Nghi Lễ và Thủ Tục cần thiết trong đám cưới truyền thống của người Việt Nam

Phong tục tập quán

Đối với người Việt, lễ cưới là một trong bốn nghi lễ quan trọng và được xã hội quan tâm nhiều hơn cả.

Trong đời sống hôn nhân của người Việt Nam, khi trai gái lấy nhau, người Việt gọi là đám cưới, lễ cưới hoặc gọn hơn là cưới. Đối với người Việt, lễ cưới là một trong bốn nghi lễ quan trọng và được xã hội quan tâm nhiều hơn cả. Cùng tìm hiểu một số thủ tục và nghi lễ trong đám cưới truyền thống của người Việt dưới đây.

Một số thủ tục chính trong đám cưới truyền thống của người Việt

Tục lệ là một bộ phận cấu thành, không thể thiếu được của nền văn hoá truyền thống. Tục lệ chính là phong tục tập quán. Nó chịu sự chi phối của yếu tố lịch sử và hoàn cảnh địa lý. Vì vậy tục lệ không chỉ là một tiêu chuẩn quan trọng để phân loại dân tộc, mà còn là một trong những nội dung cốt lõi của nền văn minh.

Tục cưới hỏi là nghi thức của con người, cưới hỏi là chuyện trọng đại của đời người, cho nên nội dung của nó cũng vô cùng phong phú và luôn luôn thu hút được sự quan tâm chú ý của mọi tầng lớp.

Việc tổ chức lễ cưới tại mỗi địa phương, mỗi vùng miền Việt Nam lại có những khác biệt hay những tập tục phong tục riêng biệt, tạo nên nét đặc trưng phong tục cưới hỏi của người Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn chung lại thì thủ tục đám cưới truyền thống Việt Nam có những bước cơ bản cần được đảm bảo.

Đời người có 3 việc quan trọng, mà cưới hỏi là một trong 3 việc đó, vậy trước ngày cưới cần tiến hành rất nhiều thủ tục cưới hỏi như: Dạm Ngõ, Lễ Ăn Hỏi, trong đám cưới cần có lễ xin dâu, lễ rước dâu, lễ tơ hồng, lễ hợp cẩn, lễ lại mặt, lễ cheo… Mọi thủ tục nghi lễ cưới hỏi hiện nay đều đã được tối giản, và được thực hiện để phù hợp với từng gia đình, từng vùng miền nhưng vẫn đảm bảo một đám cưới đầy đủ, trọn vẹn.

Nghi Lễ và Thủ Tục cần thiết trong đám cưới truyền thống của người Việt Nam

Nghi lễ chính trong đám cưới truyền thống tại Việt Nam

Mục đích tổ chức hôn lễ của người Việt Nam từ xưa cũng khá tương đồng so với ngày nay. Để thông báo cho mọi người biết và để cho hai người chính thức được trở thành vợ chồng, xây dựng gia đình riêng cho mình, người ta mới tổ chức hôn lễ. Đồng thời cũng muốn bày tỏ sự khẳng định quyền và nghĩa vụ của hai vợ chồng đối với gia đình. Dù là vợ hay chồng đều phải giữ lời hứa của mình để bảo vệ quyền lợi và danh dự cho cả hai bên. Và đương nhiên người khác cũng phải tôn trọng nhân cách của cả hai người, phải thừa nhận quan hệ vợ chồng của họ và không được phép có bất kỳ hành động đen tối nào nhằm phá vỡ hạnh phúc gia đình đó.

Có thể thấy, trình tự tiến hành lễ cưới của người Việt Nam, từ Nam chí Bắc, từ miền ngược đến miền xuôi – tên gọi có thể khác nhau, nhưng đều thống nhất bằng một số nghi lễ như sau:

Lễ chạm ngõ hay đám nói

Đây là một phần quan trọng trong nghi lễ cưới cưới truyền thống nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ chạm ngõ là thủ tục đầu tiên dành cho đám cưới truyền thống của người Việt. Lễ chạm ngõ là vào ngày tốt nhà trai sẽ mang lễ vật như trầu, cau, rượu, chè sang nhà gái. Trong đó, trầu cau là lễ vật chính. Vì theo quan niệm của người Việt “miếng trầu là đầu câu chuyện”, là biểu thị cho tình nghĩa vợ chồng keo sơn, gắn kết bền chặt, thủy chung như câu chuyện cổ tích trầu cau của người xưa để lại. Ý nghĩa của nghi thức này sau khi hoàn thành tức là người con gái trở thành người có nơi có chốn, có ước hẹn.

Lễ ăn hỏi

Lễ vấn danh hay còn gọi là lễ ăn hỏi. Theo cách gọi của mộc mạc của dân gian đó là ngày bỏ rào. Khi lễ ăn hỏi được tiến hành nghĩa là người con gái đó đã có nơi có chốn, không được để ý nhòm ngó bên ngoài. Mà phải giữ lễ tiết với chồng và có bổn phận trách nhiệm với nhà chồng. Lễ ăn hỏi cũng là dịp để hai gia đình ngồi lại với nhau để xem ngày đẹp và định ngày cưới.

Sau lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ mang lễ vật nhà trai mang sang để phân phát cho họ hàng với mục đích báo hỷ. Thông thường cau trầu được bọc trong giấy màu hồng hoặc hộp. Còn nhà trai sẽ báo hỷ với họ hàng bằng việc đi phát thiệp mời đám cưới.

Nghi lễ cưới này đánh dấu một chuyển đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: Cô gái được hỏi đã chính thức trở thành vợ chưa cưới của chàng trai đi hỏi.

Lễ vật của lễ hỏi là cau tươi, cốm, chè (trà), rượu, bánh phu thê, phong bì tiền, heo quay, trái cây… để thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái.

Nghi Lễ và Thủ Tục cần thiết trong đám cưới truyền thống của người Việt Nam

Số lượng mâm quả trong lễ ăn hỏi có thể chẵn hoặc lẻ tùy theo tập quán của gia đình, vùng miền, nhưng thường mọi người vẫn có thói quen chọn số mâm quả là chẵn, tượng trưng cho ý nghĩa có đôi có cặp.

Lễ cưới

Theo nghi thức đám cưới truyền thống, trong ngày cưới nhà trai phải thực hiện nghi lễ đầu tiên là lễ nạp tài. Trước khi tổ chức hôn lễ nhà trai sẽ mang sính lễ bao gồm trầu cau, gạo nếp, thịt lợn, quần áo cũng như đồ trang sức cho cô dâu sang nhà gái. Ý nghĩa của việc nạp tài là nhằm mục đích đóng góp với nhà gái tiền cỗ bàn, đồ nữ trang cho cô dâu làm vốn sau này.

Tuy nhiên, do hiểu sai mục đích của lễ nạp tài nên ở nhiều nơi, nghi thức này đã biến tướng thành hình thức thách cưới nặng nề. Đây là hủ tục còn tồn tại ở nhiều vùng đồng bào dân tộc và một số địa phương cần loại bỏ sớm, để đám cưới thực sự là ngày hạnh phúc của đôi uyên ương.

Lễ xin dâu và lễ rước dâu

Trước giờ đón dâu, mẹ chú rể sẽ cùng một người thân trong gia đình đến nhà gái đem cơi trầu, chai rượu để báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, nhà gái yên tâm chuẩn bị đón tiếp.

Trong lễ rước dâu truyền thống, vị trí đầu đoàn thường đầu là đại diện nhà trai; tiếp đến là bố chú rể, chú rể và bạn bè. Đoàn rước dâu nên có đội hình gọn nhẹ để mọi việc nhanh chóng và diễn ra thoải mái hơn. 

Sau khi hoàn thành tổ chức tiệc ở nhà gái, nhà trai sẽ tiến hành lễ rước dâu. Lễ rước dâu truyền thống được thực hiện như sau: Đoàn rước dâu nhà trai sẽ đi theo từng đoàn, người cao tuổi trong dòng họ sẽ cầm hương đi trước theo sau là những người mang sính lễ.

Nghi Lễ và Thủ Tục cần thiết trong đám cưới truyền thống của người Việt Nam

Tại nhà gái, đại diện người cao tuổi sẽ thắp hương và vái trước bàn thờ tổ tiên cùng rước đoàn nhà trai vào. Cô dâu và chú rể cũng làm lễ trước bàn thờ gia tiên nhà gái. Sau đó, cô dâu chú rể bưng trầu đi mời họ hàng. Bố mẹ và gia đình sẽ tặng quà cho con gái. Đồng thời nhà gái cũng bày cỗ bàn để quan viên hai họ cùng chung vui. Tiệc tan, đoàn sẽ rời nhà gái về nhà trai và tổ chức hôn lễ tại đó. Họ nhà gái chọn sẵn người đi theo cô gái, gọi là các cô phù dâu.

Khi đoàn rước dâu về đến ngõ, mẹ chồng sẽ cầm bình vôi tránh mặt một lúc để cô dâu bước vào nhà. Đến nay, chưa có những giải thích cụ thể về nghi lễ này. Nhưng dân gian cho rằng, đây là cách để giải quyết xung khắc “cảnh mẹ chồng nàng dâu” sau này.

Sau nghi lễ rước dâu, một số địa phương còn có Lễ tơ hồng, Trải giường chiếu, Lễ hợp cẩn. Nhưng nghi thức này không phổ biến nên chúng ta không đi sâu tìm hiểu.

Xem thêm ngày tốt để tổ chức đám cưới tại ThienMenh

Lễ lại mặt

Sau ngày cưới, mẹ chồng sẽ chuẩn bị cho đôi vợ chồng son một mâm lễ nhỏ để cả hai mang về nhà gái. Lễ này còn được gọi là lễ nhị hỷ. Thời gian đôi uyên ương về nhà gái là từ 1 đến 4 ngày sau lễ cưới.

Thời gian sẽ tùy thuộc vào khoảng cách địa lý giữa 2 nhà cũng như điều kiện, công việc của đôi trẻ. Thông thường, lễ lại mặt thường diễn ra buổi sáng, hiếm khi thăm nhà gái vào lúc tối hay chiều muộn.

Lễ vật mang theo của lễ lại mặt nếu nhà nghèo là ba lá trầu, ba quả cau, một nậm rượu, nhà giàu thì có thêm mứt sen, bánh, kẹo, giàu hơn nữa thì có lợn quay, xôi gấc làm lễ. Lễ xong, nhà gái đem chia, biếu cho những người thân trong họ. Khi trở về nhà mình cô dâu có thể thông báo tình hình bên nhà chồng mà đặc biệt là đặc điểm của chồng: tính cách như thế nào, thái độ đối xử với vợ ra sao,., cho bố mẹ cô gái biết. Ngày đó, bố mẹ vợ làm một mâm cơm thịnh soạn để mời cặp vợ chồng mới cưới.

Tra cứu lịch âm dương tại ThienMenh

Lễ cheo

Trong đám cưới truyền thống, lễ cheo rất được chú trọng và là một nghi lễ quan trọng của đám cưới. Những nhà nho học ngày xưa, gọi lễ cheo là lễ lan nhai (nhiều người đọc ra là lễ lan giai). Lan nhai có nghĩa là tiền nộp cheo cho làng khi nhà trai đến đón dâu ở nhà gái.

Lễ cheo được tiến hành trước nhiều ngày hoặc sau lễ cưới 1 ngày. Nghi lễ này được tiến hành như sau: Nhà trai sẽ mang lễ vật hoặc tiền bạc đến cho làng của cô dâu, để mong nhận được sự công nhận của làng xóm đối với chú rể. Hiện nay, thủ tục này đã không còn thay vào đó khi các cặp đôi đăng ký kết hôn sẽ ra ủy bản để đăng ký và khai báo.

Đó là nghi thức truyền thống. Ngày nay, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy có các sự kết hợp và tinh giản như sau: Lễ dạm ngõ chỉ là bữa cơm thân mật giữa hai bên gia đình. Lễ rước dâu ngày nay là sự kết hợp của cả Lễ hỏi, Lễ xin hôn và nghi thức rước dâu thường được làm trước một ngày hoặc chính trong ngày diễn ra tiệc cưới chính (nhưng là buổi sáng).

Nghi Lễ và Thủ Tục cần thiết trong đám cưới truyền thống của người Việt Nam

Trên đây là một số thông tin về thủ tục, lễ nghi trong đám cưới truyền thống ở Việt Nam, các cặp đôi nên tìm hiểu xem ngày đẹp để tổ chức đám cưới. Bên cạnh đó việc tìm hiểu trình tự chuẩn bị đám cưới Việt Nam theo truyền thống phong tục sẽ giúp mỗi cặp đôi chủ động trong việc hoàn thiện hôn lễ của chính mình trọn vẹn và ý nghĩa nhất.

Xem thêm tử vi hàng ngày tại ThienMenh

Tử vi phương đông

Tin về Phong tục tập quán

Màu sắc may mắn và không may mắn cho cung Sư Tử năm 2025

Phong tục tập quán - 4 tuần trước
Màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, hòa bình và tươi mới. Đối với cung Sư Tử, đây là màu có thể giúp họ giữ được sự bình tĩnh

Tuy có chút nóng nảy nhưng anh ấy là cung hoàng đạo có tính cách rất đáng yêu.

Phong tục tập quán - 7 tháng trước
Ngay cả khi Kim Ngưu tức giận, chỉ cần bạn đủ thân thiện, bạn có thể xoa dịu cơn giận của họ

Lời khuyên cải thiện mối quan hệ với người khác giới theo 12 cung hoàng đạo

Phong tục tập quán - 7 tháng trước
Bạch Dương cần học cách kiềm chế cảm xúc của mình, suy nghĩ kỹ trước khi nói và chừa chỗ cho người khác.

Top 5 Cung Hoàng Đạo Yêu Sâu Đậm Nhất

Phong tục tập quán - 8 tháng trước
Tình yêu đối với một Kim Ngưu là tạo ra một mối quan hệ lâu dài dựa trên sự tin tưởng và ổn định.

Những cung hoàng đạo nào sẽ gặp may mắn về sự nghiệp trong năm 2025

Phong tục tập quán - 8 tháng trước
Bọ Cạp cũng có khả năng học hỏi và thích ứng mạnh mẽ. Họ có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc và những thách thức mới.

Số 9 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 8 tháng trước
Những người có đường đời số 9 có một tâm trí rất giàu trí tưởng tượng và sáng tạo,

Số 8 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 8 tháng trước
Nếu bạn thuộc số 8, bạn hẳn đã nhận thấy rằng bạn có xu hướng dễ bị sao nhãng và rất khó để bạn tập trung toàn bộ sự chú ý vào một dự án

Số 7 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 8 tháng trước
Nếu bạn đã tính toán và phát hiện ra rằng mình thuộc nhóm số 7, bạn là một người đặc biệt vì bạn không thích bất cứ điều gì thêm thắt và thích mọi thứ

Số 6 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 8 tháng trước
Số học 6 được biết đến là "Mẹ" của tất cả các con số trong Số học vì nó liên quan đến trách nhiệm gia đình và giữ mọi người lại với nhau.

Số 5 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 9 tháng trước
Theo số học, những người có số học là 5 sẽ trở thành những nhà văn, nhân viên bán hàng, người của công chúng, quản lý người nổi tiếng, v.v. tuyệt vời.