Lễ ăn cơm mới - Dấu ấn đặc sắc trong văn hóa người Ê đê

Phong tục tập quán

Hàng năm, sau khi thu hoạch, người Ê đê ở Tây Nguyên tổ chức lễ ăn cơm mới, vừa để tạ ơn thần, vừa để vui mừng chung hưởng kết quả của một quá trình lao động nhọc nhằn.

1. Nguồn gốc truyền thống lễ ăn cơm mới của người Ê đê

Trong các thần được tôn thờ, thì thần lúa được tôn trọng không kém thần nước, thần núi, thần lửa... Do đó, nương rẫy là nơi thiêng liêng, hạt lúa sinh ra từ nương rẫy là sản phẩm được các thần ban phát để nuôi sống con người.

Các dân tộc bản địa Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng, có một nền văn hóa nghi lễ - lễ hội vô cùng độc đáo. Theo quan niệm của người Êđê, sau khi lúa được đưa về nhà, phải đem gạo mới nấu thành cơm cúng thần linh để báo cáo những thành quả lao động trong năm, cảm tạ trời đất, tổ tiên đã cho một mùa vụ bội thu và cầu mong các thần linh tiếp tục phù hộ cho mùa vụ mới mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no, gia đình sung túc.

Lễ ăn cơm mới (hma ngắt) của người Ê-đê cũng có ý nghĩa tương tự như lễ cúng mpan bar của người M'nông sau mùa lúa về kho, không chỉ đơn thuần là việc lao động cụ thể, mà coi như một cách “thu hồn lúa về nhà”, và “kho chứa lúa là nơi trú ngụ của hồn lúa”, một “chốn thiêng liêng trong gia đình”. Cũng chỉ từ sau lễ cúng này, mọi kiêng kỵ trong thu hoạch mới được chấm dứt.
Lễ ăn cơm mới của người Êđê được tổ chức sau mùa thu hoạch vào dịp cuối năm âm lịch, lễ diễn ra theo tuần tự từng nhà, theo trật tự đã thỏa thuận trước. Lễ được tổ chức to hay nhỏ, nhiều ngày hay ít ngày cũng tuỳ thuộc vào kết quả thu hoạch mùa màng của mỗi gia đình.
Lễ chia làm 2 phần cơ bản: Phần lễ (“Lễ cúng thần”) và phần hội (“Ăn cơm mới”). Lễ vật cúng gồm: thịt heo; rượu cần; cơm mới; bầu nước lã; ông điếu; bếp đựng than; các nông cụ (1 cây cuốc, 1 cây rựa, 1 cây rìu)… Sau khi lễ vật được bày biện xong, gia chủ sẽ mời thầy cúng giàu kinh nghiệm, được mọi người kính nể tiến hành làm lễ cúng cho Yàng (thần).
Nét độc đáo là lễ Ăn Cơm mới được tổ chức theo từng hộ gia đình. Theo đó, gia đình nào được mùa, điều kiện khá giả thì lễ ăn cơm mới được tổ chức khá rình rang, họ làm heo tế thần, 5- 7 ché rượu, tấu cồng 3, chiêng 5, kéo dài thâu đêm suốt sáng. Gia đình nào khi cúng cơm mới thì mời bà con trong buôn đến dự lễ, ăn uống, chung vui. Lễ Cúng Cơm mới ở buôn có đông người thì kéo dài cả tháng như tết của Kinh, buôn có ít hộ hơn thì kéo dài 2-3 tuần. Đây cũng là dịp gia chủ mời bà con, họ hàng, bạn bè các buôn lân cận cùng vui chơi, ăn uống. Nhà nào càng đông khách thì niềm vinh dự như được nhân lên, bởi nó thể hiện mối quan hệ, điều kiện kinh tế, vị thế của gia đình đối với buôn làng.

2. Các bước chuẩn bị cho một buổi lễ ăn cơm mới của người Ê đê

Khâu đầu tiên để chuẩn bị cho lễ cúng cơm mới đó là, đàn ông chuẩn bị rượu thịt, phụ nữ lo việc nấu nướng. Con trai chặt củi, con gái giã gạo, gùi nước. Cụ bà lo chọn áo, ênh, khố …để mặc cho ngày lễ ăn cơm lúa mới. Còn cụ ông thì lau chùi cồng aráp, chỉnh lại bộ chiêng 5, chiêng 7.
Ngày nay ở nhiều khu vực như Đăk Lăk, Tây Nguyên người Ê đê khi chuẩn bị cho lễ cúng sẽ tập trung đông đủ về nhà văn hóa buôn để giã gạo nấu cơm, chuẩn bị rượu cần, mổ heo, gà… Với việc tất cả mọi người cùng chung tay chuẩn bị mâm cúng lễ thể hiện tinh thần đoàn kết, tình nghĩa gắn bó giữa dân làng trong buôn với nhau. 
Sau khi lễ vật được bày biện đầy đủ, thầy cúng tiến hành làm lễ cúng. Trong bộ lễ phục chỉnh tề, thầy cúng đại diện cho người dân trong buôn bước ra, hút rượu cần vào một cái bát đồng hòa với tiết heo, trân trọng mời nữ chủ nhân (cao tuổi nhất) ngồi trước mâm, chân đặt lên lưỡi rìu nhận lễ. Tiếng chiêng với nhịp điệu vừa trầm hùng, vừa náo nức nổi lên. Thầy cúng đọc lời khấn nguyện tỏ lòng biết ơn các thần:

“Ơ yàng phía đông, Ơ yàng phía tây, Ơ yàng mây, yàng đất, yàng mưa, yàng núi... Nay lúa đã suốt về, heo đực đã mổ, rượu đã đầy ché.. Xin mời các yàng hãy cầm cần rượu, ăn miếng thịt heo, bát cơm mới đầu mùa. Mong yàng cho mùa sau lúa ngoài rẫy sai bông, mẩy hạt, đến kỳ thu hoạch đầy gùi, ngập kho...”.

Khấn xong, thầy đi vẩy rượu chúc phúc nơi bếp lửa, dàn chiêng, cầu thang, kho lúa.
Sau phần nghi lễ, bắt đầu cuộc tiệc vui. Nữ gia chủ được mời hút cần rượu đầu tiên, sau đó đến những người nữ lớn tuổi nhất, tiếp theo là các bậc cao niên, người bà con lớn tuổi trong dòng họ trước, người trong buôn làng sau. Mọi người trong buôn sẽ tề tựu ăn uống no say, thoải mái cho đến khi ai không muốn vui chơi nữa mới nghỉ. 

Trai gái già trẻ, quây quần bên nhau cùng ăn cơm, thưởng thức rượu cần làm từ hạt lúa mới, nghe chiêng nghe hát Aday (một loại dân ca trữ tình) và chúc nhau những điều tốt lành. Trước khi ra về mỗi người tham dự sẽ được chủ nhà biếu cho một gói thức ăn nho nhỏ như việc chia sẻ may mắn, phước lành cho mỗi gia đình.
Lễ cúng cơm mới sẽ tổ chức theo từng nhà, kéo dài từ nhà này sang nhà khác, suốt tháng chạp sang tháng giêng. Bà con trong buôn ăn hết nhà này rồi đến nhà kia, có lúc trong buôn một ngày 3 - 4 nhà cùng ăn cơm mới vì những gia đình này có cùng giống lúa. Nếu gia chủ khá giả thì ăn cơm mới kéo dài thâu đêm suốt sáng, thiết đãi mọi người cho đến khi say nghiêng ngả thì thôi.
Lễ hội cơm mới của đồng bào Ê đê là một phong tục đặc sắc góp phần tô điểm cho bức tranh 54 dân tộc anh em của đất nước mình thêm phần đa dạng và phong phú. Đây là một biểu tượng văn hóa, nét đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc cần được gìn giữ và phát huy.
 

Tử vi phương đông

Tin về Phong tục tập quán

Số 9 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Những người có đường đời số 9 có một tâm trí rất giàu trí tưởng tượng và sáng tạo,

Số 8 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Nếu bạn thuộc số 8, bạn hẳn đã nhận thấy rằng bạn có xu hướng dễ bị sao nhãng và rất khó để bạn tập trung toàn bộ sự chú ý vào một dự án

Số 7 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Nếu bạn đã tính toán và phát hiện ra rằng mình thuộc nhóm số 7, bạn là một người đặc biệt vì bạn không thích bất cứ điều gì thêm thắt và thích mọi thứ

Số 6 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Số học 6 được biết đến là "Mẹ" của tất cả các con số trong Số học vì nó liên quan đến trách nhiệm gia đình và giữ mọi người lại với nhau.

Số 5 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 3 tuần trước
Theo số học, những người có số học là 5 sẽ trở thành những nhà văn, nhân viên bán hàng, người của công chúng, quản lý người nổi tiếng, v.v. tuyệt vời.

Số 4 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 3 tuần trước
Những người có số 4 trong số học rất thực tế đối với cuộc sống và thực tế. Họ thích tìm hiểu mọi chi tiết về những điều họ muốn biết.

Số 3 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính Cách

Phong tục tập quán - 3 tuần trước
Những người có số 3 trong số học có thể được nhận dạng bởi sự nhiệt tình, nỗ lực và tinh thần xã hội tuyệt vời của họ.

Số 2 trong Số học: Ý nghĩa, đặc điểm và tính cách

Phong tục tập quán - 4 tuần trước
Khi nói đến tình yêu, hẹn hò với người có số 2 là con số may mắn của họ là có một người bạn đời luôn được chiều chuộng. Trong tình yêu, bạn biết cách.

Số 1 trong Số học: Ý nghĩa, Đặc điểm và Tính cách

Phong tục tập quán - 4 tuần trước
Số 1 được cai trị bởi hành tinh Mặt trời. Và loại đá quý may mắn gắn liền với Mặt trời là Ruby, và do đó

10 Dấu Hiệu Của Trí Tuệ Cảm Xúc

Phong tục tập quán - 11 tháng trước
Trí tuệ cảm xúc bắt đầu với cái được gọi là nhận thức cá nhân và xã hội, khả năng nhận biết cảm xúc và tác động của chúng.