Lịch tài chính hay còn gọi là năm tài chính là khoảng thời gian có độ dài tương đương một năm (tức là 12 tháng hoặc 52 đến 53 tuần).
Hiện nay trên thế giới, hầu hết các quốc gia sử dụng dương lịch, âm lịch, âm dương lịch hay lịch tùy ý. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại song song một số loại lịch khác được biết tới các tên gọi như Lịch La Mã, Lịch Maya, Lịch Do Thái, Lịch Tài Chính, Lịch Hồi Giáo….
Lịch tài chính hay còn gọi là năm tài chính là khoảng thời gian có độ dài tương đương một năm (tức là 12 tháng hoặc 52 đến 53 tuần) dùng cho công tác kế hoạch ngân sách của tổ chức hoặc quốc gia. Ở Việt Nam, năm tài chính được gọi là Năm ngân sách.
Năm tài chính phải bắt đầu từ ngày 01 tháng đầu của quý.
Chú ý: Năm tài chính không có ý nghĩa “khai báo” về ngày mở sổ kế toán hay ngày bắt đầu đi vào hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ: Doanh nghiệp bạn mới thành lập được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh ngày 24/5/2020. Nếu Doanh nghiệp bạn lựa chọn năm tài chính trùng với năm dương lịch thì ngày bắt đầu năm tài chính của Doanh nghiệp bạn vẫn là ngày 1/1.
Theo quy định tại Việt Nam, năm tài chính là năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm hoặc năm 12 tháng khác với năm dương lịch. Hoặc doanh nghiệp có đặc thù riêng về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là mười hai tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và thông báo cho cơ quan tài chính biết.
Năm tài chính có độ dài tương đương với năm lịch, vì theo truyền thống, cứ ít nhất khoảng một năm các tổ chức phải lập báo cáo tài chính hoặc khai báo thuế một lần. Năm tài chính có thể trùng hoặc lệch với năm dương lịch, tùy theo từng quốc gia.
Năm tài chính còn được gọi là Tài khóa. Ở Việt Nam, năm tài chính được gọi là Năm ngân sách. Còn ở Mỹ, năm tài chính còn được gọi là Năm thuế.
- Mỹ: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 10 của một năm và kết thúc vào cuối ngày 30 tháng 9 năm kế tiếp.
- Anh, Ấn Độ, Canada, Hong Kong, Nhật Bản: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 của một năm và kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 3 năm kế tiếp.
- Úc: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 của một năm và kết thúc vào cuối ngày 30 tháng 6 năm kế tiếp.
- Bỉ, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Nga, Pháp, Thái Lan, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Việt Nam: năm tài chính trùng với năm dương lịch.
Lịch Hebrew hay còn gọi là lịch Do Thái, là một hệ thống lịch ngày nay được sử dụng chủ yếu là để xác định các ngày lễ tôn giáo của người Do Thái.
Trong khi người Việt dùng hai loại lịch là Dương Lịch và Âm Lịch, người Do Thái dùng ba loại lịch. Ngoài Dương Lịch theo lịch Gregorian như người Việt, người Do Thái còn có Lịch Dân Sự (Civil Calendar), dùng cho việc hộ tịch, và Lịch Do Thái (Jewish Calendar) – là lịch để tính các ngày lễ tôn giáo. Lịch Dân Sự đi sớm hơn Lịch Do Thái 6 tháng. Tháng 1 trong Lịch Do Thái là tháng 7 trong Lịch Dân Sự, và vào khoảng giữa tháng 3 và tháng 4 của Dương Lịch.
- Lịch Do Thái được tính dựa trên chu kỳ của mặt trăng. Vì chu kỳ trung bình của mặt trăng là 29,530588 ngày (29 ngày, 12 giờ, 44 phút, 2,8 giây) và ngày đầu tháng phải là ngày trăng mới, do đó số ngày trong tháng của Lịch Do Thái thường luân phiên giữa 29 ngày và 30 ngày. Tuy nhiên, có hai tháng là Marcheshvan (tháng Tám) và Kislev (tháng Chín) có thể là 29 hay 30 ngày. Kết quả là một năm trong Lịch Do Thái có thể có 353, 354 hay 355 ngày.
Vì mỗi năm trong Lịch Do Thái ít hơn năm Dương Lịch từ 10 đến 12 ngày; để giữ cho không bị sai lệch quá nhiều với năm Dương Lịch, cứ khoảng 2 hay 3 năm, Lịch Do Thái có thêm một tháng nhuận. Tháng nhuận luôn luôn là tháng Adar (tháng 12). Mỗi chu kỳ 19 năm, Lịch Do Thái có 7 năm có tháng nhuận. Những năm có tháng nhuận trong chu kỳ 19 năm là năm thứ 3, 6, 8, 11, 14, 17, và 19.
- Lịch Do Thái có 12 tháng. Mỗi tháng bắt đầu vào ngày trăng mới và có tuần lễ theo chu kỳ 7 ngày sáng tạo đã được ghi lại trong Kinh Thánh. Tên của 6 ngày đầu tiên được gọi đơn giản theo thứ tự từ ngày thứ nhất đến ngày thứ sáu. Tuy nhiên ngày thứ bảy được gọi là ngày Shabbat, nghĩa là ngày “an nghỉ”.
- Lịch Do Thái định nghĩa ngày là khoảng thời gian giữa hai buổi hoàng hôn. Định nghĩa này có nghĩa, ngày của người Do Thái bắt đầu vào buổi tối. Điều này xuất phát từ thứ tự của ngày được ghi lại trong Sáng Thế Ký: buổi tối đến trước và buổi sáng đến sau. Thứ hai, để có thể xác định khởi đầu của một ngày là lúc nào, người Do Thái cần biết khi nào là lúc hoàng hôn. Quan điểm phổ thông cho rằng hoàng hôn là lúc mặt trời lặn; tuy nhiên một luật cổ xưa của người Do Thái đã định nghĩa rằng hoàng hôn không phải là lúc mặt trời lặn nhưng là lúc ba ngôi sao đầu tiên xuất hiện trên bầu trời.
Hai quan điểm khác nhau này đã dẫn đến sự khác biệt trong việc xác định ngày sinh của một đứa bé nếu đứa bé được sinh ra trong khoảng thời gian sau khi mặt trời lặn và trước khi sao hôm mọc. Quan điểm phổ thông cho rằng đứa bé sinh trong khoảng thời gian này đã sinh vào ngày mới vì mặt trời đã lặn; trong khi đó quan điểm truyền thống cho rằng đứa bé vẫn còn sinh ra trong ngày hôm trước vì sao Hôm vẫn chưa mọc.
- Lịch Do Thái vào thời xưa còn chia một ngày thành tám canh: bốn canh đêm và bốn canh ngày. Vào ban đêm, canh thứ nhất bắt đầu từ lúc hoàng hôn đến 9 giờ khuya; canh thứ hai từ lúc 9 giờ khuya đến nửa đêm, canh thứ ba từ nửa đêm đến 3 giờ sáng; và canh thứ tư từ 3 giờ sáng đến lúc mặt trời mọc. Tương tự, vào ban ngày, canh thứ nhất bắt đầu từ lúc mặt trời mọc đến 9 giờ sáng; canh thứ hai từ 9 giờ sáng đến giữa trưa, canh thứ ba từ giữa trưa đến 3 giờ chiều; và canh thứ tư từ 3 giờ chiều đến lúc mặt trời lặn.
- Giờ trong Lịch Do Thái cũng không có một khoảng thời gian nhất định. Giờ được định nghĩa một giờ là 1/12 khoảng thời gian giữa lúc mặt trời mọc và lúc mặt trời lặn. Vào mùa đông vì ngày ngắn hơn đêm cho nên một giờ trong Lịch Do Thái ngắn hơn 60 phút. Ngược lại, vào mùa hè vì ngày dài hơn đêm cho nên một giờ trong Lịch Do Thái dài hơn 60 phút.
Tra cứu lịch vạn niên 2020 tại Thienmenh.net
Lịch Maya là một hệ thống lịch và niên giám được sử dụng trong nền văn minh Maya tiền Columbus, và trong một số cộng đồng Maya hiện đại ở vùng cao Guatemala và Oaxaca, México.
Các yếu tố cần thiết của hệ thống lịch Maya được dựa trên một hệ thống mà đã được sử dụng phổ biến trên khắp khu vực, có niên đại ít nhất là thế kỷ thứ 5 TCN.
Người Maya xác định chính xác độ dài của một năm, thời gian Trái Đất quay hết một vòng quanh Mặt Trời là 365,2420 ngày - xê dịch có 0,0002 ngày so với cách tính tân kỳ nhất, điều này có nghĩa là xác suất sai số chỉ có 1 ngày trong 5000 năm. Sự tính toán của người Maya đúng hơn 1.200 lần so với người Ai Cập, 40 lần so với lịch Julius và thậm chí hơn cả 1,5 lần so với thứ lịch Gregory hiện đại mà chúng ta đang dùng.
Người Maya tính ra mỗi tháng có 20 ngày, mỗi năm có 18 tháng cộng thêm mỗi năm có 5 ngày kiêng kỵ không đưa vào tháng nào. Nhờ vậy số ngày thực chất trong một năm là 365 ngày. Số đó vừa vặn trùng hợp với nhận thức quay về thời gian Trái đất tự quay và quay quanh Mặt trời hết một chu trình. Người Maya ngoài sự hiểu biết về lịch Trái đất chuẩn xác, họ còn rất am hiểu về lịch năm của sao Kim. Một năm của sao Kim, tức là thời gian để sao Kim quay quanh Mặt trời hết một chu trình, người Maya tính ra một năm sao Kim dài 584 ngày. Còn ngày nay tính ra một năm sao Kim dài 583,92 ngày. Đó là một con số chuẩn xác đến kinh ngạc mà người Maya đã có phương pháp tính lịch từ mấy ngàn năm trước.
Gần một thập kỷ qua, chủ đề về ngày tận thế 21/12/2012 luôn là đề tài hấp dẫn cho các nhà làm phim Hollywood bởi sự bí ẩn xung quanh bộ lịch Maya thần bí.
Đó là khi bộ lịch Long Count của người Maya dừng đột ngột vào đúng ngày 21/12/2012, dấy lên những đồn đoán về một sự kiện bí ẩn sắp xảy ra như: tận thế, bão mặt trời, thiên thạch rơi…
Người Maya nổi tiếng về những tiến bộ và những hiểu biết sâu sắc về thiên văn, toán học. Những tiến bộ này thể hiện qua các tính toán thời gian và công nghệ làm lịch. Người Maya không chỉ có một bộ lịch duy nhất, họ tạo ra rất nhiều bộ lịch nhằm phục vụ cho từng mục đích riêng biệt của việc tính toán thời gian: phục vụ nông nghiệp, các nghi lễ. Cụ thể hơn, người Maya đã tính toán được chính xác một năm có 365 và ¼ ngày. Mỗi năm Maya được chia làm 18 tháng, mỗi tháng 20 ngày được đặt tên riêng và 5 ngày “không thuộc bất cứ năm nào” vào cuối năm, 5 ngày này được gọi là Wayeb và được coi là 5 ngày cực kỳ nguy hiểm”. Đây là cách tính thời gian được người Maya gọi là Haab.
Long count là bộ lịch lớn nhất của người Maya và là một trong số những bộ lịch cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay. Bộ lịch Long count có chu kỳ đúng 5126 năm, bắt đầu từ ngày 11/8/3114 trước công nguyên và sẽ kết thúc vào ngày 21/12/2012. Tại sao bộ lịch huyền thoại kể trên lại kết thúc đúng vào thời điểm này? Có lẽ, chỉ có những người làm lịch của dân tộc này thật sự hiểu rõ. Bởi đây là bộ lịch tổng hợp sự hiểu biết của người Maya về phương diện tính toán thời gian. Nó là cách tính toán tổng hợp từ tất cả các chu kỳ thời gian khác của người Maya như đã nêu ở trên. Thực ra, mục đích của bộ Long Count còn là điều chưa rõ ràng nhưng khả năng lớn nhất đây là cách mà người Maya tổng hợp, theo dõi các sự kiện diễn ra trong một khoảng thời gian dài.
Bên cạnh đó, một giả thiết nổi tiếng nhất và cũng là đề tài của nhiều bộ phim, truyện và cả những lời đồn trên khắp thế giới: đây là thời điểm kết thúc, ngày tận thế, ngày mà toàn bộ nhân loại bị tận diệt. Người Maya, một trong những dân tộc bí ẩn nhất thế giới được cho là nắm giữ các dữ liệu đáng tin cậy từ vũ trụ, với bộ lịch long count của mình, đã cảnh báo hậu thế. Điều này có cơ sở bởi niềm tin của người Maya, như đã nói ở trên rằng thời gian có chu kỳ của nó.