Giấc Mơ: Mơ Thấy Răng Rụng Có Ý Nghĩa Gì?

Phong tục tập quán - 8 tháng trước
Giấc mơ có nhiều cách giải thích khác nhau tùy theo bối cảnh mà những đồ vật hoặc tình huống đó được mơ.

3 Quy Tắc Và 5 Mẹo Kiểm Soát Tính Bốc Đồng

Phong tục tập quán - 8 tháng trước
Khi bạn khám phá ra các chiến lược để bỏ qua các triệu chứng bốc đồng và hậu quả là mất kiểm soát cảm xúc, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhiều về m

Số Nợ Nghiệp Chướng Và Ý Nghĩa Của Chúng

Phong tục tập quán - 9 tháng trước
Khi ai đó được sinh ra, họ mang theo năng lượng số tùy thuộc vào ngày sinh và tên mà họ nhận được.

Mẹo Để Giữ Bình Tĩnh Trong Những Tình Huống Căng Thẳng Theo Cung Hoàng Đạo

Phong tục tập quán - 12 tháng trước
Thông qua Chiêm tinh, bạn có thể hiểu rõ hơn về đặc điểm tính cách của từng cung và thông qua chúng, hiểu rõ hơn cách bạn đối phó với căng thẳng và nh

Ý Tưởng Giúp Bạn Kiên Cường Trong Thời Kỳ Khủng Hoảng

Phong tục tập quán - 12 tháng trước
Nếu bạn có một mục tiêu tối cao ở phía trước, bạn sẽ không đạt được nó bằng cách chạy theo nó. Bạn phải tiến bộ dần dần, đặt ra những mục tiêu ngắn hạ

5 Cách Xây Dựng Khả Năng Phục Hồi Cảm Xúc Của Bạn

Phong tục tập quán - 12 tháng trước
Sự tăng trưởng và phát triển cá nhân diễn ra mạnh mẽ hơn khi mọi người bước ra khỏi vùng an toàn của họ.

6 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Đang Lãng Phí Cuộc Đời Mình

Phong tục tập quán - 12 tháng trước
Nếu bạn không sống đích thực, có lẽ bạn đang phải đối mặt với một số nỗi sợ hãi và trở ngại khiến bạn không thể tiến lên phía trước.

7 Đặc Điểm Của Người Tự Nhận Thức - Tích Cực

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Những người tự nhận thức có khả năng điều chỉnh cách tiếp cận và phong cách của họ cho phù hợp với các tình huống khác nhau

7 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Đang Yêu Nhầm Người

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Bài viết này có vẻ hơi buồn, nhưng nó sẽ làm sáng tỏ những điều mà mọi người chỉ khám phá ra khi họ trải qua những tình huống khó khăn trong tình yêu.