8 Lễ Hội Chào Đón người chết trở về của các nước trên Thế Giới

Phong tục tập quán

Lễ hội chào đón người chết trở về trần thế là dịp linh thiêng và quan trọng. Đây được coi là phiên bản đặc biệt của Halloween ở một số quốc gia trên thế giới.

Lễ hội chào đón người chết trở về trần thế là dịp linh thiêng và quan trọng. Đây được coi là phiên bản đặc biệt của Halloween ở một số quốc gia trên thế giới. Hãy cùng Thienmenh.Net khám phá 8 Lễ Hội Chào đón người chết trở về, phiên bản Ngày Cô Hồn của Việt Nam và Halloween của Phương Tây.

1. Lễ hội Samhain Ireland và Scotland

Samhain là một lễ hội cổ của người Celtic, là hoạt động vào cuối mùa thu hoạch của nền văn minh Gaelic và nhiều khi được xem như là lễ mừng năm mới của người Celtic. Sau này, lễ hội Samhain đã được Thiên chúa giáo tiếp nhận và cải biên thành lễ hội Halloween, với tên gốc là "All Hallows' Evening", sau này rút gọn lại thành Halloween.

Lễ hội Samhain (Ireland và Scotland): Ireland được cho là nơi bắt nguồn của ngày lễ Halloween thời hiện đại. Ngày nay, Ireland và Scotland đều tổ chức lễ hội với lửa trại, trò chơi cùng các món ăn truyền thống như “Barmbrack” - một loại bánh hoa quả đặc trưng vào dịp này. Người dân bỏ đồng xu, khuy áo và nhẫn vào bánh, cầu mong may mắn về tài vận hoặc tình cảm vào năm tới.

Lễ hội đánh dấu thời điểm phân chia trong năm giữa Ánh sáng (hè) và Bóng tối (đông). Người ta tin rằng ở thời điểm diễn ra Samhain, khoảng cách giữa thế giới này và thế giới bên kia là mỏng nhất đủ để các linh hồn đi sang thế giới con người.

 

Lễ Hội Lễ hội Samhain của Glastonbury

Rồng Glastonbury được diễu hành qua thị trấn trong dịp lễ hội truyền thống Samhain.

 

Lễ hội Samhain của Glastonbury

Quốc vương của mùa đông được diễu hành qua Glastonbury.

2. Lễ hội Obon Nhật Bản

Obon là dạng viết tắt của Ullambana, có nguồn gốc từ tiếng Sanskrit, có nghĩa là “treo ngược lên” và dùng để chỉ một sự giải thoát to lớn. Người Nhật tin rằng vào ngày này những người chết có thể thoát khỏi cảnh khổ cực của việc bị treo ngược lên dưới địa ngục do những tội ác mà họ đã làm.

Lễ hội Obon (Nhật Bản): Bắt nguồn theo phong tục Phật giáo của Nhật Bản, đây là dịp để người dân xứ sở hoa anh đào cầu nguyện cho linh hồn tổ tiên. Vào rằm tháng 8 âm lịch hàng năm, người ta đặt trước cửa nhà một con ngựa làm từ các loại rau, đốt lửa nhỏ (gọi là "mukaebi") để đón người đã khuất trở về. Trong ngày cuối cùng, người Nhật thực hiện nghi thức thả thuyền giấy dọc theo các con sông, dâng bánh Okuridango... đưa tiễn những người quá cố trở về thế giới của họ. 

Ngoài ra, lễ Obon còn được biết đến dưới một cái tên khác “Lễ hội của những con thuyền”. Nó đã được tổ chức ở Nhật hơn 500 năm, và thường gắn liền với một điệu múa dân gian, có tên là Bon-Odori. Lễ hội Bon kéo dài trong ba đến bốn ngày, tuy nhiên ngày bắt đầu lại có sự khác biệt giữa các vùng miền của Nhật Bản:

* Shichigatsu Bon (Bon tháng bảy), tổ chức vào ngày 15 tháng 7 dương lịch, ở các vùng như Tokyo, Yokohama và Tohoku.
* Kyu Bon (Bon cũ) tổ chức ngày 15 tháng 7 âm lịch ở các vùng phía Bắc Kanto, Chugoku, Shikoku và các đảo ở phía Tây Nam.

Lễ Hội Obon Nhật Bản

Lễ hội Obon mang ý nghĩa tinh thần rất lớn trong người dân Nhật Bản

* Hatchigatsu Bon (Bon tháng tám) thì được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 dương lịch. Đây là ngày phổ biến nhất và là ngày hội Obon lớn nhất được tổ chức tại cố đô Kyoto.

3. Lễ Hội Día de los Muertos (Mexico)

Lễ hội Día de los Muertos (Mexico): Từ ngày 1-2/11, Mexico và nhiều nơi khác ở châu Mỹ Latinh tổ chức Día de los Muertos (Ngày của người chết). Theo quan niệm, cổng thiên đường mở cửa lúc nửa đêm ngày 31/10, linh hồn trẻ em sẽ trở về Trái Đất đoàn tụ với gia đình trong 24 giờ. Vào ngày 2/11, linh hồn người trưởng thành từ thiên đàng xuống để tham gia vào lễ hội. Bàn thờ trong mỗi nhà trang trí hoa quả, đậu phộng, gà tây, soda... và bánh mì "Pan de muerto" đặc trưng. Ngoài ra, các gia đình chuẩn bị kẹo, đồ chơi, thuốc lá hoặc rượu để tưởng niệm người đã khuất. 

El Día de los Muertos ở Mexico là ngày lễ để tưởng nhớ người đã khuất giống như Lễ hội Halloween nhưng lại mang những ý nghĩa và nguồn gốc hoàn toàn khác. Nếu so sánh với Halloween thì Día de los Muertos là lễ hội có khuôn khổ nhỏ hơn mang đậm chất Latin, bởi đây là ngày lễ được tổ chức ở tất các nước Mỹ Latin và các nước nói tiếng Tây Ban Nha. Ngoài ra, Lễ hội của người chết được tổ chức trong ba ngày liên tiếp, từ 31/10-2/11 hàng năm, trong khi Halloween chỉ được tổ chức trong một ngày duy nhất là ngày 31/10.

El Día de los Muertos ở Mexico

Vào dịp lễ, mọi người thường đeo mặt nạ có hình ma quỷ hoặc sọ người, tổ chức tiệc tùng ăn uống và coi đây là dịp đoàn tụ. Đồ ăn phổ biến là rượu tequila, rượu mezcal, chocolate nóng và các loại bánh mì, kẹo có hình dạng đầu lâu. Trên trán của mỗi chiếc đầu lâu thường được đính tên của một người. Theo cách đó, ai cũng có thể mua những chiếc kẹo đầu lâu với tên người bạn của mình và tận hưởng cảm giác được ăn đầu họ. Đây là một phong tục rất thú vị và được người dân háo hức hưởng ứng.

4. Lễ hội Pangangaluluwa (Philippines):

Không như Halloween phương Tây rộn ràng các trò chơi và phát bánh kẹo cho trẻ con, Pangangaluluwa là khoảng thời gian trầm lắng, đong đầy nỗi nhớ thương với người đã từ trần.

Cũng như Halloween, Pangangaluluwa của Philippines được tổ chức vào ngày 31/10 hàng năm. Tuy nhiên, nó sẽ không kết thúc ngay mà kéo dài thêm 2 ngày đầu của tháng 11.

Lễ hội Pangangaluluwa (Philippines): Pangangaluluwa là một lễ hội truyền thống của Philippines. Vào ngày này, trẻ em nơi đây có một phiên bản "Treat or trick" riêng biệt. Những đứa trẻ thay vì nhận kẹo sẽ từ nhà này sang nhà khác, hát những bài hát truyền thống để xin tiền và đồ ăn. Tuy nhiên, nhiều người lợi dụng việc xin tiền cho lợi ích kinh tế, người dân đất nước đang cố gắng sử dụng kẹo thay thế trong dịp lễ với mục đích tốt đẹp hơn.

Cũng như Halloween, Pangangaluluwa của Philippines được tổ chức vào ngày 31/10 hàng năm. Tuy nhiên, nó sẽ không kết thúc ngay mà kéo dài thêm 2 ngày đầu của tháng 11.

Dọn dẹp nghĩa trang, phúng viếng tổ tiên

Ở Philippines, Pangangaluluwa không được xem là ngày nghỉ lễ. Trừ khi vô tình rơi trúng Chủ nhật, còn không thì mọi người vẫn phải đi làm. Có điều, rất nhiều công nhân viên chức đã sắp xếp trước, xin nghỉ phép để về quê (nếu ở xa) để chuẩn bị cho Pangangaluluwa.

Khác với Halloween quen thuộc là đêm hóa trang, chọc ghẹo và xơi kẹo, Pangangaluluwa là khoảng thời gian tưởng nhớ người đã khuất. Từ khoảng một tuần trước ngày cuối tháng 10, ban quản lý các nghĩa trang đã tất bật. Họ lo dọn dẹp cỏ dại, sơn lại các ngôi mộ, sửa sang lối đi, sẵn sàng đón tiếp các gia đình.

Lễ hội Pangangaluluwag Philippin

Trước Pangangaluluwa một tuần, các nghĩa trang đã được dọn dẹp sạch sẽ

5. Lễ hội Ma đói (Hong Kong, Trung Quốc):

Không chỉ ở Việt Nam và Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á khác như Đài Loan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Nhật Bản, Hong Kong cũng có những lễ hội cúng tế đặc biệt trong tháng 7 âm lịch. Những lễ hội diễn ra trong tháng được gọi tùy theo mỗi quốc gia, thường là các tên như Lễ cúng cô hồn, Lễ hội ma đói, Ngày lễ Xá tội vong nhân với tên tiếng anh là Hungry Ghost Festival. Trong suốt kỳ lễ, người ta tin rằng những hồn ma sẽ trở về dương thế đến nơi mà người sống đốt tiền giấy, thức ăn hàng mã, cũng như nhang đèn để tỏ lòng tôn kính tổ tiên và xoa dịu những cô hồn.

Lễ hội Ma đói (Hong Kong, Trung Quốc): Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, người dân Hong Kong tổ chức lễ hội ma đói. Mọi người tin rằng, những linh hồn sẽ trỗi dậy và lang thang khắp nơi vào thời gian này. Nhiều gia đình thực hiện phong tục đốt vàng mã, cúng thức ăn cho người quá cố ở thế giới bên kia. Ở Việt Nam Rằm Tháng 7 cũng có Lễ Vu Lan, tổ chức tại các Chùa trên khắp cả nước. Là ngày để tưởng nhớ công ơn đấng sinh thành, đồng thời cũng có tổ chức lễ Cúng Cô Hồn ( những hồn ma vất vưởng chết không có ai cúng kiếng, không có nơi nương tựa....)

Lễ HỘi Ma Đói Hongkong trung quoc

6. Lễ hội Pitru Paksha (Ấn Độ):

Lễ hội Pitru Paksha (Ấn Độ): Pitru Paksha là lễ hội truyền thống của đạo Hindu, kéo dài 16 ngày theo lịch âm. Người ta tin rằng thần chết Yama sẽ đưa linh hồn đến gặp 3 thế hệ trước đó của gia đình tại nơi chuộc tội. Trong dịp này, linh hồn được phép trở về Trái Đất để đoàn tụ với gia đình. Các thành viên phải thực hiện đầy đủ lễ Shraddha để bảo đảm những người thân có một nơi trú ngụ ở kiếp sau. Bên cạnh đó, nhiều gia đình sẽ nấu những món ăn cúng như kheer (gạo nếp và sữa), lapsi (cháo yến mạch), cơm, đậu lăng...

7. Lễ hội Awuru Odo (Nigeria):

Lễ hội Awuru Odo (Nigeria): Khác với ngày lễ của các nước, lễ hội Awuru Odo chỉ diễn ra 2 năm một lần. Đây là dịp để những người đã khuất trở về trần thế cùng gia đình. Lễ hội kéo dài 6 tháng, được tổ chức với các bữa tiệc, âm nhạc và mặt nạ trước khi người chết trở về thế giới bên kia.

Trong số các Igbo người của Nigeria, các Odo là những linh hồn của những người chết, người trở lại trái đất để thăm gia đình họ 2 năm một lầnHọ đến vào khoảng giữa tháng 9 và tháng 11 và rời đi vào tháng 4. Trước khi họ rời đi, Lễ hội Awuru Odo sẽ được tổ chức, trong đó người dân đeo mặt nạđại diện cho các Odo tinh thần, diễn lại những câu chuyện của họ và những nỗi đau của họ khi phải ra đi. Các hoạt động diễn ra trên một nghi thức sân khấu trong các ô vuôngBởi vì các lễ hội Odo chỉ diễn ra 2 năm 1 lần, lễ chuẩn bị vô cùng công phu để chào đón sự trở lại của người thânCác mặt nạ sử dụng trong các hoạt động được tân trangHàng rào được đưa lên xung quanh các đền thờ nơi các Odo được thờ. Nhiều chế phẩm trong số này được thực hiện trong bí mật bởi những người đàn ông, trong khi các phụ nữ có trách nhiệm cung cấp đủ lương thực cho lễ kỷ niệm.

8. Lễ hội Pchum Ben (Campuchia)

Lễ hội Pchum Ben (Campuchia): Từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10, mọi gia đình theo đạo Phật ở Campuchia tụ tập cùng nhau tổ chức lễ Pchum Ben để tưởng niệm người chết. Vào thời gian này, các nhà sư sẽ tụng kinh liên tục ngày đêm để mở cổng địa ngục. Người thân trong gia đình mang đồ ăn như gạo nếp và đậu gói trong lá chuối, dâng những giỏ hoa để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Đây cũng là dịp con cháu tổ chức lễ mừng thọ những người lớn tuổi. 

Có một câu chuyện về nguồn gốc về lễ hội này: Trong một nghi lễ tôn giáo, vì một số người thân của vua Bath Pempeksa bất chấp phong tục tôn giáo và ăn cơm trước khi các nhà sư làm lễ mà sau khi họ chết, họ đã trở thành linh hồn ma quỷ. Sau này, khi một tu sĩ có tên là Kokak Sonthor đạt được giác ngộ và trở thành một vị Phật, những linh hồn quỷ dữ này đã đến và hỏi ông rằng “khi nào thì chúng tôi mới có thể được ăn?” và Đức Phật đã trả lời rằng: “Hãy đợi cho đến khi có Đức Phật tiếp theo xuất hiện, còn trong địa hạt của ta, linh hồn ma quỷ không được phép ăn uống”. Những tu sĩ tiếp theo Kamanou và Kasakbour, khi đạt được giác ngộ và trở thành Phật, tất cả các linh hồn ma quỷ cũng lại đến hỏi cùng một câu hỏi, và những vị Đức Phật này vẫn trả lời giống như đức Phật Kokak Sonthor. Chỉ có đến vị Đức Phật cuối cùng, Preah Samphot - cũng còn được gọi là Samanakkodom - nói với các linh hồn ma quỷ rằng: “Hãy chờ cho đến khi người thân của các người, là vua Bath Pempeksa đến xin và cúng tế đồ ăn thức uống, lúc đó các người mới có thể được ăn”. Vua Pempeksa cuối cùng đã làm một lễ cúng dường, nhưng ông không chỉ cúng tế cho các linh hồn của người thân của mình. Tất cả những linh hồn ma quỷ khác cũng tìm đến ông khóc lóc mong được ông cúng dường. Với tấm lòng thương người, ông đã tổ chức một buổi lễ, cúng tế rất nhiều đồ ăn thức uống cho tất cả những linh hồn này. Nhờ tấm lòng từ bi của đức vua, những linh hồn ma quỷ nhận đều được nhận đồ cúng tế và cuối cùng cũng được tái sinh lên thiên đường.

Xuất phát từ câu chuyện này nên hàng năm, lễ hội Pchum Ben được diễn ra với nhiều ý nghĩa quan trọng đối với người dân Campuchia: một là xin sự tốt lành cho bản thân mình, thứ 2 xin sự bình an cho người thân và thứ 3 là để bày tỏ lòng tôn kính trọng và biết ơn của mình đối với ông bà tổ tiên.

Lễ Hội PchumbenCampuchia Lễ Hội Ma trên Thế Giới

 

Tử vi phương đông

Tin về Phong tục tập quán

10 Dấu Hiệu Của Trí Tuệ Cảm Xúc

Phong tục tập quán - 7 tháng trước
Trí tuệ cảm xúc bắt đầu với cái được gọi là nhận thức cá nhân và xã hội, khả năng nhận biết cảm xúc và tác động của chúng.

Giải Mã Giấc Mơ: Mơ Thấy Răng Rụng Có Ý Nghĩa Gì?

Phong tục tập quán - 8 tháng trước
Giấc mơ có nhiều cách giải thích khác nhau tùy theo bối cảnh mà những đồ vật hoặc tình huống đó được mơ.

3 Quy Tắc Và 5 Mẹo Kiểm Soát Tính Bốc Đồng

Phong tục tập quán - 8 tháng trước
Khi bạn khám phá ra các chiến lược để bỏ qua các triệu chứng bốc đồng và hậu quả là mất kiểm soát cảm xúc, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhiều về m

Số Nợ Nghiệp Chướng Và Ý Nghĩa Của Chúng

Phong tục tập quán - 9 tháng trước
Khi ai đó được sinh ra, họ mang theo năng lượng số tùy thuộc vào ngày sinh và tên mà họ nhận được.

Mẹo Để Giữ Bình Tĩnh Trong Những Tình Huống Căng Thẳng Theo Cung Hoàng Đạo

Phong tục tập quán - 12 tháng trước
Thông qua Chiêm tinh, bạn có thể hiểu rõ hơn về đặc điểm tính cách của từng cung và thông qua chúng, hiểu rõ hơn cách bạn đối phó với căng thẳng và nh

Ý Tưởng Giúp Bạn Kiên Cường Trong Thời Kỳ Khủng Hoảng

Phong tục tập quán - 12 tháng trước
Nếu bạn có một mục tiêu tối cao ở phía trước, bạn sẽ không đạt được nó bằng cách chạy theo nó. Bạn phải tiến bộ dần dần, đặt ra những mục tiêu ngắn hạ

5 Cách Xây Dựng Khả Năng Phục Hồi Cảm Xúc Của Bạn

Phong tục tập quán - 12 tháng trước
Sự tăng trưởng và phát triển cá nhân diễn ra mạnh mẽ hơn khi mọi người bước ra khỏi vùng an toàn của họ.

6 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Đang Lãng Phí Cuộc Đời Mình

Phong tục tập quán - 12 tháng trước
Nếu bạn không sống đích thực, có lẽ bạn đang phải đối mặt với một số nỗi sợ hãi và trở ngại khiến bạn không thể tiến lên phía trước.

7 Đặc Điểm Của Người Tự Nhận Thức - Tích Cực

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Những người tự nhận thức có khả năng điều chỉnh cách tiếp cận và phong cách của họ cho phù hợp với các tình huống khác nhau

7 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Đang Yêu Nhầm Người

Phong tục tập quán - 1 năm trước
Bài viết này có vẻ hơi buồn, nhưng nó sẽ làm sáng tỏ những điều mà mọi người chỉ khám phá ra khi họ trải qua những tình huống khó khăn trong tình yêu.