Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn Thực

Phong tục tập quán

Theo tục lệ, vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch, các gia đình người Việt dậy sớm, xay bột, đồ đỗ xanh, làm bánh trôi, bánh chay, nấu xôi chè lễ Phật và cúng gia tiên

Tết Hàn thực hay còn gọi là Tết bánh trôi bánh chay, rơi vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch. Trong tiếng Hán, "Hàn" nghĩa là lạnh, "thực" nghĩa là ăn. Như vậy Tết Hàn thực có thể hiểu là ngày tết ăn đồ lạnh.

1. Nguồn gốc ngày Tết Hàn Thực

Tết Hàn Thực là ngày tết truyền thống này xuất hiện tại một số tỉnh của Trung Quốc, miền Bắc Việt Nam và một số cộng đồng người gốc Hoa trên thế giới. 

Theo các nhà nghiên cứu về văn hóa, Tết Hàn thực ở Việt Nam được bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc qua tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc được lưu truyền tới ngày nay.

Đó là vào đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở.

Lúc bấy giờ, có một người hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, do lương thực hết nên Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng.

Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong 19 năm trời, cùng nhau nếm trải bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công trong khi tòng vong, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi.

Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chứ không có công lao gì đáng nói. Nghĩ vậy, Giới Tử Thôi về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.

Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh. Rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy.

Nhà vua hối hận cho lập miếu thờ. Hàng năm, đến ngày 3 tháng 3 theo lịch âm là ngày chết cháy của 2 mẹ con Tử Thôi thì cấm dùng lửa nấu ăn, ngay cả việc làm cỗ cúng cũng phải làm từ hôm trước, đây được coi là ngày Tết Hàn thực.

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn Thực

2. Ý nghĩa Tết Hàn Thực của người Việt

Dù bắt nguồn từ một truyền thuyết của Trung Quốc nhưng khi du nhập vào Việt Nam, phong tục này lại có những thay đổi phù hợp với văn hóa, tập quán của người Việt.

Theo các nhà nghiên cứu, tên gọi của Tết Hàn Thực nghe có vẻ bắt chước từ Trung Quốc nhưng không phải, mà khi vào Việt Nam, nó đã hợp nhất với tết bánh trôi, bánh chay, tết tháng 3 của người Việt. Bản thân ngày tết này cũng mang ý nghĩa và thể hiện rõ nét về đặc trưng văn hóa, lối sống, những khát vọng mơ ước rất riêng của người Việt.

Chính điều này đã tạo nên sức sống lâu bền của ngày tết bánh trôi, bánh chay. Khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc - thường không đốt lửa trong 3 ngày và chỉ ăn đồ lạnh đã nấu sẵn trước đó. Còn ở Việt Nam, người dân không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn diễn ra bình thường. 

Xem ngày tốt 2022 tại ThienMenh

2.1. Hướng về cội nguồn

Việc dùng bánh trôi, bánh chay để cúng lễ cũng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Thứ nhất, nó thể hiện cho văn hóa lúa nước. Cả hai thứ bánh đều được làm từ bột gạo nếp thơm, thành quả lao động vất vả mới có được để dâng lên ông bà, tổ tiên. Ngoài ra, nó còn bắt nguồn từ tích truyện “bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ”. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển. 

2.2. Truyền thống dân tộc

Bánh trôi bánh chay là đặc trưng của ngày tết hàn thực. Từ xa xưa bánh trôi bánh chay đã đi vào thơ ca dân tộc như những món ăn đặc trưng phổ biến của người Việt. Hai thứ bánh trôi và chay đều làm từ bột gạo nếp thơm. Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra vừa chín tới. Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn đổ nước đường lên trên.

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn Thực

2.3. Ôn lại chuyện xưa

Vào những ngày này, cùng người thân thưởng thức một đĩa bánh trôi, bánh chay ta như cảm nhận được nhân tình thế thái. Nhiều người còn truyền tai nhau rằng, ăn bánh trôi bánh chay vào ngày này để ôn lại những chuyện xưa cũ, chuyện một thời đã xa của dân tộc ta.

Những truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để rồi cứ đến ngày Tết Hàn thực, người người nhà nhà lại nô nức chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay. Với mùi thơm phức của đỗ xanh, đường mật, không khí tết dường như trở nên sôi động và ý nghĩa hơn.

3. Tết hàn thực của người Việt gắn với bánh trôi, bánh chay

Theo tục lệ, vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch, các gia đình người Việt dậy sớm, xay bột, đồ đỗ xanh, làm bánh trôi, bánh chay, nấu xôi chè lễ Phật và cúng gia tiên như một cách để tưởng nhớ người thân vào những ngày cuối xuân. Nếu không tự làm được bột, có thể mua sẵn bột ngoài chợ, mang về nhào bột lại, nặn bánh sao cho tròn, vẫn không làm giảm đi sự háo hức và thiêng liêng khó tả.

Nhắc đến bánh trôi bánh chay, người Việt thường nghĩ đến sự quây quần, sum họp. Vốn là dân tộc đề cao sự gắn kết gia đình và tình cảm ruột thịt, ngày Tết Hàn thực còn là cái cớ để các gia đình Việt ở bên nhau, mỗi người một việc, cùng nấu nồi bánh trôi bánh chay dâng lên tổ tiên. Nếu như ở thời xa xưa nghèo khó, người ta mong chờ Tết Hàn thực để được ăn bánh trôi bánh chay - món ăn có thể là thứ gì đó rất xa xỉ và thượng hạng, thì ngày nay, ngày Tết này được coi là cơ hội cho bọn trẻ phân biệt đâu là bột gạo, đâu là bột nếp, và giải thích cho chúng về "hiện tượng" thú vị "bảy nổi ba chìm với nước non".

Cũng theo một số nghiên cứu, thực tế Tết Hàn thực của người Việt không phải để tưởng nhớ đến Tử Thôi mà mang ý nghĩa đánh dấu sự chuyển mình của vạn vật.

Khi tiết trời bước sang tháng 3 sẽ bắt đầu nóng lên, chuẩn bị bước sang mùa hè. Người Việt xưa đã sáng tạo ra món bánh trôi, bánh chay là những món ăn nguội, mang tính mát. Món ăn này vị ngọt thanh, rất phù hợp cho những ngày nóng nực.

Trong Tết Hàn thực, người Việt thường dùng bánh trôi, bánh chay để cúng gia tiên. Vì thế, ngoài tên gọi Tết Hàn thực, ngày 3 tháng 3, với người Việt còn có tên gọi khác là Tết bánh trôi, bánh chay.

Tra cứu lịch vạn niên tại ThienMenh

4. Tìm hiểu thêm về món bánh ít người biết dịp mùng 3 tháng 3

Ngoài bánh trôi bánh chay, Tết Hàn thực ngày xưa ông bà ta còn ăn một loại bánh khác có cái tên rất lạ, đó là bánh Xuân Thái.

Bánh Xuân Thái (春菜), "春" chỉ mùa xuân, "菜" nghĩa là rau, hiểu nôm na là loại bánh cuốn có nhân thịt và rau tươi mùa xuân bên trong. Bởi vì hình dạng khá giống bánh cuốn và gỏi cuốn ngày nay, nên nó được xem là phiên bản cổ của hai loại bánh trên. Bánh xuất hiện từ thời Lý – Trần và được các tài liệu lịch sử cùng thời ghi nhận như biểu tượng của Tết Hàn Thực: "Vào Tết Hàn Thực, đem bánh cuốn tặng nhau" (trích dẫn An Nam chí lược, sử gia Lê Tắc). Như vậy, có lẽ mãi đến thời Lê Nguyễn, tục bánh trôi bánh chay mới xuất hiện, còn trước đó ông bà ta đều ăn bánh và tặng nhau bánh cuốn.

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn Thực

Về phần vỏ, bánh Xuân Thái cũng giống bánh cuốn miền Bắc ở chỗ làm từ bột gạo, thường là bột gạo hơi cũ một chút, giúp bánh bớt dính và dễ cuốn thành hình hơn. Nhân bên trong bao gồm các loại thịt đã được xào chín và rau tươi, rau thơm như rau mùi, bạc hà… Tuy nguyên liệu bình dân nhưng người tráng bánh và cuốn bánh phải thật khéo, đảm bảo quấn thành hình trụ thon dài, tròn đẹp đẹp mắt và không bị rách mới đủ tiêu chuẩn đem lên mâm cúng ông bà.

Bánh Xuân Thái theo sử sách ghi lại thì đã tồn tại trong lịch sử Việt Nam từ rất lâu đời, với sắc thái và ý nghĩa riêng biệt với món ăn Hàn thực của Trung Quốc. Món Hàn thực ở nước bạn hoàn toàn kiêng lửa, nhưng bánh Xuân Thái ở Việt Nam thì không. Tết Hàn thực ở nước bạn gắn với tích về một vị anh hùng dân tộc, nhưng Hàn thực của ta hoàn toàn hướng về đạo ông bà. 

Cho đến bây giờ, người ta cũng chỉ biết người thời Lý, Trần ăn bánh cuốn vào mùng 3/3 Âm Lịch chứ không mấy ai hiểu tại sao. Hoặc đơn giản như trong đôi câu thơ của Trần Nhân Tông, bánh Xuân Thái có rau có thịt, là tinh hoa đất trời mùa xuân - hạ, mùa màng nở rộ, mang đầy ý nghĩa tốt đẹp để thưởng thức và dâng lên gia tiên.

Xin được trích dẫn mấy câu thơ của Trần Nhân Tông để khép lại bài viết này tại đây:

"Múa giá chi rồi, thử áo xuân

Hôm nay Hàn thực, buổi thanh thuần

Bánh rau tinh khiết đầy mâm ngọc

Phong tục An Nam theo cổ nhân"

(Bản dịch Hán Việt: Trần Lệ Văn)

Xem thêm: Văn khấn và sắm lễ cúng Tết Hàn Thực 

Tử vi phương đông

Tin về Phong tục tập quán

10 Dấu Hiệu Của Trí Tuệ Cảm Xúc

Phong tục tập quán - 8 tháng trước
Trí tuệ cảm xúc bắt đầu với cái được gọi là nhận thức cá nhân và xã hội, khả năng nhận biết cảm xúc và tác động của chúng.

Giải Mã Giấc Mơ: Mơ Thấy Răng Rụng Có Ý Nghĩa Gì?

Phong tục tập quán - 9 tháng trước
Giấc mơ có nhiều cách giải thích khác nhau tùy theo bối cảnh mà những đồ vật hoặc tình huống đó được mơ.

3 Quy Tắc Và 5 Mẹo Kiểm Soát Tính Bốc Đồng

Phong tục tập quán - 9 tháng trước
Khi bạn khám phá ra các chiến lược để bỏ qua các triệu chứng bốc đồng và hậu quả là mất kiểm soát cảm xúc, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhiều về m

Số Nợ Nghiệp Chướng Và Ý Nghĩa Của Chúng

Phong tục tập quán - 10 tháng trước
Khi ai đó được sinh ra, họ mang theo năng lượng số tùy thuộc vào ngày sinh và tên mà họ nhận được.

Mẹo Để Giữ Bình Tĩnh Trong Những Tình Huống Căng Thẳng Theo Cung Hoàng Đạo

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Thông qua Chiêm tinh, bạn có thể hiểu rõ hơn về đặc điểm tính cách của từng cung và thông qua chúng, hiểu rõ hơn cách bạn đối phó với căng thẳng và nh

Ý Tưởng Giúp Bạn Kiên Cường Trong Thời Kỳ Khủng Hoảng

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Nếu bạn có một mục tiêu tối cao ở phía trước, bạn sẽ không đạt được nó bằng cách chạy theo nó. Bạn phải tiến bộ dần dần, đặt ra những mục tiêu ngắn hạ

5 Cách Xây Dựng Khả Năng Phục Hồi Cảm Xúc Của Bạn

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Sự tăng trưởng và phát triển cá nhân diễn ra mạnh mẽ hơn khi mọi người bước ra khỏi vùng an toàn của họ.

6 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Đang Lãng Phí Cuộc Đời Mình

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Nếu bạn không sống đích thực, có lẽ bạn đang phải đối mặt với một số nỗi sợ hãi và trở ngại khiến bạn không thể tiến lên phía trước.

7 Đặc Điểm Của Người Tự Nhận Thức - Tích Cực

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Những người tự nhận thức có khả năng điều chỉnh cách tiếp cận và phong cách của họ cho phù hợp với các tình huống khác nhau

7 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Đang Yêu Nhầm Người

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Bài viết này có vẻ hơi buồn, nhưng nó sẽ làm sáng tỏ những điều mà mọi người chỉ khám phá ra khi họ trải qua những tình huống khó khăn trong tình yêu.