Tết Trung Thu Và Sự Tích Chú Cuội Ít Người Biết

Phong tục tập quán

Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, những người lớn bày cỗ cho trẻ em để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà

1. Nguồn gốc Tết Trung Thu tại Việt Nam

Nếu như Trung thu của người Trung Quốc nhắc đến chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ thì ở Việt Nam lại thêu dệt nên câu chuyện về chú Cuội và chị Hằng.

Nhiều người bảo rằng tết Trung Thu của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng trên thực tế khi đi vào những giai thoại thì người Việt Nam và Trung Quốc đều có những nguồn gốc về tết trung thu khác nhau.

Theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Người Trung Hoa cổ đại cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Xuân-Thu. Có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam, là một ngày lễ hội mừng thu hoạch được mùa, vào lúc nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa.

Và có lẽ trăng Rằm tháng 8 là đẹp nhất, cho nên lúc người dân nghỉ ngơi, vui chơi, tổ chức ngắm trăng, thưởng nguyệt vào Rằm Trung thu và bên cạnh đó là cho trẻ em có ngày vui chơi quây quần. Như vậy, chúng ta có thể hiểu, Trung thu là dịp để gia đình nghỉ ngơi, quây quần, cùng trò chuyện và ngắm trăng.

Theo Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục, tục treo đèn bày cỗ do điển xưa về việc vua Đường Minh Hoàng. Vào ngày sinh nhật vua Đường Minh Hoàng, truyền cho thiên hạ đâu đâu cũng treo đèn và bày tiệc ăn mừng, từ đó thành tục.

Tục hát trống quân có từ đời vua Quang Trung Nguyễn Huệ, "nguyên khi ông đem quân ra Bắc. Quân sĩ lắm kẻ nhớ nhà. Nguyễn Huệ mới bày ra một cách cho đôi bên giả làm trai gái, hát đối đáp với nhau để cho quân sĩ vui lòng mà đỡ nhớ nhà. Có đánh trống làm nhịp, cho nên gọi là trống quân"

Tục rước đèn có từ đời nhà Tống, do tục truyền rằng: Trong đời vua Tống Nhân Tông, có con cá chép thành yêu, cứ đêm trăng hiện lên biến thành con gái để đi hại người. Bấy giờ có viên quan Bao Công mới hạ lệnh cho dân gian làm đèn con cá giống như hình của nó rồi đem mang ra chơi ngoài đường để cho nó sợ mà không dám hại người.

Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, những người lớn bày cỗ cho trẻ em để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đối với người Việt, đèn lồng trung thu được làm cho trẻ em chơi trung thu là chính. Những chiếc đèn với vô số hình dáng từ bông hóa, cá, gấu…vô cùng xinh đẹp sáng rực đêm trung thu. Đèn lồng Việt Nam làm thủ công từ tre và giấy gió, tô vẽ bên ngoài đèn là những nét vẽ đường thêu vô cùng đặc sắc. Đèn lồng của người Việt Nam là sự biểu hiện của ấm no và hạnh phúc gia đình.

Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu. Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân và treo đèn kéo quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình".

Chi tiết Tết Trung Thu Và Một Số Hoạt Động Phổ Biến Ở Việt Nam

2. Sự tích chú Cuội trong dịp Tết Trung thu

Ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm là ngày tết Trung thu (còn được gọi là tết Đoàn viên). Ngày tết đặc biệt này đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Đây là thời gian trăng tròn và sáng nhất trong năm; cũng là lúc mà các bé thiếu niên, nhi đồng được cầm trên tay những chiếc đèn ông sao, được hoà mình vào điệu múa lân quanh xóm nhỏ và phá cỗ trung thu dưới ánh sáng trăng rằm. Đặc biệt là cùng sum vầy, quây quần bên ông bà, cha mẹ để được nghe kể về sự tích “Chú cuội ngồi gốc cây đa” – câu chuyện luôn gắn liền với tuổi thơ của người Việt.

Tương truyền rằng: Chú Cuội là chàng tiều phu đi rừng. Một hôm, Cuội giết đàn hổ con nên khi hổ mẹ về, Cuội hoảng sợ trèo lên cây để trốn. Khi ấy, Cuội thấy hổ mẹ cứu sống đàn hổ con bằng lá cây đa. Cho nên, Cuội đánh cây đa mang về nhà trồng. Từ khi có cây thuốc quý, Cuội cứu sống rất nhiều người, trong đó có con gái phú ông, sau đó làm vợ chàng. Một hôm, Cuội đi vắng, người vợ ở nhà bị bọn ác giết và để Cuội không thể cứu sống được vợ, chúng đã moi ruột vợ chàng vứt đi. Chú chó trung thành mà Cuội nuôi đã đồng ý hiến bộ ruột cho vợ chàng. Cùng với đó, Cuội nhai lá đa mớn cho vợ. Còn chú chó, Cuội lấy đất, nặn thành ruột và mớm lá đa nên cũng sống lại. Tuy nhiên, từ đó người vợ lại hay quên. Vì quên lời Cuội dặn nên vợ chàng đi tiểu dưới gốc cây đa, không ngờ cây bật rễ bay lên trời. Vừa lúc đi làm về, chàng hốt hoảng lấy rìu, bổ vào gốc để giữ cây nhưng cây vẫn bay lên. Cứ vậy, Cuội theo cây đa bay về mặt trăng.

Thường chúng ta hay nói với con cháu nhìn lên cung trăng sẽ thấy chú Cuội ngồi gốc cây đa, nhưng nhiều khi lại không giải thích được vì sao có hình ảnh đó, và hình ảnh đó xuất phát từ đâu. Ông bà ta cũng truyền miệng nhau truyền thuyết chú Cuội cung trăng chứ không biết vì sao có hình ảnh đó, đó có lẽ là một bí mật mà khoa học tới giờ cũng chưa giải thích được. Chỉ biết rằng, mỗi khi nhìn lên cung trăng, chúng ta thường thấy hình ảnh một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc cây, và sự tích chú Cuội ngồi dưới gốc cây đa trên cung trăng sẽ vẫn được truyền miệng từ đời này qua đời khác.


Xem thêm Văn Khấn Tết Trung Thu ngày Rằm Tháng 8

Tử vi phương đông

Tin về Phong tục tập quán

Tuy có chút nóng nảy nhưng anh ấy là cung hoàng đạo có tính cách rất đáng yêu.

Phong tục tập quán - 2 tuần trước
Ngay cả khi Kim Ngưu tức giận, chỉ cần bạn đủ thân thiện, bạn có thể xoa dịu cơn giận của họ

Lời khuyên cải thiện mối quan hệ với người khác giới theo 12 cung hoàng đạo

Phong tục tập quán - 3 tuần trước
Bạch Dương cần học cách kiềm chế cảm xúc của mình, suy nghĩ kỹ trước khi nói và chừa chỗ cho người khác.

Top 5 Cung Hoàng Đạo Yêu Sâu Đậm Nhất

Phong tục tập quán - 1 tháng trước
Tình yêu đối với một Kim Ngưu là tạo ra một mối quan hệ lâu dài dựa trên sự tin tưởng và ổn định.

Những cung hoàng đạo nào sẽ gặp may mắn về sự nghiệp trong năm 2025

Phong tục tập quán - 1 tháng trước
Bọ Cạp cũng có khả năng học hỏi và thích ứng mạnh mẽ. Họ có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc và những thách thức mới.

Số 9 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 2 tháng trước
Những người có đường đời số 9 có một tâm trí rất giàu trí tưởng tượng và sáng tạo,

Số 8 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 2 tháng trước
Nếu bạn thuộc số 8, bạn hẳn đã nhận thấy rằng bạn có xu hướng dễ bị sao nhãng và rất khó để bạn tập trung toàn bộ sự chú ý vào một dự án

Số 7 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 2 tháng trước
Nếu bạn đã tính toán và phát hiện ra rằng mình thuộc nhóm số 7, bạn là một người đặc biệt vì bạn không thích bất cứ điều gì thêm thắt và thích mọi thứ

Số 6 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 2 tháng trước
Số học 6 được biết đến là "Mẹ" của tất cả các con số trong Số học vì nó liên quan đến trách nhiệm gia đình và giữ mọi người lại với nhau.

Số 5 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 3 tháng trước
Theo số học, những người có số học là 5 sẽ trở thành những nhà văn, nhân viên bán hàng, người của công chúng, quản lý người nổi tiếng, v.v. tuyệt vời.

Số 4 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 3 tháng trước
Những người có số 4 trong số học rất thực tế đối với cuộc sống và thực tế. Họ thích tìm hiểu mọi chi tiết về những điều họ muốn biết.