Nhập Trạch cần chuẩn bị những gì, và Nghi Lễ Nhập Trạch, Văn Khấn Nhập Trạch và Những lưu ý cần có khi nhập trạch
Trước khi chuyển từ nhà cũ sang nhà mới, ThienMenh.Net xin giới thiệu với bạn đọc Nghi lễ cần thiết để nhập trạch bao gồm các bước dưới đây
Theo tục lệ truyền thống phải "có đầu có cuối", khi đến thì chúng ta làm lễ nhập trạch, khi đi phải làm lễ tạ mối đàng hoàng. Trước khi chuyển nhà đi, nên chuẩn bị một mâm cơm để làm lễ tạ, nếu không có điều kiện thì chuẩn bị đĩa xôi chè, hương hoa, trà quà, nước, vàng mã...thành tâm.
Lễ tạ gồm có:
Thắp lên mỗi bát hương trên bàn thờ ở nhà cũ ba nén hương (thường thì mỗi gia đình có 3 bát hương: Bát Thần linh - Thổ công ở giữa, bát Gia tiên và Tổ cô đặt hai bên.
Lễ tạ, trước hết là tạ ơn Thần linh - Thổ công đã phù hộ cho gia đình trong thời gian sinh sống tại đây, xin phù hộ cho việc chuyển đi của mình được nhanh chóng và thuận lợi. Sau là xin phép Thổ công cho tổ tiên vào nhà và khấn mời tổ tiên theo ta về nhà mới. Sau khi tàn hết hương thì mang bát hương Gia tiên và bát Tổ cô (ông bà, cha mẹ, nếu có) đi theo, nên đặt vào hộp bìa cứng và kín đáo, giữ cẩn thận. Bát hương Thổ công để lại, vì đó là bài vị thờ Thổ thần của ngôi nhà đó. Lễ tạ này có thể làm trước khi chuyển nhà trong khoảng một tuần tràng. Khi đó trong lúc khấn chúng ta nói rõ ngày sẽ chuyển nhà và địa chỉ nhà sẽ chuyển đến.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Tín chủ chúng con là:.........................
Ngụ tại:...............
Hôm nay là ngày .... tháng .... năm .... âm lịch, chúng con thành tâm sửa biện lễ vật, hương đăng, kim ngân, hoa tươi, quả tốt. Đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Trước bản tọa chư vị tôn thần, tín chủ con kính cẩn tâu trình: Trong suốt thời gian qua chúng con sinh sống ở đây, đã được sự che chở, phù trì của chư vị Tôn thần. Bây giờ, do............ nên chúng con phải di chuyển đến nơi ở mới, tại:........ Chúng con sẽ chuyên vào ngày... tháng ... năm ... Hôm nay, chúng con thành tâm sắm sửa chút lễ mọn, bày tỏ lòng thành kính, xin được tạ ơn chư vị Tôn thần. Chúng con người trần mắt thịt, thành tâm sửa lễ, có gì thiếu sót, chưa phải thỉ kính mong các chư vị Tồn thần xá lỗi cho chúng con.
Chúng con thành tâm kính mời: ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí Đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, ngài Bản gia thổ địa Long mạch tôn thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Tín chủ chúng con xin cúi đầu thành tâm tạ ơn các Ngài.
Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ chúng con toàn gia an lạc, mọi việc di chuyển được hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xỉn được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
(Để xin tổ tiên phù giúp chuyển nhà và mời tổ tiên theo mình về nơi ở mới)
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật
Chúng con là:.............................. (đọc. tên lần lượt tất cả mọi người từ trên xuống dưới) . Hiện đang ngụ tại:....................... (địa... chỉ). Hôm nay là ngày ... tháng ... năm ... âm lịch
Chúng con thành tăm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương đăng hoa quả, thắp nén tâm nhang dâng lên trước án. Chúng con kính mời: ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Cho phép tín chủ chúng con được mời Tổ tiên vào nhà.
Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị hương linh, gia tiên nội - ngoại họ ..... cúi xin thương xót con cháu về linh sàng, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. Con xin kính mời:........................ (nếu có cha mẹ, anh em, con cháu... ruột thịt thì đọc cả tên ra) hôm nay về đây, cho chúng con được thưa rằng: Bấy lâu, chúng con nhờ ơn tổ tiên, nhờ (các cụ, ông bà, cha mẹ, chú bác, anh em, con cháu... nếu có) linh thiêng đã bồi đắp phúc đức, phù hộ độ trì cho chúng con được bình an, thuận lợi. Hiện nay, chúng con đã mua (xây, thuê...) một ngôi nhà tại:............. Đến ngày ... tháng ... năm ... chúng con sẽ chuyển về nơi ở mới này để tiện làm ăn, sinh sông. Con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị hương linh, gia tiên nội - ngoại họ .... Con xin kính mời ............ (nếu có cha mẹ, anh em, con cháu...ruột thịt thì đọc cả tên ra) linh thiêng phủ hộ cho chúng con quá trình chuyển nhà được thuận lợi và theo cùng chúng con về nơi ở mới, tại: ..... để chúng con được thờ phụng.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hám hưởng. Tạ ơn các vị đã phù trợ, giúp đỡ, che chở cho chúng con ở đây. Kính xin các vị phù hộ cho chúng con mọi việc di chuyển tới đây được hanh thông, tốt đẹp.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Dì Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Lễ nhập trạch là lễ dọn vào nhà mới, có thể là nhà tự xây cất, hoặc ngôi nhà mới mua. Đây là một nghi lễ quan trọng trong nghi lễ cổ truyền của dân tộc.
Trong cuộc sống không thể tránh được việc có lúc phải di chuyển nhà ở, đặc biệt là những người sống ở đô thị, phố xá, việc chuyển dịch nhà ở dễ xảy ra hơn. Khi Nhập trạch (Chuyển đến nhà mới), chúng ta phải nhớ đến 5 Việc cần chuẩn bị dưới đây:
Người xưa khi vào nhà mới, ngoài việc chọn ngày, giờ tốt còn đem vào nhà những thứ cần thiết khi bước vào nhà như:
Đáy là 4 thứ cần thiết cho cuộc sống, là biểu tượng của sự nuôi dưỡng. Gạo có nước để nấu. Lửa giúp gạo nâu chín thành cơm. Cơm có muôi củng dủ để có một bữa ăn.
Về mặt tinh thần, tùy theo tôn giáo nào mà ta tin tường, ta mang tới nhà mới tượng hay hình của đấng tối cao để bày lên. Nhờ đó mà người ở trong nhà mới nhận được một sức mạnh tinh thần quan trọng.
Trên đây là một số phép tắc theo dân gian nhằm giữ gìn sự hanh thông, bình an cho mọi nhà, bách bệnh không phát sinh, tài vận tiến đến, cả nhà vui vẻ mà dân gian xưa thường làm, đã truyền lại cho con cháu.
(Còn gọi là phần sài hoặc quy hoả, tức là bắt đầu dọn vào ở, đun bếp tại nhà khi mới làm hoặc sửa chữa xong, nếu nhà có bàn thờ Phật thì cúng Phật trước).
Nam mô A Dì Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy:
Hôm nay là ngày .................... tháng ..........................năm............ (.âm lịch)
Tín chủ con là: ....................... cùng toàn gia trên dưới lớn bé....
Ngụ tại:.............................. (địa chỉ)
Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trên án, trước bản toạ chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình:
Các Ngài Thần linh thông minh chính trực giữ ngôi tam thai, nắm quyền tạo hoá, thể đức hiếu sinh của trời đất, phù hộ dân lành, bảo vệ sinh linh, nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con hoàn tất công trình, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ cầu xin chư vị minh thần, gia án tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào. Người người được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Cúi mong ơn đức cao dầy, thương xót, phù trì bảo hộ.
Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng, thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ thịnh vượng an khang. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết hưởng vinh hoa phú quý.
Biểu tấm lòng thành cúi xin chứng giám. Cẩn cáo!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy Tổ Tiên nội - ngoại.
Hôm nay là ngày........ tháng....... năm.............. âm lịch
Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: .....(địa chỉ)
Thiết lập linh sàng, sửa biện lễ vật, bày trên bàn thờ, trước linh toạ kính trình các cụ nội ngoại Gia tiên. Nhờ hồng phúc Tổ Tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới, hoàn tất công trình, chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ.
Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị hương linh nội ngoại thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc.
Anh linh chiếu giám, cảm niêm ơn dày.
Biểu tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật!
Cẩn cáo!
Xưa kia do bản thân con người hạn chế về mặt nhận thức nên họ cho rằng, nguyên nhân của hoạ phúc là do con người làm trái những điều kiêng kỵ hoặc xúc phạm tới thần linh gây nên. Cách giải trừ vận đen chính là dựa vào các thế lực thần bí để giải trừ tai ách, chuyển nguy thành an. Vì thế, phép trấn trạch trở thành một bộ phận quan trọng trong tập tục sinh hoạt của nhân dân, dần dần hình thành những phương pháp mang tính phép thuật trong phong thuỷ, đó là phép trấn trạch. Mọi người thường dựa vào những linh vật trấn trạch và các vị thần hộ mệnh trong tôn giáo để thực hiện nguyện vọng xua đuôi ma quỷ, cầu bình an cho gia đình.
Phép Trấn Trạch theo dân gian là sử dụng Bùa, Đá Phong Thủy...Phép trấn trạch này rất khó sử dụng, do đó chúng tôi không hướng dẫn cho bạn đọc phép trấn trạch này, tuy nhiên, còn có 1 phép trấn trạch vô cùng công năng theo hướng dẫn của Sư Thầy Thích Đạo Thịnh, Bạn đọc có thể tham khảo thêm tại đây
Xem thêm: Những Việc Nên Làm Khi Dọn Về Nhà Mới Để Vạn Sự Như Ý