Những Điều Cần Biết Về Khai Quang Điểm Nhãn Tượng Phật, Bồ Tát

Phong tục tập quán

Người khai quang phải là người có trí tuệ, tâm thanh tịnh. Là người thông suốt về kinh luận của Phật, Bồ Tát, các linh vật.

Khai quang điểm nhãn là tín ngưỡng tâm linh huyền bí có từ lâu đời của người Á Đông. Ngày nay rất nhiều người chơi phong thủy chọn mua những linh vật phong thủy nhằm mang lại may mắn tài lộc nhưng lại rất ít người biết cách khai quang điểm nhãn. Khi nào cần phải khai quang điểm nhãn hay khai quang điểm nhãn có tác dụng, ý nghĩa gì? Để tìm hiểu rõ hơn về khai quang điểm nhãn, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Thienmenh.Net!

1. Khai Quang Điểm Nhãn Là Gì?

Khai quang điểm nhãn là thủ tục để linh vật hay thánh thần nhận chủ nhân. Quá trình khai quan sẽ bao gồm lễ cúng, khấn và đọc thông tin chủ nhân. Sau khi khai quang, linh vật và thánh thần sẽ phù trợ.

  • Khai là mở ra, bắt đầu một cái mới
  • Quang là sáng
  • Điểm nhãn là khai sáng mắt, vẽ mắt

Đặc biệt khai quang là thủ tục dành cho linh vật có mắt và các vị thần, phật. Khai quang điểm nhãn đối với các vị thần, phật gọi là hô thần nhập tượng. 

2. Ý Nghĩa Đích Thực Của Khai Quang Điểm Nhãn Là Gì?

Trước hết, cần phải hiểu rõ việc thờ Phật và Bồ Tát tại chùa cũng như tại gia là nhằm nhắc nhở mọi người y theo lời dạy của chư Phật, chư Bồ Tát tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Thờ Phật, Bồ Tát không phải là để cầu xin quý ngài ban phước ban lộc cho chúng ta, bởi vì đạo Phật quan niệm mọi việc trên đời này đều có nhân có quả, không có chuyện cầu xin, cúng bái mà được.

Mở đầu khoa nghi khai quang điểm nhãn của Phật giáo miền Bắc, chư Tổ Sư định nghĩa thế nào là pháp khai quang điểm nhãn bằng bài kệ thất ngôn tứ cú:

“Đại khai chí kính (cảnh) minh như nhật

Thước phá vi trần thế giới trung

Nhất niệm liễu nhiên siêu bách ức

Thiên sai vạn biệt tổng giai không.

Nam mô khai bảo kính (cảnh) Bồ-tát ma-ha-tát”.

Tạm dịch: Khai quang là tu tập để đạt được cái gương trí tuệ sáng rỡ như ánh mặt trời, soi rõ mọi thứ nhỏ nhoi nhất trong thế gian này. Chỉ cần một niệm ngộ được cái gương trí tuệ này thì tự nhiên vượt lên tất cả mà nhận ra rằng mọi thứ đúng sai trong đời đều là Không. Con xin cúi đầu đảnh lễ vị đại Bồ Tát đã đạt được chiếc gương trí tuệ quý giá.

Cái gương trí tuệ ấy trong Duy thức học gọi là Đại viên kính/ cảnh trí (大 園 鏡 智). Theo Từ điển Phật học (Phân viện nghiên cứu Phật học Việt Nam xuất bản năm 1992), “Đại viên kính/ cảnh trí là một trong bốn trí của Hiển giáo. Theo Đại thừa giáo thuyết về bốn trí của đức Như Lai thì chuyển từ thức thứ 8 của phàm phu tới Như Lai, gọi là Đại viên kính trí. Đại viên kính (gương tròn sáng) đó là dụ. Trí thể ấy thanh tịnh, lìa pháp tạp nhiễm lậu, từ nghiệp báo thiện ác của chúng sinh hiển hiện cảnh giới của muôn đức, như tấm gương tròn lớn, nên gọi là Đại viên kính/ cảnh trí.”

Trong lúc hành trì khoa nghi khai quang, sau khi sái tịnh tôn tượng và xung quanh đàn tràng, vị sám chủ cầm cái gương giơ lên đưa qua đưa lại trước tôn tượng Phật, Bồ Tát là một hành động nhắc mọi người hiểu rằng một khi đã tẩy rửa/ chuyển hóa cái tâm bất tịnh thành tịnh thì Đại viên cảnh/ kính trí liền hiển lộ.

Cái gương biểu tượng cho Đại viên cảnh/ kính trí. Đã là biểu tượng thì không quan trọng việc phải dùng gương mới hay cũ, chưa dùng hay đã dùng như một số người quan niệm. Và sái tịnh biểu tượng cho việc lau chùi, tẩy rửa tâm bất tịnh có trong mỗi người.

Tiếp đến, vị sám chủ viết chữ Án trên diện tượng Phật, Bồ-tát, đồng thời niệm: “Phụng/ cung thỉnh Như Lai điểm khai nhục nhãn…, thiên nhãn…, tuệ/ huệ nhãn…, pháp nhãn…, Phật nhãn…”. Nghĩa là chúng sinh nương vào các pháp môn tu hành của Phật dạy mà có thể khai mở được nhục nhãn, thiên nhãn... Đây gọi là điểm nhãn tượng Phật, Bồ-tát hay khai ngũ nhãn.

Trong Mật tông, chữ Án có công dụng thay thế cho chư Phật, chư Bồ-tát, có sức linh diệu hơn hết. Tiếng Án là tiếng tạo tác, nó sáng lập ra muôn vật, muôn cõi. Cũng có nghĩa là ”bổn mẫu” hay “bổn”, nghĩa là căn bổn, mẫu tức là gốc, cho nên có câu thần chú gọi là Phật mẫu Chuẩn đề thần chú, nghĩa là chư Phật là cha mẹ của hết thảy chúng sanh. Nhờ hành trì chữ Án mà phát sanh ra trí huệ bát nhã để tự độ và độ tha.

Từ điển Phật học định nghĩa ngũ nhãn là năm loại mắt, gồm: 

  • Nhục nhãn: mắt của thân xác. 
  • Thiên nhãn: mắt của chư thiên trên cõi trời Sắc giới, cũng là mắt mà thiền giả đắc được khi đang tu tập; với mắt này thì chẳng luận gần, xa, trong, ngoài, sáng tối, đều thấy được tất cả. 
  • Huệ nhãn: mắt của các vị tu tập đắc đạo, nhờ dùng trí tuệ quán được Chân không vô tướng. 
  • Pháp nhãn: mắt trí tuệ của chư vị Bồ Tát, vì hóa độ chúng sanh nên nhìn thấy tất cả các pháp môn. 
  • Phật nhãn: Mắt của Chư Phật.

Theo Vô Lượng Thọ Kinh, chư Bồ tát ở cõi Tịnh độ có Ngũ nhãn và được hiểu là: 

  • Nhục nhãn: trong suốt, không chi là không phân biệt tỏ rõ; 
  • Thiên nhãn: thông đạt, vô lượng, vô hạn;
  • Pháp nhãn: quan sát cùng tột thật tướng của các pháp; 
  • Huệ nhãn: thấy được chân tướng, có thể độ chúng sanh sang bờ an vui; 
  • Phật nhãn: con mắt thấy đầy đủ, thông suốt vạn pháp.

Như vậy, mục đích của việc hành trì nghi lễ khai quang điểm nhãn trong đạo Phật trước khi tượng Phật, Bồ-tát nào đó được tôn thờ trong chùa cũng như tại nhà là để nhắc nhở mọi người hằng ngày phải luôn luôn thực hành Phật pháp, chùi rửa tâm bất tịnh để đạt được Đại viên kính/ cảnh trí, và ngũ nhãn, tức là đạt đến quả vị Phật.

3. Khi Nào Nên Khai Quang Điểm Nhãn

Nên khai quang các linh vật và thần thánh, phật được đặt trong nhà. Linh vật hay phật, thần thánh đeo trên người thì không nhất thiết phải khai quang điểm nhãn. Bởi vì đối với các linh vật mang trên người thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, lại khó thờ cúng. Như vậy sẽ bất kính với thần linh. 

3.1. Có Nên Khai Quang Điểm Nhãn

Thông thường khai quang đều hướng đến hình thức mê tín, làm cho ý nghĩa của sự khai quang hoàn toàn bị sai lệch. Thực tế, việc khai quang rất quan trọng, ý nghĩa chân thật của nó là nói rõ ý cúng dường một hình tượng Phật Bồ tát ở đâu. Trong ngày đại lễ phải giảng giải rõ ràng, tường tận để xã hội đại chúng thấy được hình tượng liền khởi tâm niệm muốn làm theo. Đây chính là ý nghĩa khai quang của Phật giáo.

Ví dụ chúng ta cúng dường Bồ tát Quán Thế Âm, làm xong hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm, chúng ta phải thờ cúng, cúng dường lễ lạy. Khi thờ cúng, chúng ta nhất định phải nói rõ với đại chúng. Vì sao nên cúng dường Bồ tát Quán Thế Âm, ý nghĩa của việc cúng dường Bồ tát Quán Thế Âm là gì? Vậy nhờ vào tôn tượng mà khai mở ánh sáng tự tánh của chính mình. Cho nên không phải người đến khai quang cho Phật Bồ tát mà nhờ vào hình tượng của Phật Bồ tát để khai quang cho chúng sanh. 

Khai quang là nêu rõ ý nghĩa mà vị Phật Bồ Tát này biểu thị. Ví dụ cúng dường Bồ tát Quán Thế Âm, đại biểu của Bồ tát Quán Thế Âm là đại từ đại bi cứu độ tất cả chúng sanh. Chúng ta cúng dường Bồ tát Quán Thế Âm phải nên học theo loại bi nguyện đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn của Phật Bồ tát. Do đó khi nhìn thấy hình tượng của Bồ tát Quán Thế Âm. Nghe đến danh hiệu ngài, thì tâm đại từ bi của chúng ta được khai mở. Chúng ta đối với tất cả mọi người, mọi việc, mọi vật, phải dùng đại từ bi chân thật thương yêu quan tâm giúp đỡ.

Từ danh hiệu và hình tượng Phật Bồ tát, chúng ta được khai mở ánh sáng từ bi trong tự tánh. Đây gọi là khai quang, ý nghĩa như vậy, nhất định không nên hiểu sai, trở thành mê tín. Mê không thể giải quyết vấn đề, chỉ có trí tuệ mới có thể giải quyết được. Việc này người học Phật không thể không biết.

Còn với những ai thường xuyên sưu tầm vật phẩm phong thủy hay chỉ là người chơi đơn thuần thì không cần thiết phải khai quang điểm nhãn.

Còn đối với tỳ linh, ai muốn đảm bảo tỳ hưu linh, nhanh và đúng ý thì nên khai quang điểm nhãn. Còn nếu không quá quan trọng trong việc cầu tài thì chỉ cần thành tâm cầu thị thì không cần phải khai quang điểm nhãn.

3.2. Cách Khai Quang Điểm Nhãn Cho Tượng Phật, Bồ Tát

Trước khi tìm hiểu về các cách thức khai quang điểm nhãn. Vậy ai mới là người có tư cách khai quang điểm nhãn cho linh vật, thần thánh, tượng Phật, Bồ Tát?

Người khai quang phải là người có trí tuệ, tâm thanh tịnh. Là người thông suốt về kinh luận của Phật, Bồ Tát, các linh vật. Bởi vì người khai quang phải giải thích rõ cho gia chủ thờ cúng về ý nghĩa của các linh vật, thần, chư vị Bồ Tát, Phật mà mình đang sắp thờ cúng. 

Trên mạng có rất nhiều bài viết hướng dẫn cách khai quang điểm nhãn cho linh vật phong thủy bằng các bài khấn dài mà bạn có thể tự đọc tại nhà. Điều này không được khuyến khích vì việc khai quang điểm nhãn cần có đầy đủ công cụ, dụng cụ và cách khấn. Do đó, thủ tục này cần tới thầy phong thủy hoặc các sư thầy ở chùa, họ là những người có am hiểu và chuyên môn rất cao trong lĩnh vực này.

  • Mời sư thầy làm lễ khai quang điểm nhãn

Khai quang điểm nhãn cần đầy đủ dụng cụ, bài khấn và nhiều thủ tục khác. Vì vậy, mời sư thầy tại chùa. Những người am hiểu và nắm rõ các thủ tục làm lễ khai quang điểm nhãn là cách thức tốt nhất. 

  • Tự khai quang điểm nhãn tại nhà

Có rất nhiều bài viết hướng dẫn về cách khai quang điểm nhãn tại nhà. Bạn có thể học hỏi và tự thực hiện nghi lễ khai quang tại nhà. Tuy nhiên, cần tìm hiểu rõ các bước khai quang cho chính xác, tránh sai sót, khai quang không đúng đối với tượng thần linh, Bồ Tát, chư Phật

  • Mang linh vật, tượng Phật, bồ tát lên chùa để khai quang

Đối với cách thức mang linh vật, tượng Phật, bồ tát lên chùa để khai quang chỉ có thể áp dụng đối với các tượng vừa và nhỏ. Đối với các pho tượng lớn rất khó mang lên chùa để khai quang. Mang pho tượng lên chùa nhờ các sư thầy am hiểu về khai quang điểm nhãn để thực hiện. Sau khi khai quang, nên cúng dường công đức cho nhà chùa. 

3.3. Các Bước Khai Quang Điểm Nhãn Cho Tượng Phật, Bồ Tát

  1. Cho tượng Phật, Bồ Tát lau chùi hoặc tắm rửa sạch sẽ.
  2. Dùng máy phun khói hơi nước (có tinh dầu thơm trong nước đã trì tụng) mà phun trực tiếp vào vật phẩm đó, sao cho ướt đẫm rồi tẩy rửa toàn diện.
  3. Dùng bột tẩy uế xông khô trên vật phẩm đó cho ấm lên và tẩy sạch hoàn toàn để chuẩn bị hành lễ.
  4. Chuẩn bị tư thế nghiêm trang nhìn trên bàn thờ phật…đọc câu khấn vái tên họ của chủ nhân đó cho phép khai quang vật phẩm này và chỉ từng vật phẩm đó là gì? cầu xin vật phẩm này chấn và chiêu cái gì cho cụ thể.
  5. Khi cầu khẩn xong cho gia chủ thì tiếp đến là đọc 5 biến Khai quang cho vật phẩm “Mở Mắt” Phải hết sức tập trung “Lực” của mình dồn vào vật phẩm đó.
  6. Tiếp đó Khai kinh kệ phật giáo tùy theo trường phái…đọc Kinh Hán ngữ…và nhiều loại Thần Chú đặc biệt khác…sau đó đọc Kinh Pali Ấn độ cho mạnh lên dần (kinh Pali ấn độ chính là nguồn gốc của nước Ấn mà ngài Thích ca mâu ni ngự tại nơi này).
  7. Khi đọc xong rồi dùng một câu kệ của “Kinh mở mắt” để chuẩn bị xuất tượng.
  8. Phần cuối cùng kết thúc cho nghi lễ khai quang điểm nhãn đó là phải Bắt Ấn vẽ lên “Chú” vào vật phẩm này rồi nhìn vào vật khí đó mà Thổi mạnh vào. (lưu ý mắt của người làm phép đó phải nhìn thẳng vào vật khí đó như “Thôi miên” vậy.
  9. Sau phần cuối cùng là mở máy cát-sét cho nghe Kinh kệ cầu an gia chủ.

***Những điều chú ý khi khai quang điểm nhãn

Trong quá trình khấn, khi đọc tên gia chủ thì cần đọc rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh để linh vật tránh nhận nhầm chủ. Hiện nay, có không ít người bán vật phẩm phong thủy bảo rằng linh vật này đã được thầy pháp cao tay trì chú sẵn hoàn toàn là vô căn cứ, làm sao họ có thể biết trước được bạn sẽ mua hàng mà đi làm lễ thay cho bạn. Có khi đeo linh vật ấy vào lại hút hết lộc lá của mình đem qua cho người bán!

Mời đọc thêm:

Cách Khai Thị và Cứu Chúng Sanh về Tây Phương Cực Lạc

Kinh Phật Nguyên Thủy

Phật Pháp Nhiệm Màu

Kinh Phật Thường Tụng

Tử vi phương đông

Tin về Phong tục tập quán

Tuy có chút nóng nảy nhưng anh ấy là cung hoàng đạo có tính cách rất đáng yêu.

Phong tục tập quán - 3 tháng trước
Ngay cả khi Kim Ngưu tức giận, chỉ cần bạn đủ thân thiện, bạn có thể xoa dịu cơn giận của họ

Lời khuyên cải thiện mối quan hệ với người khác giới theo 12 cung hoàng đạo

Phong tục tập quán - 3 tháng trước
Bạch Dương cần học cách kiềm chế cảm xúc của mình, suy nghĩ kỹ trước khi nói và chừa chỗ cho người khác.

Top 5 Cung Hoàng Đạo Yêu Sâu Đậm Nhất

Phong tục tập quán - 3 tháng trước
Tình yêu đối với một Kim Ngưu là tạo ra một mối quan hệ lâu dài dựa trên sự tin tưởng và ổn định.

Những cung hoàng đạo nào sẽ gặp may mắn về sự nghiệp trong năm 2025

Phong tục tập quán - 3 tháng trước
Bọ Cạp cũng có khả năng học hỏi và thích ứng mạnh mẽ. Họ có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc và những thách thức mới.

Số 9 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 4 tháng trước
Những người có đường đời số 9 có một tâm trí rất giàu trí tưởng tượng và sáng tạo,

Số 8 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 4 tháng trước
Nếu bạn thuộc số 8, bạn hẳn đã nhận thấy rằng bạn có xu hướng dễ bị sao nhãng và rất khó để bạn tập trung toàn bộ sự chú ý vào một dự án

Số 7 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 4 tháng trước
Nếu bạn đã tính toán và phát hiện ra rằng mình thuộc nhóm số 7, bạn là một người đặc biệt vì bạn không thích bất cứ điều gì thêm thắt và thích mọi thứ

Số 6 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 4 tháng trước
Số học 6 được biết đến là "Mẹ" của tất cả các con số trong Số học vì nó liên quan đến trách nhiệm gia đình và giữ mọi người lại với nhau.

Số 5 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 5 tháng trước
Theo số học, những người có số học là 5 sẽ trở thành những nhà văn, nhân viên bán hàng, người của công chúng, quản lý người nổi tiếng, v.v. tuyệt vời.

Số 4 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 5 tháng trước
Những người có số 4 trong số học rất thực tế đối với cuộc sống và thực tế. Họ thích tìm hiểu mọi chi tiết về những điều họ muốn biết.