Bất cứ trong một tôn giáo, một triết học nào, phần nhân sinh quan vẫn là quan trọng.
Bất cứ trong một tôn giáo, một triết học nào, phần nhân sinh quan vẫn là quan trọng. Là thuật ngữ liên quan đến phạm trù triết học, tôn giáo và tín ngưỡng, có ảnh hưởng to lớn đến cuộc đời của con người và tư tưởng của xã hội. Dưới đây hãy cùng Thienmenh.Net tìm hiểu về cụm từ “nhân sinh quan” nghĩa là gì và thông qua góc độ của Phật giáo mang trong mình những giá trị nào nhé!
Vậy nhân sinh quan là quan niệm về sự sống con người.
Nhân sinh quan là một phạm trù dùng để chỉ những quan niệm, quan điểm mang tính định hướng của con người về mối quan hệ của họ với gia đình, xã hội và môi trường tự nhiên.
Theo từ điển tiếng Việt thông dụng thì nhân sinh quan là quan niệm về cuộc đời, thành hệ thống bao gồm có lẽ sống, lý tưởng hoặc lối sống… Còn theo từ điển tiếng Việt của viện ngôn ngữ học định nghĩa nhân sinh quan là quan niệm thành hệ thống về cuộc đời, về ý nghĩa cũng như mục đích sống của con người.
Hiểu đơn giản thì nhân sinh quan là cách con người nhìn nhận cuộc đời hay cái đạo làm người của chúng ta. Nhân sinh quan có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nguồn gốc của mọi suy nghĩ, chi phối hành vi và các hoạt động của con người trong đời sống hoặc nhân sinh quan là quan niệm của mỗi chúng ta về những định luật diễn hóa trong đời sống nhân loại và sự sống của con người. Theo đó nhân sinh quan chính là một vấn đề quan trọng đối với mỗi con người, là toàn bộ những kinh nghiệm, cách nhìn nhận chung nhất về cuộc sống của con người và cũng là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt mục tiêu, hành động của con người. Nói ngắn gọn thì nó là cách người ta nhìn cuộc đời hay là cái đạo làm người của mỗi chúng ta.
Việc nghiên cứu nhân sinh quan chính là nghiên cứu về tư tưởng, thái độ, hành vi của con người. Mỗi thời đại khác nhau thì con người sẽ có nhân sinh quan khác nhau vì nhân sinh quan luôn đồng hành với sự phát triển của xã hội.
Có rất nhiều cách phân chia các loại hình của nhân sinh quan, có thể phân chia từ góc độ nhân sinh quan cá nhân hay nhân sinh quan cộng đồng, có thể phân chia dựa trên vai trò của nhân sinh quan (tích cực hay tiêu cực), hoặc có thể phân chia theo trình độ nhận thức và tư duy của con người.
Tiếp cận từ cách phân chia dựa trên vai trò của nhận thức và lý tính, có thể thấy, trong quá trình phát triển của mình, nhân sinh quan tồn tại dưới ba hình thức cơ bản: nhân sinh quan thần thoại, nhân sinh quan tôn giáo, nhân sinh quan triết học.
Nguồn gốc: Xét về nguồn gốc, nhân sinh quan Phật giáo được hình thành và phát triển gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo trên cơ sở tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội và tiền đề tư tưởng văn hóa Ấn Độ cổ đại trước công nguyên. Bên cạnh đó nó còn xuất phát từ tấm lòng từ bi, cứu khổ cứu nạn, giải thoát con người trước nỗi khổ trầm luân.
Nhân sinh quan Phật giáo sẽ là một hệ thống các quan niệm, quan điểm của Phật giáo về nguồn gốc, bản chất cũng như cấu tạo con người. Chi phối cũng như định hướng mục tiêu, thái độ sống và giá trị của con người. Mục đích cuối cùng của Phật giáo chính là giải thoát con người ra khỏi kiếp khổ trầm luân.
Do vậy triết lý nhân sinh xét dưới góc độ giải thoát con người sẽ chính là giá trị cơ bản của hệ thống giáo lý trong nhà Phật. Đức Phật đã nhìn rõ được sự đau khổ của đời sống con người, giúp cho con người nhận biết và để giải thoát nỗi khổ. Tuy nhiên muốn thoát được khổ thì con người phải tự phấn đấu, tự tu tâm nơi chính mình chứ không nên cầu mong vào một ai khác ngoài bản thân họ cả.
Nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo tập trung vào 2 vấn đề chính, cơ bản nhất là sự khổ não và sự giải thoát khỏi nỗi khổ. Khổ là sự tất yếu, sự luân hồi, muốn thoát khỏi khổ đau thì con người phải tu tâm dưỡng tính, tích công đức để tự mình thoát khỏi vòng luân hồi, nghiệp chướng.
Để giải thoát chúng sinh khỏi nghiệp nhân quả luân hồi, Đức Phật đã nêu ra Tứ diệu đế và Thập nhị nhân duyên.
Tứ diệu đế là bốn chân lý giải thoát mà con người cần phải nhận thức bao gồm: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.
Thập nhị nhân duyên là phép tu hành của Duyên giác thừa, chủ yếu quan sát mọi sự vật cho đến luân hồi đều do nhân duyên; nhân duyên hội họp thì gọi là sinh, nhân duyên tan rã thì gọi là diệt, sự thật vốn không có gì sinh - diệt cả.
Bao gồm: vô minh (u mê, không sáng suốt); hành; thức; danh sắc; lục nhập; xúc; thọ; ái; thủ; hữu; sinh; lão tử.
Phật giáo thừa nhận “Nhân sinh đa khổ”. Dù người sanh trong giai cấp nào, ở địa vị nào, ở hoàn cảnh nào cũng đều đau khổ. Cái đau khổ căn bản không ai có thể tránh được.
Có một số người cho rằng quan niệm Phật giáo như vậy là thái quá. Ví dụ khi người ta đói là khổ, nhưng được ăn là vui, khi lạnh là khổ, được mặc ấm là vui. Như vậy đời người vừa có khổ cũng vừa có vui.
Nghĩ thế là sai lầm. Cái khổ vui đói no, ấm lạnh bên ngoài là những khổ vui mong manh cạn cợt không đáng kể. Phật giáo nói khổ vui là nhắm vào phần căn bản, là nghĩ đến cuộc đời đen tối, phủ vây bởi sanh, già, bệnh, chết… Khổ mà Phật giáo nói là cái khổ do sự mâu thuẫn tạo thành.
Là con người ai cũng mong mình được sống lâu, trẻ mãi, muốn mình mạnh khỏe luôn đừng đau ốm. Nhưng (thiên nhiên không cho phép, cứ thúc đẩy bắt buộc) chúng ta lại phải đau, phải già, phải chết. Sự mâu thuẫn này khiến con người khổ đau vô tận.
Một vùng nắng hạn đốt khô lúa mạ hoa màu, bỗng đổ một trận mưa to làm cho con người rất thỏa mãn. Nhưng nếu mưa cứ đổ mãi, đường sá ngập lụt thì người trở lại ta - thán kêu rêu… Bởi hoàn cảnh ít khi chiều theo ý muốn con người nên sự mâu thuẫn giữa người với thiên nhiên bao giờ cũng có. Do đó tạo thành một cuộc xung đột thường xuyên giữa người với ngoại cảnh.
Trong tâm hồn chúng ta tình cảm và lý trí thường xung đột nhau. Khi bị tình cảm lôi cuốn ta làm sai, nghĩ quấy, kịp đến lý trí sáng lên là mở một cuộc trừng phạt nặng nề. Cứ thế mãi, giữa tình cảm và lý trí một bên kéo đi, một bên lôi lại tạo thành một cuộc xung đột, thanh trừng thường xuyên trong nội tâm. Đó là tình trạng đau khổ trầm trọng trong con người ta với ta. Điều đau khổ này có thể hết, là khi nào lý trí toàn thắng tình cảm.
Bài viết trên đây đã chia sẻ một số thông tin xoay quanh khái niệm “nhân sinh quan” và giá trị của nó trong Phật giáo. Mong rằng đã giúp các bạn hiểu và thêm yêu những giá trị triết lý, khái niệm trừu tượng theo quan điểm của Phật giáo.
Xem thêm: